Nữ 'phu xe' vùng biên mưu sinh trong nước mắt

Nữ 'phu xe' vùng biên mưu sinh trong nước mắt

Thứ 3, 03/09/2013 | 13:07
0
Trong cái nắng như đổ lửa, các chị em trong đội xe kéo vùng biên giới Việt Lào ở thị trấn Lao Bảo (Quảng Trị) vẫn oằn mình kéo từng chiếc xe chở hàng chất đầy ngọn sang biên giới.

Nhọc nhằn là thế, nhưng nhiều chị em vẫn lựa chọn nghề kéo xe vì miếng cơm, manh áo.

Vinh nhục đời phu xe

7h sáng, khi cửa khẩu Lao Bảo vừa được thông thương,  hàng chục chị em độ tuổi từ 18 đến 50, khoác trên mình chiếc áo đồng phục có gắn chữ: "Đội nữ xe kéo thị trấn Lao Bảo" đã có mặt. Một chủ hàng đứng ở đầu cổng chợ, gọi với: "Chị phu xe, chở hàng không?". Sau khi ngã giá xong xuôi, chị Hồ Thị Hạnh (dân tộc Vân Kiều) vừa bốc hàng vừa bảo: "Chờ thêm vài thùng hàng nữa rồi chuyển sang một thể".

Xã hội - Nữ 'phu xe' vùng biên mưu sinh trong nước mắt

Nếu chuyến hàng lớn, các chị có thể chất đến hơn nửa tạ trên chiếc xe kéo, rồi một người kéo, một người đẩy hơn 4km sang chợ biên giới. Các chị lầm lũi oằn mình kéo xe đi, hai bàn tay rắn chắc và đôi chân đủ sức làm phanh đạp khi xuống dốc. "Vất vả nhưng có tiền", chị Hạnh cười.

Theo chỉ dẫn của chị Hạnh, tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Thương, Đội trưởng Đội nữ xe kéo thị trấn Lao Bảo cũng đang thoăn thoắt tay bốc hàng cùng mọi người, hổn hển: "Hàng khô, cồng kềnh nhưng nhẹ, chứ gạo, măng thì mỗi chuyến xe có khi nặng mấy tạ, ba người đẩy xe hơn 2km mà đi cả tiếng mới sang đến chợ bên kia biên giới". Sau một thời gian kéo xe, chị tích lũy được một số vốn kha khá và đầu tư kinh doanh hàng khô. Nhờ nghề kéo xe, vợ chồng chị đã xây được căn nhà hai tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi, mua 3 xe ô tô chở hàng, có sổ tiết kiệm gửi ngân hàng đủ để  nuôi 4 đứa con ăn học. Trước khi đến với nghề kéo xe, vợ chồng chị Thương còn không có nhà ở, ăn bữa nay lo bữa mai. Chị Thương cười xòa: "Nghề kéo xe vất vả, cực nhọc nhưng giúp cho nhiều hộ gia đình ở bản Katang và Khe Đá thoát nghèo, ổn định cuộc sống".

Chị Thương là người Đông Hà, năm 1990, chị và chồng là anh Hồ Minh Thư đến thị trấn Lao Bảo tìm kế mưu sinh. Hồi đó, nhà chị nghèo đến nỗi, nơi che nắng che mưa chỉ là cái lán dựng tạm giữa đồi. Ngày ngày, hai vợ chồng lên đồi phát rẫy, làm nương. Chị nhớ như in những lần vừa phát rẫy, vừa run sợ dẫm phải mìn, bom còn sót lại của chiến tranh. Làm rẫy không đủ ăn, chị Thương rủ em dâu là chị Phạm Thị Lan đi gánh hàng thuê sang cửa khẩu cho các chủ hàng. Mỗi gánh hàng, chị được trả 10.000 - 15.000 đồng. Mỗi ngày gánh 10 chuyến, chị có hơn 50.000 đồng để trang trải sinh hoạt. Gánh hàng một thời gian thấy vất vả mà hiệu quả không cao, hai chị đóng một chiếc xe gỗ kéo hàng, sau đó chuyển sang xe sắt. Có xe kéo, hàng chở nhiều hơn nhưng không tốn nhiều sức như gánh. Có chuyến hàng, hai chị em kéo đến cả tạ hàng, đẩy qua những con dốc ở hai bên biên giới, được trả từ 100.000-120.000 đồng.

Xã hội - Nữ 'phu xe' vùng biên mưu sinh trong nước mắt (Hình 2).

Nghỉ học, các em học sinh cũng phụ mẹ kéo xe

Mặc dù thế, nghề phu xe biên giới vất vả và cực nhọc trăm bề, nhất là khi người kéo xe lại là nữ. Tai nạn xảy ra khi đang kéo xe không ít, nhẹ thì trầy xước, nặng hơn thì gãy tay chân, lại còn phải đền bù tiền hàng hóa. Khổ cực là thế nhưng ngày nắng cũng như ngày mưa, các chị vẫn miệt mài làm để giữ nồi cơm, manh áo của gia đình. Thậm chí, có nhiều chị tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, chỉ cần có hàng là sẵn sàng lên đường. Có khi trời đã khuya, cửa khẩu đã đóng cửa, các chị đành phải ngủ lại ở bên kia biên giới, đợi mờ sáng mới vội vã về nhà. Chị Thương kể lại: "Có lần đang xuống dốc, xe hàng nặng quá, mấy chị em tỳ không được. Lần đó, xe hàng đổ, chị bị trầy xước, chân sưng tấy, phải hơn 2 tháng mới bình phục". Có tiền, chị chuyển sang đầu tư kinh doanh hàng khô sang biên giới. Nhờ đó, cuộc sống của gia đình chị dần ổn định.

Tuy nhiên, người gánh thì đông mà khách thuê gánh ngày càng ít, lại không thống nhất nên xảy ra tình trạng tranh giành khách, làm mất an ninh trật tự. Có người vì cơm áo gạo tiền đã tham gia vận chuyển, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, đưa người qua biên giới trái phép. Thấy thế, năm 2004, chị Thương cùng một số chị em trong Hội phụ nữ thị trấn Lao Bảo thống nhất thành lập Đội xe kéo thị trấn Lao Bảo với mục đích giúp nhau trong công việc và cuộc sống, bảo vệ an ninh trật tự vùng biên giới. Được sự đồng ý của các cấp chính quyền, Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cục Hải quan tạo điều kiện để các chị vận chuyển hàng hóa sang biên giới Việt - Lào. Hiện tại, có 80 chị em trong đội xe kéo, hơn 2/3 đã thoát nghèo, ổn định kinh tế.

Nơi chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống

Tham gia đội kéo xe, các chị không chỉ có công việc, thu nhập ổn định mà còn được chia sẻ, tâm sự và động viên lẫn nhau trong cuộc sống. Ai gặp rắc rối về chuyện gia đình đều được mọi người chung tay giúp đỡ, khi thì hòa giải viên, khi lại giúp nhau từng bát gạo, bắp ngô, búp măng rừng… Mỗi tháng, mỗi thành viên đóng góp xây dựng quỹ, đồng thời xây dựng phong trào "hũ gạo tiết kiệm" để đỡ đầu cho 5 gia đình phụ nữ đơn thân, khó khăn và khuyết tật trên địa bàn.

Chị Hồ Thị Hạnh tâm sự: "Nhờ nghề phu xe này, gia đình tôi đã thoát nghèo, lại giữ được hạnh phúc gia đình. Mỗi tháng, tôi còn tiết kiệm được 250.000 đồng". Trước khi vào đội xe kéo, hai vợ chồng chị Hạnh chỉ làm rẫy, sáng đi chặt củi, trưa mang ra chợ bán, mỗi ngày chỉ kiếm được 5.000 - 10.000 đồng. Có đợt không có gạo ăn, cả nhà ăn sắn thay cơm cả tháng trời. Chồng chị chán cảnh nghèo khó, con cái nheo nhóc đã bỏ vào rừng sống cùng người phụ nữ khác. Chị bế tắc, viết di thư để lại rồi bỏ đi. Biết được hoàn cảnh của chị, các chị trong đội kéo xe vừa làm nghề vừa dò la thông tin của chị, cuối cùng cũng tìm được chị đang ở trong rừng. Được vận động, chị Hạnh về và trở thành hội viên của đội kéo xe. Mỗi ngày, thu nhập của chị khoảng 100 - 150 nghìn đồng, ngày thất bát cũng được 50.000 đồng. Chồng chị được vận động, cũng đã quay về đoàn tụ với gia đình, hàng ngày đi bốc hàng hoặc phụ vợ kéo hàng. Chị Hạnh mỉm cười: "Nghề kéo xe vất vả lắm, nhưng đỡ hơn là đi làm nương, làm rẫy. Các con tôi đều được đi học, còn chồng thì chịu khó làm ăn".

Xã hội - Nữ 'phu xe' vùng biên mưu sinh trong nước mắt (Hình 3).

Dù vất vả nhưng nghề kéo xe giúp các chị ổn định cuộc sống

Những "trinh sát vùng biên đặc biệt"

Làm cửu vạn vùng biên, nhưng bóng hồng phu xe luôn nêu cao tinh thần đấu tranh tố giác tội phạm, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương, đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo để chống nạn buôn bán hàng cấm qua biên giới, trốn thuế, vượt biên trái phép kịp thời. Thiếu tá Ma Phương Trình, chính trị viên phó Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ghi nhận: "Các chị là "trinh sát vùng biên" giúp bộ đội biên phòng phát hiện nhiều trường hợp buôn bán hàng cấm qua biên giới. Mỗi năm, các chị đều cung cấp rất nhiều thông tin quý giá trong đấu tranh chống tội phạm khu vực cửa khẩu".

Có lẽ vì thế, để trở thành hội viên của Đội xe kéo, ai cũng phải qua kỳ sát hạch khá gắt gao. Trước tiên, các chị phải làm cam kết chấp hành nội quy, quy định của Đội kéo xe và Đồn biên phòng. Thành viên của đội được cung cấp áo đồng phục ghi "Đội xe kéo thị trấn Lao Bảo". Ai vi phạm sẽ bị xử lý theo cam kết. Trong quá trình kéo xe, các chị cũng đã tích lũy nghiệp vụ riêng để phát hiện kẻ gian.

Chị Phạm Thị Lan chia sẻ: "Chỉ cần qua ánh mắt, cử chỉ, hành vi là có thể đoán được kẻ gian". Các chị tự truyền cho nhau kinh nghiệm và kiên quyết thà mất chuyến hàng vận chuyển thuê chứ không để kẻ gian trốn thoát. Kỳ án đuổi bắt kẻ buôn hàng cấm đầu tiên mà các chị làm là khi đội xe kéo vừa mới thành lập. Một phụ nữ đến yêu cầu đội nữ kéo xe vận chuyển hàng hóa sang cửa khẩu. Thấy có dấu hiệu nghi vấn, các chị báo cho cán bộ cửa khẩu kiểm tra và phát hiện có hàng cấm. Bị lộ, đối tượng tìm cách bỏ trốn. Năm chị em trong đội đã truy đuổi vào sâu tận trong các bản làng, hơn 4 giờ sau mới bắt được và giao đối tượng cho các lực lượng chức năng xử lý. "Tuy thu nhập ngày hôm đó giảm đi so với những ngày khác nhưng ai cũng thấy vui vì làm được việc có ích. Kể từ đó, ai cũng coi đó là "nhiệm vụ ngầm" của mình, nêu cao tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm vùng biên, dù biết công việc đó rất nguy hiểm", chị Thương nhớ lại.

Chiều buông xuống, những chiếc xe hàng cũng dần dần lai vãng. Những bóng hồng lúi cúi thu dọn đồ nghề, đảo tay đếm lại số tiền công sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nụ cười nở trên môi hòa cùng những giọt mồ hôi trên má. Tối nay, các chị sẽ lại trích ra một ít tiền, bỏ vào lợn nhựa để tiết kiệm cho gia đình và cho những người nghèo khó hơn… 

Hồng Mây - Thuỷ Triều

'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:42
Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.

Mỹ nữ nhí và những nẻo đường 'thuê bao' mưu sinh

Thứ 5, 08/08/2013 | 16:42
Tuổi đời trẻ, ít va chạm, nhiều cô gái nhận làm “thuê bao” - một hình thức mua bán dâm theo tháng - để mưu sinh. Họ dễ dàng lạc lối trước những cám dỗ bạc triệu cùng kinh nghiệm tình trường đầy mình của đối tác.

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.

Những mảnh đời đun mồ hôi mưu sinh trong 'lò bát quái'

Thứ 3, 09/07/2013 | 10:11
Trời nắng như đổ lửa, bà Bình vẫn cặm cụi trong "lò bát quái" (lò nướng cá-PV) để lật những vỉ cá nướng cho vàng đều, không bị cháy. Ngày nào cũng vậy, bà Bình làm quần quật từ tờ mờ sáng đến chiều muộn để nướng cá cung cấp cho các thương lái…

Đại gia đình 50 năm mưu sinh ở... đáy sông

Thứ 3, 16/07/2013 | 13:34
Hơn 50 năm trong nghề, nếm đủ mọi nguy hiểm, bạc bẽo của đời thợ lặn, ông Nguyễn Văn Dung khi qua đời chỉ truyền lại cho đàn con những tuyệt kỹ của nghề lặn mò đáy sông với lời khuyên "hãy tìm cách lên bờ... nghề lặn bạc bẽo lắm".

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

Thạc sĩ bằng đỏ về quê phụ xe, bán hàng mưu sinh

Chủ nhật, 26/05/2013 | 07:30
Kinh tế suy thoái kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng của các cử nhân, thạc sĩ. Nhiều người sở hữu bằng đỏ nhưng vẫn lận đận khi xin việc, mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi, nhưng rồi vẫn hoàn thất nghiệp, phải về quê mưu sinh bằng các nghề khác nhau

Chị họ dìu em tật nguyền bán vé số mưu sinh

Chủ nhật, 12/05/2013 | 19:49
Căn bệnh quái ác đã khiến cơ thể chị bị biến dạng và không thể đi đứng được. Mỗi lần di chuyển, chị phải dùng tay để chống rồi lết đi từng chút khó nhọc. Dù vậy, người phụ nữ này lại không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình, nên chị đã bỏ xứ vào TP.HCM tìm việc làm. Thấy đứa em một mình ra đi với thân thể bị dị tật, người chị họ (con dì) đã hy sinh cuộc sống riêng, chấp nhận bỏ lại chồng con để đi theo chăm sóc cho đứa em tội nghiệp.