Những vũ khí 'vô dụng' nhất Thế chiến II

Những vũ khí 'vô dụng' nhất Thế chiến II

Thứ 2, 06/03/2017 | 15:51
0
Bài viết dưới đây chỉ ra những thứ vũ khí kì lạ, vô dụng và điên khùng nhất được “o bế” trong Thế chiến II.

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, các cường quốc đã tận dụng tối đa nguồn lực của họ trong việc phát triển công nghệ, y dược, và truyền thông nhằm tối đa hóa hiệu quả và uy thế của mình trên chiến trường. Một số phát minh đã giúp Thế chiến thứ II trở thành một cột mốc quan trọng trong việc phát triển công nghệ. Số khác thì... ngược lại.

Bài viết dưới đây chỉ ra những thứ vũ khí kì lạ, vô dụng và điên khùng nhất được “o bế” trong Thế chiến II.

Tên lửa bọc mìn gắn dù (Tên lửa Unrotated Projectile)

Tin cũ - Những vũ khí 'vô dụng' nhất Thế chiến II

Thuyền viên trên tàu HMS King Geogre V với những quả tên lửa bọc mìn gắn dù đường kính 7-inch UP.

Mục đích khi chế tạo loại vũ khí này nhằm tạo ra một bãi mìn trên không. Khi máy bay địch đâm vào các sợi dây cáp, nó sẽ kéo tên lửa về phía mình và gây ra vụ nổ. Tuy nhiên, bất cập ở chỗ, chỉ cần hướng gió thay đổi thì những quả tên lửa này cũng dễ dàng “trở lại” nơi đã phóng chúng lên.

Tuy vậy, vũ khí này vẫn được sử dụng phổ biến trong những năm đầu của Thế chiến II.

Chó cảm tử

Tin cũ - Những vũ khí 'vô dụng' nhất Thế chiến II (Hình 2).

Nikita Karatsupa, lính biên phòng nổi tiếng của quân đội Xô Viết và chú chó của anh, Ingus (ảnh chụp năm 1936).

Năm 1942, Hitler âm mưu xâm lược Liên bang Xô Viết với những chiếc tăng Panzer. Hồng quân Liên Xô đã sử dụng mọi cách để chồng lại kẻ thù. Trong đó, có sự ra đời của những chú chó cảm tử.

Để đào tạo chó cảm tử, người ta đã cố tình bỏ đói chúng và để thức ăn của chúng ở dưới gầm xe tăng. Và ngay sau khi được gắn hơn 10 kg thuốc nổ trên người, những chú chó này sẽ chạy đến xe tăng địch để tìm kiếm thức ăn. Khi những chú chó chui vào gầm xe tăng cũng là lúc những quả bom được kích nổ.

Tuy nhiên, những “chiến sĩ” này đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bởi chúng không chịu đựng được những âm thanh, mùi thuốc súng kinh khủng từ chiến trường và quay đầu lại. Và đương nhiên, khi quay về phía “nhà” – tức phía quân Liên Xô, những chú chó này bị giết ngay lập tức.

Đại bác khổng lồ

Tin cũ - Những vũ khí 'vô dụng' nhất Thế chiến II (Hình 3).

Cỗ máy chiến đấu khổng lồ.

Năm 1941, nước Pháp thất bại trong chiến tranh, nhà vũ khí học ngươi Đức Friedrich Krupp A.G. đã tiến hành chế tạo đại bác Gustav, dựa theo tài liệu “Những vũ khí tối mật”. Chiếc đại bác này có 4 tầng, nặng khoảng 1350 tấn.

Tuy nhiên, kích cỡ của khẩu đại bác đó không phải là yếu tố tạo nên sức mạnh mà ngược lại, nó là một trở ngại lớn. Chiếc đại bác này chỉ có thể được vận chuyển bằng hệ thống đường ray xe lửa và dễ dàng trở thành mục tiêu phá hủy của địch. Sau khi đưa vào thử nghiệm sử dụng khoảng một năm, từ niềm tự hào, công trình này đã trở thành một sự lãng phí.  

Khẩu pháo V-3 (Vergeltungswaffe 3)

Tin cũ - Những vũ khí 'vô dụng' nhất Thế chiến II (Hình 4).

Khẩu pháp V-3 siêu dài của quân đội Đức Quốc Xã.

V-3 là kết quả của sự cải tiến thế hệ tên lửa V1 và V2 đã từng oanh tạc London trong trận Blitzkrieg. Được chế tạo vào mùa hè năm 1944, khẩu V-3 được thiết kế để khai hỏa 300 loạt đạn mỗi giờ. Mỗi chuỗi các băng đạn được đặt dọc theo chiều dài của nòng pháo.

Khẩu pháo được tính toán sẽ nã đạn tới London từ thành phố Mimoyecques ở Pháp. Nhưng sau khi chế tạo, tầm bắn thực của khẩu pháo chỉ đạt khoảng 90 km.

Tuy không đạt hiệu quả mong đợi nhưng Hitler vẫn chỉ đạo sản xuất 50 khẩu pháo như vậy. Nhưng trước khi kế hoạch được thực hiện, quân đồng minh đã dội bom “đánh phủ đầu” khiến cho những nỗ lực của quân Phát xít đổ xuống sông xuống bể.

Cuối cùng, chỉ có hai khẩu V-3 được chế tạo và chỉ một khẩu hoạt động được. Tuy nhiên, nó đã cho Hitler thất vọng bởi với 142 đầu đạn được trút xuống, nó chỉ lấy đi sinh mạng của 10 người.

 Mìn Goliath điều khiển từ xa

Tin cũ - Những vũ khí 'vô dụng' nhất Thế chiến II (Hình 5).

Thiết bị dò mìn của quân phát xít mang tên Goliath.

Mìn di động Goliath là thiết bị điều khiển từ xa mang hình dáng chiếc xe tăng thu nhỏ. Thiết bị này được vận hành bởi 2 động cơ điện, sau đó được thay thế vận hành bằng xăng. Nó có thể chở gần 100 kg thuốc nổ.

Goliath được giao nhiệm vụ trượt dưới xe tăng của quân đồng minh và đưa chất nổ đặt dưới vùng trọng điểm bên dưới xe tăng. Tuy nhiên, nó thường bị quân địch phát hiện ra và cắt dây điều khiển.

Chính vì điểm yếu đó nên sau này, thiết bị được vận hành bằng radio. Người Đức đã sản xuất khoảng 7500 “chiến binh Goliath” trong suốt cuộc chiến.

Một trong những đóng góp đáng kể của “chiến binh Goliath” đó là đã mở ra kỉ nguyên mới trong việc sử dụng sóng radio như một công cụ chiến đấu đắc lực, nhất là trong bối cảnh chiến tranh hiện đại.

Hoàng Anh

Theo Business insider