Nỗi bất hạnh “không được phép thi trượt”...

 Nỗi bất hạnh “không được phép thi trượt”...

Thứ 3, 13/07/2021 | 11:26
0
Dù không đỗ vào ngôi trường mình mơ ước, nhưng nếu “sĩ tử” đã cố gắng hết sức mình, thì họ không hề có lỗi?!

Khép lại mỗi mùa thi, là rất nhiều cảm xúc đan xen của mỗi người, từ phụ huynh đến những thí sinh. Kỳ thi PTTH Quốc gia kết thúc nhiều thí sinh ôm nỗi lòng sau thi cử.

Dư luận chấn động bởi nghi án vụ hai mẹ con tử vong ở Bà Rịa- Vũng Tàu có liên quan đến mâu thuẫn, trầm cảm. Áp lực học hành, sự kỳ vọng của cha mẹ tạo ra gánh nặng tâm lý cho con cái.

Còn nhớ, sau khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội có kết quả, lại xuất hiện rần rần những chia sẻ của các bậc phụ huynh.

Có người tự hào khoe con mình đỗ trường “top đầu”, có người “thở phào” vì con mình đã đủ điểm lọt vào ngôi trường mơ ước. Thế nhưng, thật hiếm hoi, những bài đăng của các phụ huynh có con không may mắn trượt trường THPT công lập. Thậm chí, trong các nhóm kín về học tập, một số học sinh còn chia sẻ, đã cố gắng hết sức, nhưng bố mẹ không hiểu mà còn lên tiếng chì chiết…

Trên thực tế, có những phụ huynh luôn cho rằng, mình đã tạo điều kiện tốt cho con học tập, thì đòi hỏi con phải học và thi có kết quả như ý. Rằng, bố mẹ đã không để con phải thiệt thòi trong chuyện học tập so với các bạn, thì con cũng phải đỗ cho bằng bạn bằng bè. Đó là chưa kể tới không hiếm phụ huynh có câu cửa miệng “Con nhà người ta…” để so bì, đánh giá.

Nhiều phụ huynh vẫn giữ “lối mòn” trong suy nghĩ, coi trường công là sự lựa chọn tốt nhất và áp đặt tư tưởng ấy cho con mình. Chính điều này đã gây áp lực không hề nhỏ lên các thí sinh và vô tình các bậc cha mẹ cũng đã tự tạo thêm áp lực cho mình.

Nhưng dường như, những phụ huynh đó đã quên mất một điều: Thi trượt không phải là dấu chấm hết. Người ta vẫn thường nói: “Học tài, thi phận”, không thể chỉ vì kết quả của một kỳ thi mà cho rằng thí sinh đó không nỗ lực, không cố gắng. Có những học sinh mặc dù đã dành trọn vẹn khoảng thời gian mình có để vùi đầu vào những trang vở, nhưng vẫn không đạt được kết quả mong muốn.

Năm học 2021-2022, Hà Nội có hơn 93.000 thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Theo chỉ tiêu, 122 trường THPT công lập, công lập tự chủ tài chính, sẽ có khoảng hơn 60.000 thí sinh trúng tuyển. Với 102 trường tư thục và dân lập sẽ có hơn 25.000 chỉ tiêu trúng tuyển. Còn lại khoảng 7.000 thí sinh có thể vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên...

Nhìn qua cũng có thể thấy rằng, thí sinh dù trượt lớp 10 công lập, cũng còn rất nhiều cơ hội vào trường ngoài công lập chất lượng khác. Điều quan trọng trong giai đoạn này là cần lựa chọn ngay những môi trường phù hợp với năng lực học tập của chính bản thân để theo học, cần phấn đấu hoàn thành 3 năm học cuối cấp với kết quả tốt nhất.

Đối với những gia đình không đủ điều kiện về kinh tế, có thể hướng đến trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp hoặc những cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác.

Hiện nay, đó cũng là một môi trường tốt cho nhiều học sinh có cơ hội vừa học văn hóa, vừa học kỹ năng nghề, sớm có được những trải nghiệm thực tế.

Khi cánh cửa này khép lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra.

Đa chiều -  Nỗi bất hạnh “không được phép thi trượt”...

Từ khi nào mà con cái lại không được phép thi trượt?! (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, ngay lúc này, mong rằng các bậc phụ huynh hãy nhìn vào sự cố gắng của các con, nhìn vào những giọt mồ hôi trước ngày thi và cả những giọt nước mắt tiếc nuối của chính các con khi nhận kết quả... để cư xử thật nhẹ nhàng.

Nói rằng con thi trượt, bố mẹ không buồn, là điều giả dối.

Nhưng bản thân các con mới là người buồn nhất, thất vọng nhất!

Khi các con thi trượt dẫn đến tự xấu hổ với bản thân, không khí gia đình cũng kém vui, điều này có ảnh hưởng khá lớn, tác động nhiều đến tâm lý của các con.

Ngay trước thềm công bố kết quả kỳ thi, một tình tiết trong tập 21 của bộ phim “Hãy nói lời yêu” được phát sóng trên kênh VTV3 cũng đã khiến nhiều phụ huynh phải giật mình. Nhân vật Minh (Quang Anh đóng) sống với mẹ - bà Hoài (Nguyệt Hằng) - sau khi bố mẹ chia tay, gặp áp lực chuyện học hành. Minh liên tục bị mẹ chì chiết vì không đạt kết quả tốt ở kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, bắt con hứa đạt Thủ khoa đại học. Áp lực quá lớn khiến Minh lựa chọn tự tử và qua đời ở tuổi 17.

Biên kịch Huyền Lê cho biết, đã cân nhắc rất nhiều khi viết về tình tiết Minh tự tử: “Tôi biết khán giả sẽ phản ứng mạnh về số phận của Minh, nhưng tôi muốn người xem nhìn vào thực tế. Cuộc đời này không có cơ hội để chúng ta sửa chữa, cứu vãn mọi sai lầm. Sự ra đi của Minh có mục đích thức tỉnh nhiều bậc phụ huynh, để họ nhìn nhận lại cách dạy con. Những đứa trẻ non nớt, khả năng chịu đựng có giới hạn, dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực”.

“Cú sốc” trong phim xuất hiện vừa đúng dịp nhiều địa phương công bố kết quả thi tuyển sinh lớp 10, cũng là giai đoạn “nước rút” khi sĩ tử cuối cấp trên cả nước chuẩn bị bước vào một kỳ thi tốt nghiệp THPT đặc biệt.

Một số khán giả cho rằng biên kịch đã “quá tàn nhẫn”, khi không cho Minh được sống tiếp, nhưng lại không muốn đối mặt rằng: Những việc như thế này chẳng thiếu ngoài đời. Chúng ta xem phim nhưng lại muốn kịch bản phải “đẹp” theo ý mình, chẳng khác nào trốn tránh đối diện với sự thật, tô hồng hiện thực xã hội, vì những ông bố bà mẹ thế vốn không hề thiếu... Nếu phim không tái hiện được sự nghiệt ngã ấy, có lẽ sẽ khó trở thành hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh sớm nhận ra “điểm mù” của chính mình trong việc nuôi dạy con.

Từ khi nào mà con cái lại không được phép thi trượt?!

Từ khi nào, chuyện học hành lại được xem trọng hơn cả sinh mệnh?!

Không chỉ các thí sinh, nhiều “sĩ tử” tham gia thi vào các trường Đại học cũng gặp muôn vàn áp lực. Không đỗ Đại học, đối diện với những chỉ trích nặng nề từ cha mẹ, họ mệt mỏi biết bao. Những lời chì chiết từ người thân: “không đỗ Đại học thì làm được gì”, “Sau này, con làm được gì để nuôi thân”… Tất cả, khiến những đứa trẻ mất hết hy vọng. Chúng mệt mỏi, cảm thấy đây là bước đường cùng.

Các bậc cha mẹ ạ! Đừng nặng nề khi con thi trượt đại học, không đỗ vào trường THPT công lập. Thua keo này ta có thể bày keo khác mà???

Các em ơi! Dẫu có không trở thành học sinh của một trường THPT công lập, không đỗ Đại học cũng chưa hẳn là không tìm thấy cánh cửa của tương lai. Đừng bi quan các em nhé! Các em đã nỗ lực hết mình, các em không hề có lỗi gì cả...

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

Lê Duyên

Điểm chuẩn vào lớp 10 các trường công lập ở Hà Nội

Thứ 3, 29/06/2021 | 10:11
Điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm nay, cao nhất tại Hà Nội là 53,3 đối với trường THPT Chu Văn An, trường có điểm chuẩn thấp nhất lấy ở mức 18,05.

Trường THCS Chu Văn An: Dự kiến cộng 20 điểm xét tuyển lớp 6 cho học sinh có IELTS 3.0

Thứ 3, 25/05/2021 | 15:19
Vừa qua, Trường THCS Chu Văn An (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) đưa ra dự thảo tuyển sinh năm học 2021 – 2022, trong đó có dự kiến cộng 20 điểm xét tuyển lớp 6 cho học sinh có IELTS 3.0, điều này khiến dư luận xôn xao.
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.

Sẽ ra sao nếu Tây Nguyên hết rừng?

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Câu hỏi trên chợt thảng thốt trong tôi khi ngồi với mấy người bạn và nói chuyện về Tây Nguyên hôm nay, về văn hóa Tây Nguyên và những chuyển dịch, những thay đổi của nó.

Nhìn ai cũng ra người xấu?

Thứ 7, 13/04/2024 | 07:00
Điều tôi luôn quan niệm, là dù ở đâu thì cũng có người nọ người kia. Tốt hay xấu, là do mình có tử tế với người ta hay không.

Chuyện vui mùa họp lớp

Thứ 6, 12/04/2024 | 07:00
Về lướt phây, hàng loạt tin, hình ảnh họp lớp, có những lớp đại học giờ toàn trên 70, nhưng đa số thành đạt, nhiều nhà văn nhà báo, giáo sư tiến sĩ nổi tiếng.

Khởi nghiệp - Có dễ dàng như ta nghĩ?

Thứ 5, 11/04/2024 | 07:00
Việc “khởi nghiệp” hay kinh doanh, ta không chỉ nhìn thấy sự phát triển trong một hay vài năm, mà nó phải là cả quá trình lâu dài.
     
Nổi bật trong ngày

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.