Nỗi buồn chiến tranh Việt Nam qua ngòi bút của Jane Fonda

Nỗi buồn chiến tranh Việt Nam qua ngòi bút của Jane Fonda

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
0
Cuốn hồi ký Một mình đến Việt Nam của Jane Fonda, diễn viên điện ảnh nổi tiếng người Mỹ đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng thế giới.

Với những người yêu thích điện ảnh, gương mặt của ngôi sao điện ảnh lừng danh Jane Fonda hẳn đã không còn quá xa lạ. Không chỉ khiến người ta phải nhắc nhớ về mình qua những thước phim từng một thời ghi dấu ấn như: Coming home, Klute bà còn đang làm những ai say mê văn chương phải đắm mình trong thế giới của những mảnh hồi ức nóng giẫy được kể lại một cách mạch lạc, đầy xúc động khi đặt chân đến vùng đất này.

Xã hội - Nỗi buồn chiến tranh Việt Nam qua ngòi bút của Jane Fonda

Jane Fonda - tác giả của hồi ký Một mình đến Việt Nam

Ngòi bút chinh phục cả... Barack Obama

Văn chương tự bao giờ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống phía sau ánh hào quang của nghệ thuật diễn xuất mà Jane Fonda hằng theo đuổi. Sự kỳ diệu của những con chữ biết nói và linh hồn của nó đã tiếp thêm năng lượng, sức mạnh để giúp bà nhào nặn nên Một mình đến Việt Nam đủ sức ám ảnh, khơi gợi và lay động lòng người đến thế.

Jane Fonda được tạp chí Emprire bình chọn nằm trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Bà cũng từng hai lần nhận tượng vàng Oscar danh giá trong hai bộ phim Coming home, Klute

Năm 2005, nữ diễn viên tóc vàng này cũng đã từng cho ra mắt cuốn hồi ký My life so far và đi vòng quanh nước Mỹ để giới thiệu, quảng bá, giới thiệu về nó. Cuốn sách đã gây sốt và trở thành hiện tượng khi những dòng chữ ngùn ngụt khí thế của bà được coi như lời tố cáo đầy đanh thép về sự sai lầm của người Mỹ khi quyết định tấn công Việt Nam. Chính bản thân tổng thống Mỹ Obama về sau này khi lên nhậm chức cũng đã đọc cuốn sách và quyết định vinh danh Jane Fonda, người mà giới quân sự Mỹ gọi là kẻ phản quốc và tạo nên làn sóng phản đối dữ dội khiến nhiều cựu quân nhân phải đùng đùng nổi giận.

Không chỉ thể hiện sự khai phá thông minh của mình bằng những hóa thân xuất thần trên màn ảnh rộng mà đến giờ những người yêu mến tài năng, vẻ đẹp quyến rũ đến từng cen ti met của nữ hoàng màn ảnh một thời của điện ảnh thế giới còn được dịp chiêm nghiệm công phu nhào nặn ngôn từ hay chính xác hơn là khả năng viết một khía cạnh khác trong con người nghệ thuật của Jane Fonda.

Trên thân cây của hiện thực cuộc chiến tranh tàn khốc, của những năm tháng mất mát đau thương, kinh hoàng mà chính đôi mắt của Jane Fonda đã được chứng kiến, quan sát và tự mình trải nghiệm bằng những giờ phút kinh hoàng giữa sự sống và cái chết. Với trái tim nóng hổi, Jane Fonda đã dồn dập lên tiếng phản đối dữ dội để giúp nó "đâm nhánh, mọc cành" bằng một câu chuyện tưởng đã xưa cũ, đã đóng kín bằng những ký ức nhưng chưa bao giờ cũ. Để mỗi khi nhắc tới lại luôn khiến người ta buốt nhói, cồn cào đến vụn vỡ.

Lưu dấu những ký ức Việt Nam

Một tờ báo quốc tế đã đánh giá: Một mình đến Việt Nam là một hành trình ngoái đầu nhìn lại quá vãng đã trôi qua nhưng vẫn đau đáu chảy trong huyết quản của những ai đã từng đi ngang qua nó. Chưa bao giờ vết thương, vũng lầy từ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam lại được lột trần sâu sắc đến như vậy. Jane Fonda không bó buộc mình bởi những giới hạn văn chương thông thường. Cuốn sách của bà chưa phải là một đỉnh cao của nghệ thuật cầm bút như những văn sĩ best- seller đương thời. Tuy nhiên, nó đủ tầm ảnh hưởng để đánh thức những con người đã từng hoặc có thể chưa bao giờ dính dáng, bước chân vào cuộc chiến đầy thương tích ấy.

Thời gian trôi qua, vết sẹo từ cuộc chiến có thể vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai và nó vẫn khiến người ta thôi không day dứt. Jane Fonda, một chứng nhân của cuộc sống chiến ấy cũng vậy. Bà chính là nữ diễn viên Mỹ đầu tiên đứng dậy biểu tình chống cuộc chiến xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Hăng hái, nhiệt tình bà đã dẫn đường và lôi kéo được thêm rất nhiều những nghệ sĩ Mỹ khác cùng chung tay tham gia vào phong trào phản chiến tranh gìn giữ hòa bình này.

Trong những mảnh ghép ký ức đầy xúc động về chuyến đi Việt Nam của mình, Jane Fonda đã viết những dòng nóng hổi: "Chẳng bao lâu máy bay đã vào vùng trời Việt Nam. Tôi bắt đầu hình dung ra đất nước này giống hình ảnh một phụ nữ vươn cao đầu, chiếc bụng bầu của người phụ nữ này vươn ra phần biển, trông cô bé nhỏ và mong manh đến nỗi bất kỳ một siêu quyền lực nào cũng cảm thấy chắc chắn là sẽ chiếm giữ được cô chỉ trong thoáng chốc. Tôi chờ đợi nhìn thấy mọt sự tuyệt vọng. Thay vào đó, tôi thấy người, rất nhiều người bận rộn với công việc của họ, mặc dù vừa mới cách đây một tiếng thành phố bị thả bom".

Và rồi bà lại tiếp tục tự trào bằng những câu văn như chứa đựng cả một trời yêu thương da diết về tương lai của một dân tộc nhỏ bé dưới họng súng của một đế quốc lớn mạnh, giàu có: "Mọi người dân đều đội nón lá, mặc áo trắng và quần thâm theo kiểu truyền thống của nông dân Việt Nam. Đây đó tôi nhìn thấy những đống đổ nát, nhà mất nóc và những hố bom. Ngồi trong xe, tôi không thể cất lời…Tôi tìm một biểu hiện hận thù trong mắt những người tôi thấy. Nhưng tuyệt nhiên không có gì. Những ánh mắt không hận thù ấy ám ảnh tôi suốt nhiều năm sau khi cuộc chiến kết thúc".

40 năm sau ngày sang thăm Việt Nam, Jane Fonda vẫn lưu giữ nguyên vẹn những ký ức về Việt Nam. Có lẽ chính bởi không bao giờ quên đất nước, con người ở xứ sở này mà bà đã có Một mình đến Việt Nam lắng đọng đến thế.

Hương Giang

Đọc báo trên mạng di động của Viettel. Những bí ẩn y khoa chưa có lời giải mà bất kỳ ai cũng cần quan tâm, soạn: DK YK gửi 9222, những khoảnh khắc thay đổi số phận con người, soạn DK KK gửi 9222.