Nóng tranh cãi ưu đãi đặc khu kinh tế

Nóng tranh cãi ưu đãi đặc khu kinh tế

Thứ 5, 24/05/2018 | 19:15
0
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng việc dành quá nhiều ưu đãi cho đặc khu kinh tế có thể làm nảy sinh những bất cập…

Dự thảo luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) đang chờ Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý chính thức cho sự ra đời và phát triển của 3 đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Sau khi được thành lập, các đặc khu này sẽ là những cực tăng trưởng mới, lan tỏa sự phát triển ra toàn nền kinh tế, đồng thời, đây cũng sẽ là nơi thí điểm những thể chế vượt trội, những chính sách ưu đãi đặc biệt, trong đó có ưu đãi thuế chưa từng có tiền lệ để thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, vấn đề xây dựng chính sách ưu đãi cho đặc khu kinh tế đang trở thành một trong những chủ đề hot nhất hiện nay vì có quá nhiều tranh luận, trong đó nhiều chuyên gia kinh tế băn khoăn về những ưu đãi dành cho khu vực kinh tế này.

“Cho thuê đất tối đa 99 năm đối với đặc khu kinh tế là không cần thiết”

Báo điện tử VnExpress dẫn lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, cơ chế cho thuê đất tối đa 99 năm đối với đặc khu kinh tế là không cần thiết khi chu kỳ sản xuất, kinh doanh có thể diễn ra nhanh hơn.

Cho thuê đất ở đặc khu tới 99 năm nhưng nếu sau 10, 20 năm doanh nghiệp phá sản thì giải quyết thế nào? Ai sẽ quản lý việc chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng? - bà Phạm Chi Lan đặt vấn đề.

Nóng tranh cãi ưu đãi đặc khu kinh tế

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Bên cạnh đó, bà Phạm Chi Lan cũng đánh giá, ưu đãi cho thuê đất tối đa 99 năm như dự thảo luật Đặc khu, thực tế chỉ có lợi cho các đại gia bất động sản.

"Thời hạn cho thuê đất tối đa 99 năm được đưa vào chính sách có bóng dáng ưu đãi cho những doanh nghiệp bất động sản, du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, không đất nước nào giàu lên chỉ bằng bất động sản", bà Lan nói.

Theo bà Lan, lấy ưu đãi thuế làm tiền đề thu hút nhà đầu tư và lấy thời hạn cho thuê đất tối đa 99 năm làm cơ sở để các doanh nghiệp lớn yên tâm làm ăn, là hai quan điểm đã lỗi thời, nếu xét đến bài học sau 30 năm thu hút FDI tại Việt Nam.

"Việt Nam được coi là thành công khi nhìn lại 30 năm thu hút FDI, nhưng chúng ta còn nhiều hệ quả khi chưa đánh giá hết, như ưu đãi chính sách khiến xảy ra tình trạng chuyển giá, trốn thuế, phân mảnh đầu tư", chuyên gia này đánh giá, đồng thời tỏ ra nghi ngại trong vấn đề quản lý khi máy móc thay thế con người ở những việc đơn giản như may mặc, lắp ráp điện tử, những ngành này sẽ trở lại các quốc gia phát triển. Nếu Việt Nam không thấy rõ tuổi thọ của các ngành đến đâu trong thời đại mở hiện nay thì là việc đưa ra ưu đãi lớn, thời gian thuê đất quá lâu sẽ thừa thãi.

Trở lại với những vấn đề của dự thảo Luật đặc khu kinh tế, bà Lan đặt câu hỏi: Tại sao lại xây dựng cơ chế ưu đãi dàn trải với những yếu tố không thực sự cần thiết như vậy?

"Tôi không hiểu tại sao dự thảo Luật đặc khu xây dựng danh sách ngành nghề ưu đãi thuế nhiều đến vậy. Lúc đầu ưu đãi đến 134 ngành, sau đó rút xuống còn 120 ngành và hiện nay vẫn còn hơn 100 ngành", bà Lan nói và cho rằng ưu đãi quá dàn trải cho các ngành sẽ tạo ra khó khăn trong việc quản lý. Trong khi bài học từ các nước cho thấy những đặc khu chỉ nên ưu đãi vào những ngành nghề khuyến khích phát triển.

Ưu đãi thuế tại đặc khu sẽ tạo “vùng trũng” cho doanh nghiệp né thuế?

Báo điện tử VOV đưa tin, đánh giá về những ưu đãi thuế trong dự thảo luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cấp cao chương trình quản trị của tổ chức Oxfam cho rằng, những ưu đãi của Chính phủ về thuế trong đặc khu kinh tế chưa thực sự phù hợp.

Theo bà Nguyễn Thu Hương, những bất bình đẳng trong nghĩa vụ đóng thuế đang là một trong những nguyên nhân khiến vấn đề bất bình đẳng toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Người dân và những DN nhỏ đang phải cõng gánh nặng thuế thay cho các DN, tập đoàn lớn.

Nóng tranh cãi ưu đãi đặc khu kinh tế (Hình 2).

Phối cảnh tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng có casino tại Vân Đồn, Quảng Ninh

Số liệu của tổng cục Thống kê cho thấy, tại Việt Nam, trong khi lợi nhuận của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tới 45,9% lợi nhuận toàn bộ các loại hình doanh nghiệp, bộ phận này lại đóng số thuế thấp nhất trong các thành phần kinh tế.

Đại diện Oxfam cho rằng, các chính sách ưu đãi thuế trong dự thảo là không cần thiết vì các lĩnh vực ưu đãi không có gì mới so với những lĩnh vực Chính phủ đã ưu đãi ở các luật khác.

“Các ngành công nghiệp nằm trong đề xuất ưu tiên của các đặc khu gần như trùng lặp với các ngành ưu tiên của các khu công nghệ cao và các khu kinh tế khác đã triển khai ở Việt Nam.

Do đó, các ưu đãi thuế của dự thảo Luật này sẽ làm nảy sinh nguy cơ tạo ra một “vùng trũng” tại các đặc khu và chỉ thu hút được chính các nhà đầu tư tiềm năng hiện có, chứ không thu hút những nhà đầu tư mới hoàn toàn. Những DN đã và đang xem xét đầu tư vào các vùng khác của Việt Nam sẽ chuyển đầu tư vào đặc khu thay vì đầu tư vào vùng khác”, bà Hương chỉ rõ.

Trong khi đó, nguyên Thứ trưởng bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, chia sẻ trên báo Kinh tế & Đô thị, cho rằng, Luật đang được đề xuất đưa rất nhiều ưu đãi thuế mà "có lẽ chỉ thua các thiên đường thuế".

Tương tự, ông Sebastian Eckardt - chuyên gia Kinh tế trưởng, ngân hàng Thế giới (WB) cũng nêu ra nhiều cảnh báo về các rủi ro từ ưu đãi thuế với mô hình đặc khu.

Theo ông Sebastian, việc quá nhiều ưu đãi có thể dẫn tới bị lạm dụng. Ngoài ra, giữa các đặc khu còn có thể xảy ra cuộc đua xuống đáy về ưu đãi thuế hoặc cạnh tranh không lành mạnh để cắt giảm các khuôn khổ pháp lý. Điều này sẽ ảnh hưởng không mong muốn đến môi trường kinh doanh, hạn chế chuẩn mực lao động.

Đặc khu phải là nơi khởi xướng những sáng tạo, hình thức mới về tri thức, về thể chế để từ đó nhân rộng ra các khu vực khác trên phạm vi cả quốc gia. Không nên sử dụng quá nhiều ưu đãi thuế và phân mảnh chính sách, tạo ra sân chơi không bằng phẳng - ông Sebastian nói.

Đơn cử như Macau (Trung Quốc) cũng không quan trọng ưu đãi thuế. Thuế suất casino ở Macau tới 39%, nhưng nhà đầu tư vẫn đến. Hay như Thâm Quyến (Trung Quốc), lợi thế cạnh tranh của đặc khu này là sở hữu lực lượng lao động có kỹ năng cao cùng năng lực sản xuất hiệu quả hàng đầu trong ngành công nghiệp điện tử và công nghệ, là ngôi nhà định cư của nhiều startup, tạo thành một thung lũng công nghệ sôi động tương tự như Silicon của Mỹ.

Ông Teo Eng Cheong - Tổng Giám đốc Tập đoàn Surbana Jurong (Singapore) lấy một ví dụ về đơn giản hóa thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu vào đặc khu kinh tế ở sân bay của Singapore, một trong những nơi được gọi là Công viên Logistics - (ALPS). 90% thủ tục hải quan của hàng hóa đến đây phải giải quyết trong vòng 10 phút. 10% không được thực hiện trong thời gian này phải chuyển lên cấp cao hơn. “Nếu Việt Nam làm được những đột phá này thì có thể thành công trong việc xây dựng mô hình đặc khu” - vị này nói.

Theo báo Kinh tế và Đô thị, mục tiêu chính của xây dựng đặc khu là tạo ra hoạt động kinh tế có sức lan tỏa đến các vùng kinh tế và cả nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Song theo các chuyên gia, cả 3 khu vực gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) đang được chọn làm đặc khu đều không có tác dụng lan tỏa.

Trong dự thảo Luật, tại cả ba đặc khu đều xác định xây dựng, kinh doanh khu du lịch, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino là dự án thuộc ngành nghề ưu tiên phát triển, cần thu hút đầu tư. Đây là sự trùng lặp ngành, nghề ưu tiên có thể dẫn tới sự cạnh tranh lẫn nhau giữa 3 đơn vị.

Ở một khía cạnh khác, theo thẩm định của bộ Tài chính, 1,57 triệu tỷ đồng là tổng số vốn dự kiến cần huy động để đầu tư cho 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Theo các chuyên gia, nợ công đang dần chạm ngưỡng 65% GDP, bội chi ngân sách đang khá lớn. Để huy động được số vốn khổng lồ như vậy, vấn đề cân đối thu chi với Bộ Tài chính cũng là chuyện đau đầu, bởi các tỉnh đều đồng loạt xin cơ chế riêng.

H.Y (tổng hợp)

3 đặc khu kinh tế: Bỏ ra gì và thu được gì?

Thứ 2, 16/04/2018 | 17:19
Ngày 16/4, trong khuôn khổ phiên họp thứ 23, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Đặc khu kinh tế: Chậm trễ sẽ vuột mất cơ hội

Thứ 5, 30/11/2017 | 14:58
Những làng chài sẽ hóa siêu đô thị, trung tâm du lịch...Cơ hội rộng cửa cho Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong nếu trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên của Việt Nam.

Đặc khu hành chính - kinh tế: Cơ chế đặc thù sẽ phát huy tối đa lợi thế

Thứ 6, 10/11/2017 | 15:02
Theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, việc tạo cơ chế đặc thù sẽ phát huy tối đa những lợi thế của 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Giá xăng điều chỉnh sớm, có thể vượt 25.000 đồng/lít?

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:43
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng.

Thị trường Canada nhiều triển vọng, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:57
Doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ mọi yêu cầu nghiêm ngặt với các hàng hóa khi nhập khẩu vào Canada - thị trường được đánh giá có nhu cầu cao về cá tra.

Thị trường vàng biến động, chuyên gia khuyến cáo không nên đầu tư "tất tay"

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:35
Tại thời điểm này, giá vàng tăng vọt vượt đỉnh, diễn biến khó lường, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Giá dầu thô suy yếu nhẹ trước áp lực vĩ mô

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:06
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá.

Vừa “nổ” độc đắc 314 tỷ đồng, Vietlott lại có thêm khách trúng Jackpot tiền tỷ

Chủ nhật, 14/04/2024 | 07:56
Vừa “nổ” giải độc đắc Jackpot 1 với giá trị hơn 314 tỷ đồng kỳ quay trước, Vietlott lại có khách trúng Jackpot tiền tỷ vào kỳ quay hôm qua (13/4).
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu ngô nhiều nhất từ nước nào?

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô các loại đạt trên 2,78 triệu tấn, trị giá gần 702,74 triệu USD, trong đó Brazil là thị trường cung cấp ngô lớn nhất.

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Giá vàng 17/4: Giá vàng thế giới và trong nước cùng tăng

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:58
Giá vàng thế giới tăng 10 USD/ounce, lên 2.384 USD/ounce, có thời điểm lên 2.398 USD/ounce. Trong nước, giá vàng SJC cũng tăng nhẹ lên 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.