Nữ luật sư 'cứu mạng' một người nước ngoài lầm lỗi

Nữ luật sư 'cứu mạng' một người nước ngoài lầm lỗi

Thứ 6, 25/10/2013 | 08:49
0
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ vụ án Kim Ki Jong sát hại rồi tẩm xăng đốt xác người tình gây chấn động dư luận Hà Nội hồi năm 2008. Bị cáo đã may mắn được một nữ luật sư có tâm và có tài “cứu” cho thoát án tử hình.

Đó là luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga, thành viên Ban Chủ nhiệm đoàn luật sư Hà Nội, trưởng VPLS Hằng Nga 433 Kim Mã, Hà Nội, người đã lao tâm khổ tứ bào chữa cho bị cáo từ phiên tòa sơ thẩm.

Được tòa sơ thẩm tuyên án tù chung thân nhưng Kim Ki Jong lại bị cấp phúc thẩm tăng án tử hình. Khi Kim bị tăng án tử hình, LS Hằng Nga cũng là người giúp bị cáo viết đơn xin tha tội chết gửi Chủ tịch nước. Khi Kim may mắn được ân giảm xuống án chung thân, luật sư Hằng Nga lại được gia đình bị cáo ủy quyền để hoàn tất các thủ tục pháp lý để bị cáo dẫn độ về Hàn Quốc…

Luật sư - Nữ luật sư 'cứu mạng' một người nước ngoài lầm lỗi

Luật sư Nguyễn Hằng Nga.

Gỡ tội cho thân chủ sát hại người yêu

Kim Ki Jong (SN 1982) là con trai duy nhất trong một gia đình nghèo ở đất nước Hàn Quốc, mồ côi cha từ nhỏ. Người mẹ dù tảo tần nhưng vẫn không lo được cho Kim học hành đến thành đạt để có nghề nghiệp đàng hoàng. Năm 23 tuổi, Kim quyết tâm sang Việt Nam tìm việc làm, hy vọng sẽ thành đạt trên miền đất mới.

Không có nhiều tiền để thuê ở tại những khu nhà cao cấp dành riêng cho người nước ngoài, anh ta đành phải thuê trọ ở khu lao động thuộc quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội). Tại đây, Kim làm quen với chị Đào Thị H (21 tuổi, quê Thái Bình, sinh viên khoa tiếng Hàn thuộc trường ĐH Hà Nội) và thuê chị H làm gia sư dạy tiếng Việt cho mình để dễ bề kiếm việc làm.

Quá trình học tiếng, giữa Kim và H nảy sinh tình yêu nam nữ. Căn gác trọ của Kim trở thành thiên đường tình ái của hai người. Kim rất hãnh diện về cô người yêu Việt xinh xắn, thông minh của mình. Anh ta ước ao một ngày sẽ đưa H về Hàn Quốc ra mắt mẹ, rồi hai người làm đám cưới.

Trưa 3/9/2008, như mọi hôm, đôi tình nhân đi ăn cơm tại căng tin trường ĐH Hà Nội, sau đó về nghỉ tại căn gác trọ của Kim. Sau phút ân ái mặn nồng, trong vòng tay của người yêu, H đã tâm sự về mối tình thời áo trắng với người đàn ông đầu tiên của đời mình. Sau ba năm mặn nồng, vì những giận hờn nhỏ nhặt mà H và người con trai đó đã chia tay.

Nhìn những giọt nước mắt long lanh trên má người yêu khi kể về mối tình quá khứ, Kim thấy con tim mình quặn thắt vì ghen tuông. Trong cơn cuồng ghen, anh ta lao vào H để tra hỏi, căn vặn. Thấy thế, cô gái đòi chia tay với Kim khiến anh ta càng ghen tuông lồng lộn.

Hai người cãi vã, xô đẩy nhau, Kim xô H ngã xuống sàn nhà vệ sinh, sau đó anh ta xông vào bóp cổ cô gái cho tới chết. Hoảng hồn vì đã lỡ tay sát hại H, trong cơn bấn loạn, sai lầm nối tiếp sai lầm, Kim nghĩ cách phi tang tội ác bằng cách nhét xác cô vào chiếc valy nhỏ, mua xăng, rồi thuê taxi đưa ra bãi đất trống thiêu xác phi tang.

Ân hận vì lỡ tay làm điều tàn ác, Kim đã đóng cửa, ngồi im lặng trong nhà suốt ba ngày liền. Khoảng thời gian đó Kim bình tĩnh lại và suy nghĩ, anh ta biết mình đã sai lầm ngay từ lúc đẩy ngã cô gái xuống sàn nhà, một sai lầm không thể cứu chuộc lại được nữa.

“Luật sư đã sinh ra con lần thứ 2…”

Luật sư Nguyễn Hằng Nga được TAND TP. Hà Nội chỉ định bào chữa cho bị cáo Kim Ki Jong. Tại phiên tòa sơ thẩm, Kim đã khóc rất nhiều, nước mắt làm mờ đục cặp kính cận. Kim trình bày về gia cảnh nghèo khó, mẹ góa con côi của mình, cố gắng biện minh cho hành vi nông nổi, tàn ác đã gây ra.

Kim đã chắp tay xin lỗi gia đình người bị hại xấu số nhưng không nhận được sự tha thứ. Có mặt tại Tòa, Hội người Hàn Quốc, đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cũng có lời xin giảm án cho Kim và tích cực giúp bị cáo bồi thường, khắc phục hậu quả cho gia đình nạn nhân Đào Thị H cũng như cho ngôi trường mà cô gái đang theo học.

Nhưng nỗi đau mất cô con gái út thảo hiền, giỏi giang đã khiến gia đình bị hại kiên quyết đề nghị Hội đồng xét xử phải xử bị cáo mức án cao nhất. Rốt cục, Kim Ki Jong được TAND TP. Hà Nội tuyên mức án tù chung thân về tội “Giết người”. Tuy nhiên, đến phiên Tòa phúc thẩm, Kim Ki Jong vẫn bị tăng án từ chung thân lên tử hình.

Bị tòa phúc thẩm tăng án tử hình, bị cáo Kim Ki Jong chỉ còn một niềm tin mong manh về cơ hội được sống duy nhất là viết đơn xin ân giảm gửi lên Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Gia đình Kim tiếp tục nhờ LS giúp bị cáo viết đơn xin tha tội chết.

Dù biết hình phạt tử hình là xứng đáng với tội ác Kim đã gây ra nhưng LS Hằng Nga vẫn hy vọng Kim được pháp luật Việt Nam mở cho một con đường sống. LS đã tận tâm tận lực giúp Kim và gia đình viết đơn xin tha tội chết gửi lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. May mắn đến với Kim Ki Jong khi đơn xin tha tội chết của anh ta được Chủ tịch nước cho ân giảm từ tử hình xuống tù chung thân.

Sau khi được ân giảm, lẽ ra Kim sẽ được chuyển từ Trại tạm giam về thụ án tại một trại cải tạo thuộc Bộ Công an như những phạm nhân mang quốc tịch nước ngoài khác. Tuy nhiên, trường hợp của phạm nhân Kim được giải quyết bằng con đường ngoại giao, theo đó Kim sẽ được dẫn độ về Hàn Quốc để chấp hành án theo quy chế của nước bản địa.

LS Hằng Nga lại được gia đình phạm nhân Kim ủy quyền để thực hiện hoàn tất các thủ tục pháp lý, thi hành xong phần bồi thường dân sự cho phía bị hại cũng như thanh toán xong về án phí để Kim được dẫn độ về Hàn Quốc. Một ngày giữa năm 2011, được gặp LS trước ngày về nước, Kim đã cúi lạy LS và nói: “LS đã sinh ra con lần thứ hai”. Nhưng LS nói cho Kim hiểu, công lao ấy không chỉ có riêng LS mà chủ yếu do chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật Việt Nam.

LS Hằng Nga tâm sự, bà rất mừng cho Kim có cơ may được sống, được trở về quê nhà. Nhưng bà vẫn thấy đắng lòng khi nhớ tới ước vọng sâu kín về tình yêu, hạnh phúc ngày nào của Kim về việc sẽ có ngày đưa nạn nhân về xứ Kim Chi ra mắt mẹ. LS vẫn hy vọng rằng Kim còn trẻ, nếu biết hoàn lương phục thiện, chắc chắn anh ta sẽ tìm được hạnh phúc tình yêu đích thực, dù nỗi ám ảnh về mối tình ở Việt Nam còn đeo bám Kim đến suốt đời. Và LS Hằng Nga muốn kể lại câu chuyện vụ án tình buồn này như một bài học cảnh tỉnh cho những người trẻ tuổi hãy bình tĩnh, kiềm chế để gìn giữ tình yêu và hạnh phúc. 

Luật sư Nguyễn Quỳnh Lưu (VPLS Hằng Nga, 433 Kim Mã, HN).

Theo CTTĐT Liên Đoàn luật sư Việt Nam

Luật sư ‘cứu sống’ người đàn bà buôn cả trăm bánh heroin

Thứ 6, 06/09/2013 | 13:57
“Em bị kết tội vì hành vi buôn bán gần cả trăm bánh hê rô in, chắc sẽ bị án tử hình. Luật sư còn bào chữa cứu em làm gì?”. Nữ bị cáo khóc nấc lên, gương mặt xinh đẹp giàn giụa nước mắt nói với luật sư.

Luật sư có được chứng thực, làm chứng?

Thứ 2, 21/10/2013 | 08:57
Gần đây, một số luật sư đã đứng ra chứng thực hoặc làm chứng cho giao dịch của các đương sự. Về chuyện này, nhiều chuyên gia cho rằng luật sư không được thực hiện việc chứng thực nhưng có thể làm chứng cho các giao dịch hợp pháp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi yêu cầu đến các luật sư

Thứ 6, 18/10/2013 | 09:04
"Luật sư phải có tâm trong sáng, vì thân chủ, công lý và công bằng xã hội", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và kỷ niệm Ngày truyền thống LS Việt Nam do Liên đoàn LS Việt Nam tổ chức sáng 16/10, tại Hà Nội.

Luật sư quốc tế bàn Philipines kiện Trung Quốc: 95% phải thi hành án

Thứ 4, 16/10/2013 | 19:30
Trong hơn 95% các trường hợp kiện tụng quốc tế, các nước đều phải thi hành bản án, ngay cả khi họ không hài lòng với nó. Có ít nhất hai lý do cho việc này. Đầu tiên là uy tín và ảnh hưởng đi kèm với nó. Lý do thứ hai là nhiều quốc gia hiểu lợi thế của họ và lợi thế của những người khác đang sống trong một hệ thống dựa trên luật lệ.

Luật sư không phải là 'cánh tay nối dài'

Thứ 3, 15/10/2013 | 14:14
Ngày mai, 16/10, theo dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp mặt các luật sư nhân lần đầu tiên, giới luật sư kỷ niệm Ngày Luật sư Việt Nam (10/10 hằng năm). Nhân dịp này, một số luật sư đã có những trao đổi về những trăn trở, mong muốn của họ.

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (kỳ cuối)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:44
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.

Luật sư ‘cứu sống’ người đàn bà buôn cả trăm bánh heroin

Thứ 6, 06/09/2013 | 13:57
“Em bị kết tội vì hành vi buôn bán gần cả trăm bánh hê rô in, chắc sẽ bị án tử hình. Luật sư còn bào chữa cứu em làm gì?”. Nữ bị cáo khóc nấc lên, gương mặt xinh đẹp giàn giụa nước mắt nói với luật sư.

Luật sư có được chứng thực, làm chứng?

Thứ 2, 21/10/2013 | 08:57
Gần đây, một số luật sư đã đứng ra chứng thực hoặc làm chứng cho giao dịch của các đương sự. Về chuyện này, nhiều chuyên gia cho rằng luật sư không được thực hiện việc chứng thực nhưng có thể làm chứng cho các giao dịch hợp pháp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi yêu cầu đến các luật sư

Thứ 6, 18/10/2013 | 09:04
"Luật sư phải có tâm trong sáng, vì thân chủ, công lý và công bằng xã hội", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và kỷ niệm Ngày truyền thống LS Việt Nam do Liên đoàn LS Việt Nam tổ chức sáng 16/10, tại Hà Nội.

Luật sư quốc tế bàn Philipines kiện Trung Quốc: 95% phải thi hành án

Thứ 4, 16/10/2013 | 19:30
Trong hơn 95% các trường hợp kiện tụng quốc tế, các nước đều phải thi hành bản án, ngay cả khi họ không hài lòng với nó. Có ít nhất hai lý do cho việc này. Đầu tiên là uy tín và ảnh hưởng đi kèm với nó. Lý do thứ hai là nhiều quốc gia hiểu lợi thế của họ và lợi thế của những người khác đang sống trong một hệ thống dựa trên luật lệ.

Luật sư không phải là 'cánh tay nối dài'

Thứ 3, 15/10/2013 | 14:14
Ngày mai, 16/10, theo dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp mặt các luật sư nhân lần đầu tiên, giới luật sư kỷ niệm Ngày Luật sư Việt Nam (10/10 hằng năm). Nhân dịp này, một số luật sư đã có những trao đổi về những trăn trở, mong muốn của họ.

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (kỳ cuối)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:44
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.