Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Thanh Hóa: Bài toán nan giải

Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Thanh Hóa: Bài toán nan giải

Thứ 5, 11/04/2013 | 15:36
0
Chủ yếu là hình thành tự phát, không theo quy hoạch, quy mô sản xuất thì nhỏ lẻ manh mún, lại không có quy trình, công trình xử lý chất thải. Công cụ, công nghệ và phương tiện sản xuất đa số là thô sơ, thủ công, gần như tất cả chưa có Bản cam kết Bảo vệ môi trường.

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Do đó, chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải, tiếng ồn của hầu hết các làng nghề đã, đang và ngày càng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tất cả những điều đó là điểm chung của gần 500 làng nghề truyền thống tại Thanh Hóa hiện nay.

 Việt Nam Xanh - Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Thanh Hóa: Bài toán nan giải

Nước thải không qua xử lý của một doanh nghiệp ở làng Nhồi

“Nhm mt” sng chung vi ô nhim 

Cách Trung tâm TP Thanh Hóa hơn 20 km về phía Bắc là làng nghề rèn truyền thống của xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc. Từ đầu xã đến cuối xã, đâu đâu cũng thấy các cơ sở, các xưởng rèn tại gia của hàng trăm hộ gia đình nơi đây. Hàng chục năm nay, nhiều hộ dân ở các thôn Ngọ, thôn Bùi, thôn Xuân Hội,… của xã Tiến Lộc đành phải “nhắm mắt” chấp nhận cảnh sống chung với sự ô nhiễm của làng nghề.

Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Bá Minh ở thôn Ngọ cho biết: Nghề rèn ở đây manh nha xuất hiện đã từ rất lâu, trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của nền kinh tế thị trường. Đến nay, thương hiệu của làng nghề đã và đang tạo dựng được thương hiệu và chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Trước năm 1990, các xưởng rèn ở Tiến Lộc chủ yếu là sản xuất thủ công, sản phẩm là các vật dụng phục vụ sinh hoạt và sản xuất hàng ngày như cuốc, cày bừa, dao, kéo,… Hiện nay, sản xuất cả bu lông, ốc vít cho các ngành đường sắt, điện lực, cầu cảng…vì vậy, tình trạng ô nhiễm cũng ngày một tăng.

Anh Minh ngậm ngùi cho biết: Nghề rèn tồn tại ở đây bao nhiêu năm thì bấy nhiêu năm ô nhiễm. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ ở các thời điểm là khác nhau. “Đặc sản” của Tiến Lộc đó là những tiếng gõ đinh tai nhức óc của tiếng quai búa. Tiếng âm thanh hỗn tạp, chát chúa của hàng trăm thứ kim loại, sắt thép va đập vào nhau. Đây chính là “món ăn tinh thần” mà bất kỳ ai đặt chân đến Tiến Lộc cũng không bao giờ quên. Cùng với đó, việc xử lý các phế phẩm trong quá trình sản xuất cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Ngay trong khu vực làng nghề, các mảnh kim loại nhỏ vương vãi khắp mọi nơi. Vừa gây lãng phí, vừa gây nguy hiểm cho nhân dân. Ngoài ra, theo quan sát của PV, hệ thống cống thoát nước thải của làng nghề đã có nhưng chưa hoàn chỉnh. Đường dẫn nước thải của các hộ gia đình ra cống chính chỉ được vài hộ tiến hành, còn lại là chưa làm. Hệ thống thoát nước thải thì có nhưng lâu nay chưa thực sự phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thu gom và xử lý xỉ than trong quá trình nung luyện sắt thép cũng chưa có “đầu ra”?

Nổi tiếng với đá mỹ nghệ xuất khẩu, ra đời từ thời Nhà Lý, làng đá Nhồi ở xã Đông Tân, huyện Đông Sơn (nay thuộc phường An Hoạch, TP Thanh Hóa) cũng không kém cạnh về vấn đề ô nhiễm môi trường. Bước chân vào làng nghề, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi đó là ngộp thở vì bầu không khí quá bụi bặm do quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển nơi đây. Hàng trăm cỗ máy đua nhau hoạt động hết công suất suốt ngày đêm, nào là máy xẻ, máy mài, rồi đến máy xay đá, việc ô nhiễm tiếng ồn là điều không thể tránh khỏi. Làng nghề Nhồi có rất nhiều cơ sở, công ty chế biến đá nhưng hiếm có đơn vị nào có hệ thống xử lý chất thải. Chất thải trong quá trình sản xuất chủ yếu được… thải thẳng ra môi trường. Nước trong quy trình mài đá, xẻ đá men theo bờ rãnh rồi chảy thẳng xuống các hố sau lưng các doanh nghiệp.

Bà Trần Thị Hương, phó giám đốc Doanh nghiệp Phúc Hương cho biết: Các cơ sở, doanh nghiệp ở làng nghề chủ yếu là “nhìn nhau” để xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Đầu tư nhiều thì tiềm lực kinh tế không đủ khả năng, mà không có thì bị cơ quan chức năng “sờ gáy”. Nhìn chung đơn vị nào cũng có có hệ thống xử lý, có cam kết bảo vệ môi trường nhưng tất cả chỉ là đối phó. Với lại cả trăm doanh nghiệp, chỉ riêng doanh nghiệp mình xử lý ô nhiễm thì ăn nhằm vào đâu?

Việt Nam Xanh - Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Thanh Hóa: Bài toán nan giải (Hình 2).

Một góc làng nghề rèn xã Tiến Lộc

Thay đ i là không d ?

Thực tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngoài các doanh nghiệp, các cụm công nghiệp, làng nghề được quy hoạch xa khu dân cư thì vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp, xưởng sản xuất nằm xen lẫn trong khu dân cư. Các xưởng sản xuất chủ yếu do các gia đình sinh sống trong khu dân cư đầu tư, hoặc các doanh nghiệp đến mua, thuê đất của người địa phương để lập xưởng sản xuất.

Việc sản xuất xen lẫn trong dân cư gây ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi, và muốn khắc phục cũng không hề dễ dàng. Tình trạng ô nhiễm của làng nghề khiến cho cuộc sống của nhân dân bị đảo lộn. Các làng nghề như làng nghề rèn xã Tiến Lộc (huyện Hậu Lộc), làng nghề dâu tơ tằm Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa), làng nghề cá Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia)… chủ yếu là hình thành tự phát, không theo quy hoạch, quy mô sản xuất thì nhỏ lẻ manh mún, lại không có quy trình, công trình xử lý chất thải. Công cụ, công nghệ và phương tiện sản xuất đa số là thô sơ, thủ công. Do đó, chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn của hầu hết các làng nghề đã, đang và ngày càng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cùng với đó, việc sản xuất không đi đôi với bảo vệ môi trường và gắn với phát triển bền vững đã gây nhiều hệ lụy xấu. Điển hình là tại làng nghề rèn xã Tiến Lộc, nhiều năm nay hàng chục hécta đất nông nghiệp đang bị bỏ hoang, nông dân đã “chán lúa” vì giá trị kinh tế quá thấp. Làng nghề không những là nơi “cơm áo, gạo tiền” mà còn là nơi phát huy, bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa và bản sắc dân tộc trong cả một quá trình dựng nước và giữ nước đến ngày nay. Làm thế nào để phát triển làng nghề nhưng vẫn bảo vệ môi trường, tránh những hệ lụy xấu xảy ra? Rất mong các cơ quan chức năng và UBND tỉnh Thanh Hóa sớm tìm ra “lối thoát” cho làng nghề.

 Việt Nam Xanh - Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Thanh Hóa: Bài toán nan giải (Hình 3).

Nước thải tạo thành ao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Theo TNMT

Gây ô nhiễm môi trường: Phạt đến... 2 tỉ đồng

Thứ 3, 09/04/2013 | 15:24
Cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có thể sẽ bị xử phạt mức tối đa 1 tỉ đồng, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt đến 2 tỉ đồng. Mức phạt này cao hơn mức phạt tối đa là 500 triệu đồng hiện nay.

Bãi rác thành phố gây ô nhiễm, dân chịu khổ

Thứ 3, 09/04/2013 | 15:21
Đã nhiều năm nay, người dân thôn Gôi, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc luôn phải sống trong cảnh khốn khổ và nơm nớp lo sợ bệnh tật do bãi rác thành phố gây ra.

Nạn ô nhiễm môi trường ven biển ở Quảng Ngãi

Thứ 2, 08/04/2013 | 15:21
Nhiều người dân sống ở các xã ven biển Quảng Ngãi hiện nay rất bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải từ các khu dân cư, nhà máy, nhà hàng, khu du lịch xả ra thường xuyên. Có nơi nước thải xả ra biển đen ngầu, rác chất thành đống bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn hộ dân trong vùng.

Ô nhiễm môi trường ven biển ở Quảng Ngãi đáng báo động

Thứ 2, 08/04/2013 | 14:38
Nhiều người dân sống ở các xã ven biển Quảng Ngãi hiện nay rất bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải từ các khu dân cư, nhà máy, nhà hàng, khu du lịch xả ra thường xuyên. Có nơi nước thải xả ra biển đen ngầu, rác chất thành đống bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn hộ dân trong vùng.