Omicron làm dấy lên quan ngại về bất bình đẳng vắc-xin trên toàn cầu

Omicron làm dấy lên quan ngại về bất bình đẳng vắc-xin trên toàn cầu

Thứ 6, 03/12/2021 | 17:15
0
Các chuyên gia y tế từ lâu đã cảnh báo về việc Covid-19 sẽ tiếp tục phát triển và lây lan nếu nhiều nơi trên thế giới vẫn trong tình trạng thiếu vắc-xin.

Kể từ khi các nhà chức trách Nam Phi thông báo về sự xuất hiện của một biến thể SARS-CoV-2 mới có chứa số lượng lớn đột biến bất thường – biến thể mới đáng lo ngại mang tên gọi Omicron, thế giới đang căng thẳng theo dõi đường đi của biến thể này. Câu hỏi đặt ra là biến thể Omicron đã phát triển ở đâu? Như thế nào? Và vấn đề bất bình đẳng vắc-xin trên toàn cầu nghiêm trọng đến đâu?

Senjuti Saha, nhà vi sinh học phân tử và giám đốc Quỹ Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em (CHRF) ở Dacca, Bangladesh cho biết: “Bất cứ nơi nào tôi đi, mọi người đều nói: Hãy cho chúng tôi biết thêm về Omicron”; "Có rất ít thông tin về những gì đang xảy ra, và điều đó đúng ngay cả đối với các nhà khoa học".

Thế giới - Omicron làm dấy lên quan ngại về bất bình đẳng vắc-xin trên toàn cầu

Hình ảnh so sánh biến thể Dealta (trái) và biến thể Omicron (phải) được công bố bởi Bệnh viên Bambino Gesu. Ảnh: RT.

Các giả thuyết khoa học

Omicron rõ ràng không phát triển từ một trong những biến thể đáng lo ngại trước đó như Alpha hoặc Delta. Thay vào đó, nó dường như phát triển song song - và ẩn mình. Emma Hodcroft, một nhà vi-rút học tại Đại học Bern, cho biết Omicron rất khác với hàng triệu bộ gen của SARS-CoV-2 được công bố trước đó và rất khó để xác định họ hàng gần nhất với biến thể này. Bà cho rằng nó có thể đã sớm tách ra từ các chủng khác “vào khoảng giữa năm 2020”.

Điều đó đặt ra câu hỏi rằng đâu là nơi mà những biến thế “tiền nhiệm” của Omicron đã ẩn náu trong suốt quãng thời gian hơn một năm ấy. Các nhà khoa học cho rằng về cơ bản có ba giả thuyết chính: Thứ nhất, vi-rút đã lưu hành và phát triển trong một quần thể ít được giám sát; Thứ hai, nó phát triển từ một bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 mãn tính; Hoặc tiến hóa trong một loài không phải con người và gần đây lây nhiễm trở lại vào con người.

Christian Drosten, một nhà vi-rút học tại Bệnh viện Đại học Charité ở Berlin, ủng hộ giả thuyết thứ nhất. Ông nói: “Tôi cho rằng vi-rút không phát triển từ nước Nam Phi, nơi thường xuyên diễn ra giải trình tự, mà ở một nơi khác ở miền nam châu Phi trong đợt dịch mùa đông. Nhiều ca lây nhiễm đã diễn ra trong thời gian dài và tạo ra áp lực để loại vi-rút này tiến hóa”.

Tuy nhiên, ông Andrew Rambaut, làm việc tại Đại học Edinburgh, đặt ra vấn đề rằng làm thế nào mà vi-rút có thể ẩn náu trong một nhóm người quá lâu như vậy. Ông nói: “Tôi không chắc thực sự có bất cứ nơi nào trên thế giới đủ cô lập để loại vi-rút này lây truyền trong một khoảng thời gian dài mà không xuất hiện ở các nơi khác”. Thay vào đó, Rambaut và một số người khác cho rằng loại vi-rút này đã phát triển từ một bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 mãn tính, có thể là một người có phản ứng miễn dịch đã bị suy giảm bởi căn bệnh khác hoặc một loại thuốc.

Richard Lessells, một nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học KwaZulu-Natal, cho biết: “Tôi nghĩ rằng bằng chứng ủng hộ nó (giả thuyết thứ hai) đang trở nên mạnh mẽ hơn”. Ông trích dẫn trường hợp rằng một phụ nữ trẻ ở Nam Phi bị nhiễm HIV đã mang mầm bệnh SARS-CoV-2 trong hơn 6 tháng và vi-rút tích lũy nhiều thay đổi. 

Thế giới - Omicron làm dấy lên quan ngại về bất bình đẳng vắc-xin trên toàn cầu (Hình 2).

Nam Phi đang đối phó với sự gia tăng lớn trong các trường hợp Covid-19 liên quan đến biến thể Omicron. Ảnh: Getty Images.

Một số người cho rằng vi-rút này đã ẩn náu trong các loài gặm nhấm hoặc động vật khác chứ không phải con người, từ đó nó trải qua những áp lực tiến hóa khác nhau và chọn lọc ra đột biến mới. Kristian Andersen, một nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Scripps Research cho biết: “Bộ gen (biến thể Omicron) thật kỳ lạ". Nhà sinh vật học tiến hóa Mike Worobey thuộc Đại học Arizona, ủng hộ giả thuyết Omicron bắt nguồn từ một người bị ức chế miễn dịch, nhưng ông lưu ý rằng 80% hươu đuôi trắng được lấy mẫu xét nghiệm ở Iowa (Mỹ) từ cuối tháng 11/2020 đến đầu tháng 1/2021 mang SARS-CoV-2. Ông Mike Worobey nói: “Tôi tự hỏi liệu các loài khác ngoài kia có thể bị nhiễm bệnh mãn tính hay không. Điều này có thể gây ra áp lực chọn lọc tạo thành vi-rút theo thời gian”.

Còn quá sớm để loại trừ bất kỳ giả thuyết nào về nguồn gốc của Omicron. Aris Katzourakis, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Oxford, bày tỏ nghi ngờ về giả thuyết từ động vật. “Tôi bắt đầu quan ngại về các ổ động vật nhiều hơn” nơi mà biến thể của vi-rút có thể ẩn náu.

Bất bình đẳng vắc-xin toàn cầu

Nhiều nhà lãnh đạo y tế toàn cầu đã nhấn mạnh về khoảng cách tiêm chủng Covid-19 rất lớn giữa các nước giàu và nghèo trên thế giới. 

Richard Hatchett, người đứng đầu Liên minh Đổi mới Chuẩn bị sẵn sàng Dịch bệnh (CEPI), đã phát biểu tại Đại hội đồng Y tế Thế giới vào ngày 29/11 rằng tỉ lệ bao phủ vắc-xin thấp ở Nam Phi và Botswana đã “cung cấp một môi trường màu mỡ” cho biến thể tiến hóa, sự bất bình đẳng toàn cầu đã gây ra hậu quả. Tuy nhiên, theo Aris Katzourakis, nhà sinh vật học tiến hóa ở Đại học Oxford, “thực sự không có cách nào để biết” về việc điều đó đúng hay không.

Vào hôm thứ Năm ngày 2/12, bà Ngozi Okonjo-Iweala, người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo việc phân phối không đồng đều vắc-xin Covid trên toàn thế giới có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế và cho biết rằng bà “rất lo ngại” về vấn đề này. 

Bà Ngozi Okonjo-Iweala chia sẻ với hãng tin CNBC rẳng: "Mức độ bất bình đẳng là khá cao". Bà lưu ý rằng sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch sẽ liên quan đến hai yếu tố: mức độ kích thích kinh tế bằng các biện pháp tiền tệ hoặc tài khóa và khả năng tiếp cận vắc-xin. 

Thế giới - Omicron làm dấy lên quan ngại về bất bình đẳng vắc-xin trên toàn cầu (Hình 3).

Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng Giám đốc WTO, phát biểu trong cuộc họp báo.

Các quốc gia giàu đã tích trữ số lượng vắc-xin Covid-19 nhất định, trong khi nhiều quốc gia thu nhập thấp phải vật lộn để có được những loại vắc-xin cần thiết. Dữ liệu được thu thập cho thấy trong khi tỉ lệ dân số Mỹ đã đảm bảo được 248% lượng vắc-xin sản xuất thì tỉ lệ này chỉ là 30% đối với Mali và 56% đối với Kenya. Theo dữ liệu của Our World in Data, chỉ 7% dân số châu Phi đã được tiêm chủng đầy đủ ngăn ngừa Covid-19. Trong khi đó, Liên minh Châu Âu (EU) đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 67% dân số và ở Mỹ là 58%.

Theo CNBC, các chuyên gia y tế từ lâu đã cảnh báo về việc Covid-19 sẽ tiếp tục phát triển và lây lan nếu nhiều nơi trên thế giới vẫn trong tình trạng thiếu vắc-xin.

Hà Thanh (Science.org, Nature, CNBC)

FTC cản trở thương vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử ngành bán dẫn

Thứ 6, 03/12/2021 | 12:00
Vụ kiện được đưa ra trong bối cảnh tình trạng khan hiếm chip vẫn đang tàn phá chuỗi cung ứng và gây trở ngại trong quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Grab niêm yết tại Mỹ qua thương vụ SPAC lớn nhất thế giới

Thứ 5, 02/12/2021 | 14:54
Được định giá 40 tỷ USD, “kỳ lân công nghệ” Đông Nam Á - Grab niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ đánh dấu thương vụ IPO thông qua phương thức SPAC lớn nhất thế giới.

Thập kỷ bùng nổ của các kỳ lân công nghệ tại Đông Nam Á

Thứ 5, 02/12/2021 | 11:31
Vốn hóa thị trường công nghệ tại khu vực Đông Nam Á có thể đạt con số khổng lồ khoảng 1,24 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tới.

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ suy giảm

Thứ 4, 01/12/2021 | 10:16
Cuộc khảo sát được tiến hành trước khi biến thể Covid-19 Omicron mới được công bố và “giáng một đòn mạnh” vào nỗ lực kiểm soát đại dịch của nhiều nước trên thế giới.

Omicron có thể gây thêm bất ổn cho triển vọng kinh tế toàn cầu

Thứ 4, 01/12/2021 | 06:30
Đặc biệt, biến thể Omicron xuất hiện trong thời kỳ chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng, lạm phát gia tăng và thị trường lao động thiếu hụt.

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau phiên lao dốc vì biến thể Omicron

Thứ 3, 30/11/2021 | 11:03
Chính quyền Mỹ đang phối hợp cùng các công ty dược phẩm để đưa ra những phương án dự phòng và khả năng có vắc-xin mới nhằm chống lại biến thể Omicron.

Mỹ cần chuẩn bị mọi thứ để ứng phó với biến thể Omicron

Thứ 2, 29/11/2021 | 11:52
Mỹ đã tuyên bố biện pháp hạn chế đi lại với một số quốc gia châu Phi dù chưa chính thức ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron nào tại nước này.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Mỹ đã bí mật gửi tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:27
Một quan chức Mỹ cho biết, trong những tuần vừa qua, Mỹ đã bí mật gửi các tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.