Ông Macron mất thế đa số tại quốc hội vẫn có thể là tin tốt với Pháp

Ông Macron mất thế đa số tại quốc hội vẫn có thể là tin tốt với Pháp

Thứ 2, 20/06/2022 | 16:16
0
Kết quả cuộc bầu cử lập pháp lần này sẽ cho nước Pháp cơ hội làm quen với việc thành lập liên minh, phát huy nghệ thuật thỏa hiệp và hàn gắn những rạn nứt…

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mất thế đa số tuyệt đối sau cuộc bầu cử quốc hội hôm 19/6. Các đồng minh của ông đã nhanh chóng vào việc ngay từ ngày 20/6 để tìm cách tập hợp đa số nghị viện nhằm cứu vãn nhiệm kỳ thứ 2 của ông.

Việc mất thế đa số trong quốc hội khiến việc quản lý đất nước trở nên khó khăn hơn đối với ông Macron, nhưng đó có thể là một tin tốt về lâu dài cho nước Pháp.

Đó là quan điểm của Lisa Louis, phóng viên thường trú của DW tại Paris, về kết quả vòng bầu cử lập pháp năm nay ở Pháp.

Thế giới - Ông Macron mất thế đa số tại quốc hội vẫn có thể là tin tốt với Pháp

Lisa Louis, phóng viên thường trú của DW tại Paris, Pháp. Ảnh: DW

Theo kết quả đầy đủ do Bộ Nội vụ Pháp công bố rạng sáng 20/6, Liên minh "Cùng nhau" của Tổng thống Macron giành được 245 ghế và vẫn là đảng lớn nhất trong quốc hội Pháp khóa tới, nhưng đã mất thế đa số tuyệt đối cho phép họ tự mình quyết định các chính sách quan trọng tại quốc hội.

Theo quy định, một liên minh cần ít nhất 289 ghế để giành được thế đa số tuyệt đối tại quốc hội có 577 thành viên.

Liên minh Bình dân Xã hội và Sinh thái Mới, được gọi là Nupes, dưới sự dẫn dắt của Đảng La France Insoumise của nhà lãnh đạo cánh tả Jean-Luc Melenchon, đứng thứ 2 với 135 ghế, trở thành nhóm đối lập lớn nhất tại quốc hội Pháp khóa tới.

Lần này, đảng cực hữu của bà Marine Le Pen đã giành được số ghế gần gấp 10 lần so với 8 ghế vào năm 2017.

Làm quen với việc thành lập liên minh

Việc không chiếm thế đa số tuyệt đối trong quốc hội thường không phải là vấn đề ở các quốc gia khác như Đức, nơi các đảng đã quen với việc thành lập liên minh và làm việc cùng nhau, phóng viên Louis của DW nhận định.

Ở Pháp, nó có thể là một vấn đề vì người Pháp không quen với tình huống này.

Thế giới - Ông Macron mất thế đa số tại quốc hội vẫn có thể là tin tốt với Pháp (Hình 2).

Kết quả bầu cử quốc hội Pháp năm 2022 do Bộ Nội vụ Pháp công bố. Ảnh: DW

Lần cuối cùng tình huống tương tự xảy ra là giai đoạn 1988-1991 dưới thời cựu Tổng thống Francois Mitterrand khi đảng của ông thiếu 14 ghế để đạt được mốc 289 ghế và giành đa số tuyệt đối trong quốc hội Pháp khóa đó.

Chính phủ của ông Mitterrand đã phải tìm cách giành được sự ủng hộ của các đảng cánh hữu và cánh tả để luật được thông qua. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các thỏa hiệp hóa khó khăn đến mức trong 3 năm ông phải 28 lần sử dụng đến “ngoại lệ” mà điều 49.3 của Hiến pháp Pháp cung cấp.

Điều 49.3 trong Hiến pháp của nước Pháp quy định, một chính phủ cầm quyền được phép thông qua một dự thảo luật mà không cần một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội. Tuy nhiên, trong trường hợp chính phủ viện dẫn đến điều 49.3 thì quốc hội có quyền yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ. Nếu đa số bất tín nhiệm, chính phủ đương nhiệm sẽ bị giải tán để thành lập một chính phủ mới.

Nhưng sau này “ngoại lệ” trên đã bị hạn chế sử dụng. Như vậy, ông Macron và chính phủ của ông sẽ chỉ có thể áp dụng nó một lần mỗi năm trong kỳ họp quốc hội và cho cuộc bỏ phiếu về ngân sách hàng năm.

Cơ hội học nghệ thuật thỏa hiệp

Với việc Liên minh “Cùng nhau” mất thế đa số tuyệt đối, ông Macron và các bộ trưởng của ông sẽ phải tìm kiếm sự ủng hộ trên toàn hệ thống chính trị.

Họ cũng phải tính đến những trở ngại mạnh mẽ từ liên minh cánh tả của ông Melenchon chống lại các biện pháp định hướng thị trường. Có khả năng Nupes sẽ tìm mọi cách có thể để ngăn chặn và kéo dài các cuộc thảo luận trong quốc hội.

Thế giới - Ông Macron mất thế đa số tại quốc hội vẫn có thể là tin tốt với Pháp (Hình 3).

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Politico

Trong quốc hội Pháp khóa trước, 17 nghị sĩ của đảng La France Insoumise do ông Melenchon dẫn dắt đã thường xuyên làm điều đó. Với việc liên minh cánh tả lần này giành được số ghế gấp khoảng 10 lần so với 5 năm trước, trở ngại đối với chính phủ của ông Macron sẽ càng lớn hơn.

Bản thân ông Macron đã nói trước vòng bỏ phiếu thứ hai rằng "không gì tồi tệ hơn việc bổ sung thêm một nước Pháp rối loạn vào một tình hình quốc tế rối loạn".

Tuy nhiên, cục diện mới trong quốc hội Pháp cũng có khả năng buộc Tổng thống Macron, nổi tiếng là người tự mình đưa ra quyết định, phải cân nhắc nhiều hơn đến quan điểm của các cử tri cánh tả.

Đó có thể là cơ hội để ông và chính phủ của ông học nghệ thuật thỏa hiệp và xoa dịu một số người dân hiện đang cảm thấy bị bỏ lại phía sau so với tầng lớp tinh hoa chính trị gia ở thủ đô hoa lệ.

Lần này các cử tri cấp tiến - từ phe cực hữu và phe cực tả - có thể thấy quan điểm của họ được phản ánh trong các cuộc tranh luận tại quốc hội Pháp.

Điều đó có thể góp phần giúp nước Pháp chữa lành một số quan điểm cực đoan và đưa mọi người xích lại gần nhau.

Một nước Pháp thống nhất, mạnh mẽ sẽ là một điều tốt. Vì chính đất nước họ và vì thế giới.

Minh Đức (Theo DW)

Thách thức chờ đợi ông Emmanuel Macron trong nhiệm kỳ mới

Thứ 3, 26/04/2022 | 07:00
Tái đắc cử Tổng thống Pháp nhiệm kỳ hai, ông Emmanuel Macron phải đối mặt với những khó khăn có thể còn lớn hơn trong nhiệm kỳ đầu.

Tổng thống Macron: "Không để người dân nào ở Pháp bị bỏ lại phía sau"

Thứ 2, 25/04/2022 | 13:49
Ông Macron cho biết nhiệm kỳ thứ hai không phải là sự tiếp nối của nhiệm kỳ đầu tiên mà cam kết giải quyết tất cả các vấn đề hiện tại của nước Pháp.

Bầu cử Tổng thống Pháp: Ẩn số trên đường đua vào Điện Élysée

Thứ 7, 23/04/2022 | 16:34
Kết quả cuối cùng, giống như một trận cầu đỉnh cao giữa hai “kỳ phùng địch thủ”, chỉ có thể biết được vào phút chót.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.