Ông Ngô Trần Ái: Định giá sách giáo khoa - cần cân nhắc, thận trọng

Ông Ngô Trần Ái: Định giá sách giáo khoa - cần cân nhắc, thận trọng

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 5, 29/09/2022 | 22:26
0
Nhà xuất bản mong muốn việc định giá sách giáo khoa cần phải phù hợp với những điều kiện của thực tiễn.

Chủ trương xã hội hóa, phát triển đồng bộ các loại thị trường, góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được đề ra từ gần 30 năm nay trong các văn kiện của Đảng (Đại hội lần thứ VIII tháng 6 năm 1996, Đại hội lần thứ IX tháng 4 năm 2001).  Chủ trương XHH giáo dục, trong đó có đa dạng hóa, xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa (SGK) đã được cụ thể hoá trong Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội về giáo dục.

Chúng tôi có cuộc phỏng vấn Nhà giáo ưu tú, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (gọi tắt là VEPIC) xoay quanh vấn đề về giá SGK trong Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng SGK GDPT được tổ chức ngày 29/9/2022 tại Hà Nội. 

PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân của việc giá SGK mới tăng cao hơn SGK cũ?

Ông Ngô Trần Ái: Theo chúng tôi, giá SGK mới cao hơn SGK cũ là do 5 nguyên nhân chính như sau:   

Bộ SGK mới theo Chương trình GDPT 2018 do các NXB, doanh nghiệp bỏ vốn tự có hoặc vốn vay ngân hàng để thực hiện tất cả các khâu từ tổ chức biên soạn, dạy thực nghiệm, mua vật liệu đầu vào, trả tiền nhuận bút, quảng bá, tập huấn giáo viên; không được Nhà nước cấp ngân sách chi trả cho một số khâu như trước đây.

Giá nguyên vật liệu, công in, nhuận bút, chi phí quảng cáo, tập huấn giáo viên,… đều cao hơn trước; đặc biệt là giá giấy tăng cao. Ngay cả giá giấy Bãi Bằng do Việt Nam sản xuất, hiện nay cũng cao hơn 25% so với cách đây 5 năm.

Thực tế là SGK mới có khổ giấy lớn hơn 1,3 lần so với SGK cũ; in 4 màu; chất lượng giấy in tốt hơn. So với giá các loại sách khác trên thị trường thì SGK vẫn có giá thấp hơn. Ví dụ, bộ SGK lớp 3 gồm 12 quyển, có giá là 220.000 đồng. Nếu chia trung bình, mỗi quyển SGK có giá xấp xỉ 18.000 đồng. Trong khi đó, một quyển truyện có độ dày, giấy in, hình minh họa, màu tương tự với sản lượng hơn 100.000 bản trên thị trường cũng có giá vào khoảng 90.000 đến 100.000 đồng.

Giáo dục - Ông Ngô Trần Ái: Định giá sách giáo khoa - cần cân nhắc, thận trọng

Đến nay, sách giáo khoa đã trở thành sản phẩm của xã hội hoá.

So với giá SGK các nước, một cuốn SGK in 4 màu, số trang tương tự thì giá cũng vào khoảng từ 100.000 đến 200.000 đồng (đối với một số nước trong khối ASEAN) và từ 200.000 đến 300.000 đồng (như Nhật Bản, Hàn Quốc). Ví dụ SGK Toán của Singapore giá vào khoảng 250.000 đồng; SGK Đạo Đức và Khoa học tự nhiên của Hàn Quốc, Nhật Bản có giá từ 280.000 đến 300.000 đồng.

Các bộ SGK mới đều có SGK phiên bản điện tử miễn phí kèm theo. Hiệu quả của SGK điện tử rất lớn nhưng chi phí cũng lớn (ví dụ, chỉ để làm một bài tập tương tác hay một thí nghiệm đã phải chi nhiều triệu đồng; làm một video kể chuyện – tương đương một bộ phim hoạt hình – cũng phải chi hàng chục triệu đồng), nên nếu giá SGK tính đúng, tính đủ phải bao gồm cả chi phí làm SGK điện tử.

Do có nhiều đơn vị cùng biên soạn, xuất bản, phát hành SGK nên thị trường của mỗi đơn vị hẹp hơn, sản lượng của mỗi đầu sách giảm đi so với thời kỳ chỉ có một bộ SGK của một NXB, góp phần làm chi phí tăng lên theo đúng phân tích về cơ sở hình thành giá: số lượng phát hành một đầu sách càng cao, giá thành càng hạ và ngược lại.

PV: SGK không thuộc loại “hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh; tài nguyên quan trọng; hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước” như quy định tại Điều 19, Luật Giá. Bởi vậy,nhiều ý kiến cho rằng,  việc định giá SGK là rất cần cân nhắc, thận trọng . Xin ông cho biết ý kiến cá nhân ?

Ông Ngô Trần Ái: Đúng vậy. Các cơ quan nhà nước định giá SGK là một sự thay đổi lớn về chính sách, rất cần cân nhắc, vì SGK không thuộc loại “hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh; tài nguyên quan trọng; hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước” như quy định tại Điều 19, Luật Giá.

Khi ban hành chính sách XHH việc biên soạn SGK, Nghị quyết số 88 của Quốc hội không có quy định về việc các cơ quan Nhà nước định giá SGK XHH. Thực hiện Nghị quyết 88, từ năm 2020, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành SGK. Tới nay, Nhà nước lại thay đổi chính sách thì điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp và việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.

Bên cạnh đó, giá SGK không phải do các doanh nghiệp tự định đoạt mà đều phải kê khai các yếu tố cấu thành để Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính duyệt theo Nghị định số 177 của Chính phủ.

Giáo dục - Ông Ngô Trần Ái: Định giá sách giáo khoa - cần cân nhắc, thận trọng (Hình 2).

Thầy cô giáo được chủ động chọn những bộ sách giáo khoa phù hợp để giảng dạy.

Trên thực tế, giá SGK không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của đại bộ phận các gia đình, nhất là so sánh với các chi phí khác. Để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, theo khoản 10, Điều 20, Nghị định 81/2021 ngày 27/8/2021 của Chính phủ, Nhà nước đã cấp 150.000 đ/tháng x 9 tháng/năm cho học sinh thuộc hộ nghèo để mua sách vở và đồ dùng học tập. Tính ra, mỗi năm học, học sinh nghèo được cấp 1.350.000 đồng, tương đương giá từ 4 đến 7 bộ SGK, tùy cấp học.

Thực tiễn lựa chọn SGK ở các tỉnh, thành cho thấy giá SGK chỉ là một trong những yếu tố tham khảo, tiêu chí quan trọng là chọn bộ SGK có chất lượng cao, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội - văn hoá địa phương và phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,…

PV: Từ đặc thù và thực tế trên , ông có  kiến nghị gì không?

Ông Ngô Trần Ái : Chúng tôi mong muốn  Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để tham mưu với Quốc hội quyết định vấn đề quản lý giá SGK cho sát với thực tế, tiếp tục hỗ trợ cho chính sách XHH việc biên soạn SGK theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Chính phủ chi ngân sách nhà nước cho thư viện trường học mua SGK (kể cả sách đã qua sử dụng) để học sinh có nhu cầu mượn. Hằng năm, các doanh nghiệp, NXB chỉ cần in SGK với một số lượng nhỏ để đáp ứng yêu cầu của những gia đình có nhu cầu mua sách riêng cho con. Đây là kế sách căn bản, lâu dài, để hằng năm không còn các ý kiến băn khoăn về giá SGK.

 Nhà nước có chính sách khuyến khích các NXB, doanh nghiệp làm và phát hành SGK tặng SGK cho học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn. Trong thời gian qua, bản thân công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam cũng đã tặng 600.000 bản SGK mới, trị giá hơn 12 tỷ đồng cho các Sở GD&ĐT, các trường và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.

Đó là một khoản chi không nhỏ so với số vốn 100 tỷ đồng của công ty, thể hiện tình cảm của cán bộ, nhân viên công ty đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Công ty Vepic là đơn vị biên soạn, xuất bản, phát hành bộ SGK Cánh Diều – bộ SGK xã hội hóa đầu tiên của cả nước,  thực hiện đầy đủ các đầu sách, góp phần đa dạng hóa tài liệu dạy và học, minh chứng cho chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục. Bộ SGK Cánh Diều được xã hội, giáo viên, dư luận phụ huynh...đánh giá là bộ SGK có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chí về nội dung, hình thức, đáp ứng các yêu cầu về tính thẩm mỹ, khoa học, giáo dục và thực tiễn...

 

Trên 2/3 tác giả biên soạn sách giáo khoa trình độ từ Tiến sĩ trở lên

Thứ 5, 29/09/2022 | 13:30
Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa đã huy động được nhiều tổ chức tham gia biên soạn, đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục...

Đề nghị quy định giá bán tối đa, không ấn định giá sách giáo khoa

Thứ 2, 19/09/2022 | 19:01
Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Nhà nước quy định giá bán tối đa; không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách giáo khoa quyết định giá bán cụ thể.

Tiến hành thẩm định sách giáo khoa lớp 11 đợt 1

Thứ 2, 12/09/2022 | 14:41
Việc thẩm định sách giáo khoa giúp tránh nhầm lẫn, nội dung sẽ được làm mới phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay.
Cùng tác giả

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh

Bộ GD&ĐT công bố thời gian xét tuyển đại học, cao đẳng ngành mầm non

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:08
Năm nay các thí sinh tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Hà Nội

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:37
Năm nay, lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam sẽ được tổ chức tại khu vực nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Tuyển sinh 2024: Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:29
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 17/4: Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2024

Thứ 4, 17/04/2024 | 05:45
Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2024; Xe tải lao vào mương thoát nước 2 người tử vong...

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Rủ nhau đi tắm biển, hai học sinh đuối nước thương tâm

Thứ 4, 17/04/2024 | 12:28
Hai học sinh lớp 5 ở Quảng Ngãi bị đuối nước trong lúc tắm biển, trong đó 1 cháu đã tử vong, 1 cháu đang cấp cứu tại bệnh viện.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.