Phát hiện khuôn mặt 400 triệu năm tuổi

Phát hiện khuôn mặt 400 triệu năm tuổi

Thứ 2, 30/09/2013 | 15:25
0
Mới đây, các nhà khoa học vừa phát hiện một hóa thạch cá có niên đại khoảng 419 triệu năm tuổi tại Trung Quốc.

Nhóm khảo cổ phát hiện hóa thạch tại những lớp trầm tích có niên đại từ kỷ Silur ở vùng đông nam Trung Quốc và trong tình trạng được bảo quản tốt.

Các nhà khoa học tin rằng hóa thạch mới được tìm thấy ở Đông Nam Trung Quốc là minh họa cổ xưa nhất trên thế giới về cấu trúc xương mà ngày nay chúng ta gọi là khuôn mặt.

Mẫu vật cá được bảo quản khá tốt (thuộc loài Entelognathus primordialis), hóa thạch được xác định là loài động vật ăn thịt hàng đầu trong đại dương cổ đại.  Bên trong lớp trầm tích có niên đại từ kỷ Silur, tức là nó khoảng 419 triệu năm tuổi.

Việt Nam Xanh - Phát hiện khuôn mặt 400 triệu năm tuổi

Hóa thạch đầu cá và bản vẽ nguyên mẫu của các nhà khảo cổ. Ảnh:Independent.

Theo tạp chí Nature, phát hiện này rất có giá trị vì nó là mẫu vật lâu đời nhất có cấu trúc xương khuôn mặt cơ bản: một hàm, một miệng, hai mắt và một mũi.

Hóa thạch này độc đáo ở chỗ, nó mang đặc tính của hai loại cá cổ đại: placoderms (cá bọc thép, được cho là đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước) và cá có xương (nguồn gốc của tất cả các loài cá có xương sống ngày nay, động vật lưỡng cư, chim, động vật có vú và cuối cùng là chúng ta).

Hóa thạch mới được phát hiện này có cơ thể và hộp sọ của placoderm nhưng lại có hàm răng của loài cá có xương, có lẽ là loài cá placoderm chưa bao giờ bị tuyệt chủng. Thay vào đó, chúng tiến hóa thành rất nhiều động vật trên cạn và dưới biển còn tồn tại tới ngày nay. 

Tiến hóa về hàm là một trong những thời kỳ quan trọng nhất của sự phát triển loài xương sống, nhưng khoảng cách giữa động vật xương sống có hàm và không hàm quá rộng, nên rất khó phân biệt các bước tiến hóa đơn lẻ trong giai đoạn chuyển tiếp của giống loài này.

Việt Nam Xanh - Phát hiện khuôn mặt 400 triệu năm tuổi (Hình 2).

 Khuôn mặt của hóa thạch. Ảnh: Min Zhu.

Min Zhu của Viện Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh và đồng sự đã phát hiện một bước gần cuối trong quy trình chuyển tiếp này, khi các động vật có xương sống hàm hiện đại, như cá mập và cá xương, trỗi dậy từ một nhóm các loài cá da phiến.

Các nhà khoa học cho biết đây là một phát hiện đáng chú ý vì cấu trúc xương trên mặt của loài cá này tương đối giống những loài cá ngày nay với một cái hàm, một miệng, hai mắt và hai mũi. Trước đó, những hóa thạch cá được phát hiện vào cùng niên đại trên đều không có hàm như loài cá mút đá vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Theo các nhà khoa học, hóa thạch này cung cấp nhiều thông tin về quá trình tiến hóa cổ xưa và thậm chí là tổ tiên của con người. Ông Matt Friedman, một nhà nghiên cứu từ đại học Oxford của Anh, cho biết cần một thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về hóa thạch này nhằm hiểu rõ hơn và tìm ra những yếu tố tác động đến chuỗi tiến hóa.

Hóa thạch được phát hiện lần này được xem như một chứng cứ giá trị, cung cấp nhiều thông tin về quá trình tiến hóa của những loài cá cổ xưa đến ngày nay.

Duyên Trần (t/h)

Đấu giá hóa thạch khủng long...180 tỷ

Thứ 5, 12/09/2013 | 17:16
Hóa thạch được liệt vào dạng ấn tượng thế giới đã sẵn sàng cho cuộc đấu giá hứa hẹn gây cấn vào tháng 11, và nhiều khả năng có thể lập kỷ lục mới với giá khoảng 6 triệu bảng Anh.

Đào giếng phát hiện xương hóa thạch khổng lồ

Thứ 6, 14/06/2013 | 21:10
Trong lúc đào giếng, anh Nguyễn Văn Toản phát hiện một bộ xương hóa thạch khổng lồ. Người thì cho rằng đây là bộ xương cá voi, có người còn quả quyết là xương… khủng long.

'Bộ hàm voi ma mút' hóa thạch xuất hiện tại Hà Nội

Thứ 6, 07/06/2013 | 08:33
Mới đây, ở ngay thủ đô Hà Nội, dư luận được phen xôn xao khi có một người đàn ông tuyên bố đang sở hữu một chiếc hàm voi rất lớn, được suy đoán là của voi ma mút, đã hóa thạch.

Hang xương hóa thạch khổng lồ ở Yên Bái

Thứ 3, 26/03/2013 | 23:24
Trong một lần đi tìm đá quý, người dân ở thôn Xiêng, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã phát hiện kho xương khổng lồ ở hang Ma Mút, có rất nhiều xương đã hóa thạch. Sau đó, một đoàn khảo cổ người Đức đến khai quật và vận chuyển số lượng xương khổng lồ về Đức để phục vụ nghiên cứu.

Rừng hóa thạch ở Canada có khả năng 'hồi sinh'

Thứ 6, 18/01/2013 | 08:13
Nằm sâu trong lớp băng vĩnh cửu trên một cao nguyên ở đảo Bylot thuộc miền Bắc Canada là một khu rừng rộng lớn đã từng phát triển mạnh cách đây gần 300 triệu năm về trước. Theo các nhà khoa học, khu rừng hóa thạch này có thể sẽ sống lại khi đạt đủ điều kiện cần thiết.

Bảo tàng sắp hoàn thành phòng trưng bày ‘tiến hóa của sinh giới’

Thứ 5, 27/06/2013 | 17:04
Ngày 26/6, PGS.TS Lưu Đàm Cư, phó giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, hiện đơn vị đang triển khai Dự án xây dựng phòng trưng bày” Tiến hóa của sinh giới”. Dự án này đang trong giai đoạn xây dựng cuối cùng, dự kiến sẽ hoàn thành và khai trương vào cuối năm 2013. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đang triển khai Dự án xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam.