Phạt nặng nếu vi phạm dạy thêm học thêm

Phạt nặng nếu vi phạm dạy thêm học thêm

Thứ 5, 14/03/2013 | 08:44
0
Bộ GD – ĐT vừa trình dự thảo Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó dạy thêm học thêm sẽ bị xử phạt nặng nếu vi phạm.

Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh  trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt là 50 triệu đồng đối với cá nhân; 100 triệu đồng đối với tổ chức. Cùng một hành vi vi phạm mức phạt đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt đối với tổ chức.

Cụ thể, nếu vi phạm về sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cấp giấy phép dạy thêm, học thêm không đúng thẩm quyền. Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi dạy thêm không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn sử dụng

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt cụ thể như sau. Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cắt giảm chương trình chính khóa để đưa vào dạy thêm, ép buộc học sinh học thêm.

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với đơn vị tổ chức dạy thêm tại địa điểm không đảm bảo quy định, từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý thu, chi tiền dạy thêm học thêm không đúng quy định, hồ sơ không đầy đủ.

Xã hội - Phạt nặng nếu vi phạm dạy thêm học thêm

Ảnh chỉ có tính minh họa cho bài viết

Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng quyết định cho phép thành lập, quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giảng dạy, giáo dục có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.

Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc giải thể cơ sở giáo dục hoặc chấm dứt hoạt động giáo dục; Buộc hủy bỏ kết quả các môn thi hoặc chấm lại bài thi; Buộc thực hiện giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, làm luận văn, luận án bổ sung đủ nội dung, chương trình quy định; cung ứng tài liệu, thiết bị theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

Buộc hủy bỏ quyết định hoặc quy định trái thẩm quyền; Buộc khôi phục quyền lợi học tập của người học, bảo đảm quyền của người được cấp văn bằng, chứng chỉ; thu hồi văn bằng, chứng chỉ đã cấp trái phép; Buộc hoàn trả người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức hoàn trả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất các sách giáo khoa, tài liệu, thiết bị giáo dục đã nhập khẩu trái phép; Buộc bổ sung đầy đủ các điều kiện để đảm bảo an toàn cho người học, người dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định; Buộc chấm dứt thông báo trái quy định và cải chính công khai; Buộc nộp lại số tiền do hành vi vi phạm mà có.

Buộc thực hiện việc chuyển số người học đã tuyển sinh trái phép, mở lớp để đào tạo trái phép sang học tại cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo; sắp xếp số lượng học sinh, sinh viên đúng số lượng/lớp theo quy định; Buộc bổ sung đầy đủ hồ sơ, quản lý hồ sơ; cập nhật, lưu trữ đầy đủ hồ sơ và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định...

Bộ GD&ĐT gửi Dự thảo Tờ trình và Dự thảo Nghị định đến các Sở GD&ĐT, các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp để lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo.Để đảm bảo tiến độ, đề nghị đơn vị góp ý kiến cho Dự thảo bằng văn bản và gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 25/3/2013.

 N. An

Dạy thêm, học thêm có phải là... "tệ nạn"?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
"Đá quả bóng" trách nhiệm sang các địa phương về việc quản lí dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang gây nên những tranh cãi gay gắt trong dư luận.

Thanh lọc các “chiêu bẩn” dạy thêm, học thêm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
(Ngguoiduatin.vn) Ngoài những giáo viên “đắt hàng” nhờ uy tín cá nhân, thì không ít người kiếm bộn tiền vì các lý do tế nhị.

Quản lý dạy thêm, học thêm khó khả thi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
– Để quản lí việc dạy thêm, học thêm tràn lan, Bộ GD – ĐT đã có thông tư 17 quy định việc dạy thêm học thêm cụ thể đối với từng cấp học. Theo đó, kể từ ngày 17 2012, hàng loạt quy định mới về DTHT sẽ chính thức được áp dụng.

Khó hạn chế được học thêm “cưỡng bức”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Tuy nhiên, phần lớn nội dung vẫn na ná như các văn bản đã từng có trước đây.