Phát triển bền vững nguồn nước và năng lượng ở ĐBSCL

Phát triển bền vững nguồn nước và năng lượng ở ĐBSCL

Thứ 5, 14/12/2017 | 18:39
0
Ngày 14/12, tại Hà Nội, VUSTA tổ chức tọa đàm “Phát triển bền vững nguồn nước và năng lượng trong bối cảnh biến đởi khí hậu ở ĐBSCL."

Tọa đàm diễn ra với mục tiêu nhận diện những thách thức, thảo luận về cơ hội và giải pháp để phát triển bền vững nguồn nước và năng lượng ở ĐBSCL, Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Kết nối- Chính sách - Phát triển bền vững nguồn nước và năng lượng ở ĐBSCL

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Tham gia thảo luận có đại diện của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); Chuyên gia về Phát triển Bền vững; Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đôi khí hậu- Đại học Cần Thơ; Giám đốc trung tâm tư vấn Phát triển Bền vững Tài nguyên nước và Thích nghi BĐKH. Ngoài ra, trong buổi tọa đàm còn có sự tham gia của các cơ quan truyền thông báo chí, các đơn vị các nhân quan tâm đến vấn đề này.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Phạm Văn Tân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết: ĐBSCL là một khu vực trù phú, giàu tiềm năng và là trọng điểm kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. 

Kết nối- Chính sách - Phát triển bền vững nguồn nước và năng lượng ở ĐBSCL (Hình 2).

TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. 

Dẫn chứng về nước ngầm ở ĐBSCL sụt giảm nhanh, ThS. Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia Phát triển Bền vững ĐBSCL cho biết: Hiện có hơn 1 triệu giếng khoan nước ngầm, gây ra sụt giảm mực nước ngầm trung bình khoảng 26cm/năm trên toàn đồng bằng, hơn 15m ở vùng Cà Mau từ năm 1990. Sự sụt lún đất 1,6cm/năm và nếu tốc độ khai thác nước ngầm như hiện nay tiếp diễn, tổng sụt lún đến năm 2050 là 0,88cm.

Để phát triển bền vững nguồn nước và năng lượng ở ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH, ông Thiện đề xuất thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ. Cụ thể, thích ứng thuận thiên là chính, tránh can thiệp thô bạo vào thiên nhiên, giảm lúa vụ ba, chuyển từ tư duy tăng gia sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp và không xây thêm nhà máy nhiệt điện than. "Đồng thời, biến thách thức thành cơ hội; nước mặn không còn bị xem là kẻ thù; vùng nước lợ không bị xóa sổ; sông ngòi được chảy thông thoáng sẽ có khả năng tự làm sạch; nước sông ngòi được phục hồi, sử dụng; giảm sử dụng nước ngầm, giảm sụt lún đất".

Nhằm cân bằng an ninh nước – lương thực – năng lượng trong thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL, PGS. TS. Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng viện Nghiên cứu BĐKH – Đại học Cần Thơ đề xuất các chính sách: Áp dụng tiếp cận tổng thể trong quy hoạch tích hợp Nước – Lương thực – Năng lượng nhằm tránh xung đột giữa các ngành; điều chỉnh quy hoạch năng lượng của ĐBSCL trong quy hoạch tổng thể với quy hoạch nước và lương thực; xem xét lại quy hoạch điện, giảm thiểu tỷ trọng nhiệt điện than, trước hết là ngừng xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than mới; Chính phủ ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng đồng thời không tác động tiêu cực tới an ninh nguồn nước…

Hải Yến

ĐBSCL: Báo động nhiễm mặn đất trồng lúa

Thứ 6, 08/12/2017 | 07:26
Chỉ tiêu về độ mặn ở ĐBSCL có xu hướng tăng, trong khi nguồn dinh dưỡng của đất trong lúa 1 vụ, 2 vụ, 3 vụ đều có xu thế giảm do bị rửa trôi trong quá trình rửa mặn.

Nam Định: Xử nghiêm vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước

Thứ 5, 13/07/2017 | 06:45
UBND tỉnh Nam Định vừa ra văn bản yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, TP thực hiện tốt các biện pháp tăng cường quản lý, xử lý vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước.

6 tháng đầu năm, Đồng Tháp đứng đầu ĐBSCL về sản lượng thủy sản

Thứ 7, 18/06/2016 | 12:09
Nhân dịp ngày truyền thống báo chí Việt Nam, Đồng Tháp đã tổ chức buổi họp mặt với đông đảo nhà báo, phóng viên trong và ngoài tỉnh.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.