Phát triển giao thông xanh – giải pháp phát triển bền vững giao thông công cộng

Thứ 5, 06/10/2022 13:53

Đây là nội dung được đề cập trong chương trình Năng lượng xanh do Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên (VTV8) sản xuất với sự đồng hành của Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) phát sóng vào 19h35 đến 19h55 thứ Tư hàng tuần trên Kênh VTV8.

Những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông đô thị tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng công tác quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị còn thiếu đồng bộ và nguồn lực thực hiện nên vẫn chưa đáp ứng được đủ nhu cầu đi lại của người dân thành thị. Tại các đô thị Việt Nam, khi mật độ dân số ngày càng đông đã kéo theo số lượng phương tiện giao thông tăng lên đáng kể, đặc biệt là phương tiện cá nhân.

Các đô thị Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển xanh, bền vững trong khi tại các chiến lược phát triển bền vững thì vấn đề môi trường luôn được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, xu hướng phát triển giao thông xanh để giảm, tránh tác động đến môi trường có ý nghĩa đặc biệt trong xây dựng đô thị theo hướng xanh và bền vững, đồng thời tạo nên tính cạnh tranh giữa các đô thị.

Giao thông xanh là các phương tiện giao thông hạn chế các loại khí thải độc hại ra môi trường. Giao thông xanh sử dụng sức người, năng lượng tái tạo, điện, khí thiên nhiên nén... Việc sử dụng xe đạp, xe máy, ô-tô điện, xe chạy bằng khí nén CNG; xe sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió... chính là tham gia giao thông xanh.

Hiện nay, các thành phố lớn ở Việt Nam, khi tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí đang diễn biến phức tạp do lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh, gây ra tình trạng quá tải, đe dọa môi trường, thì giao thông xanh lại vẫn còn khá mới mẻ. Phần lớn người dân không có thói quen đi bộ, đi xe đạp hay sử dụng phương tiện vận tải công cộng, mà vẫn lệ thuộc rất lớn vào xe cá nhân, nhất là xe máy chạy bằng xăng.

img

Việc phát triển các loại hình giao thông xanh thay thế dần xe cơ giới không chỉ là lựa chọn cho hiện tại mà còn cho cả tương lai.  Bên cạnh các giải pháp phát triển vận tải hành khách cỡ lớn “xanh” và từng bước hạn chế xe máy, nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội cần sớm có kế hoạch hình thành hệ thống xe đạp cho thuê với giá rẻ để phục vụ nhu cầu di chuyển ngắn của người dân, tăng cường kết nối các khu vực đô thị với hệ thống vận tải công cộng. Thực tế cho thấy, bất cứ khu vực nào cũng có thể thiết lập các trạm xe đạp công cộng, nhất là tại những nhà ga tàu điện, bến xe buýt, khu trung tâm sầm uất, nơi gần đường giao thông chính. Với sự phát triển vượt bậc về khoa học, công nghệ thông tin như hiện nay, không khó để quản lý những chiếc xe đạp, tránh mất mát, hư hại. Mô hình trạm xe đạp công cộng vừa dễ thực hiện với chi phí rẻ, vừa mang lại hiệu quả rất lớn cho giao thông đô thị, môi trường thành phố.

img

Với việc đưa ra nội dung trên trong số phát sóng ngày 28/9 vừa qua, chương trình Năng lượng xanh cũng nói rõ tốc độ đô thị hóa đã gây ra những tác động không nhỏ tới môi trường, trong đó thì lượng khí thải khổng lồ được tạo ra từ hoạt động giao thông vận tải mỗi ngày đã khiến tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu trở nên báo động. Xây dựng giao thông xanh, phương tiện thân thiện với môi trường là giải pháp cứu môi trường sống hướng tới giá trị phát triển bền vững trong tương lai.

 Chương trình cũng cho chúng ta thấy được, để thực hiện được mục tiêu giao thông xanh cần phải có lộ trình phát triển, nếu không có lộ trình thì không thể thực hiện được những bước tiếp theo. Trước mắt, thành phố nên chú trọng xây dựng các tuyến phố đi bộ, khuyến khích người dân đi bộ hoặc sử dụng xe đạp, xe điện. Đồng thời, tập trung nguồn lực đầu tư phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn sử dụng năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao và xe buýt điện.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.