Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ 'hiến kế' việc khởi kiện DN trốn đóng BHXH

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ 'hiến kế' việc khởi kiện DN trốn đóng BHXH

Thứ 3, 09/05/2017 | 11:07
0
Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, để khởi kiện các doanh nghiệp trốn đóng BHXH hiệu quả hơn, bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động thì phải sửa luật trước.

Những vướng mắc trong khởi kiện nợ, trốn đóng BHXH vẫn đang là bài toán đặt ra với nhiều đơn vị. Để tổ chức công đoàn thực hiện quyền khởi kiện và tham gia tố tụng các vụ án lao động, trong đó có quyền khởi kiện đơn vị nợ BHXH, thực tế còn nhiều khó khăn, bất cập.

Ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đưa ra cái nhìn thẳng thắn xung quanh vấn đề này.

Xã hội - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ 'hiến kế' việc khởi kiện DN trốn đóng BHXH

Ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Phóng viên: Tổ chức công đoàn có quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH. Xin ông cho biết thông tin chung về việc thực hiện quyền này của các cấp công đoàn?

Ông Mai Đức Chính: Để thực hiện các quy định của Luật BHXH, ngay từ giữa tháng 6 chúng tôi đã ban hành hướng dẫn về quy trình khởi kiện các đơn vị trốn đóng BHXH và cũng đã tổ chức phối hợp với BHXH Việt Nam tập huấn 3 khu vực cho cán bộ công đoàn.

Tiếp nữa, chúng tôi đã ký kết một chương trình liên tịch giữa BHXH với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chia sẻ thông tin cũng như cung cấp hồ sơ, ký kết chương trình phối hợp với Tòa án tối cao hỗ trợ cho công tác khởi kiện. Do chúng tôi khởi kiện nên nhiều doanh nghiệp đã tự mang tiền đến nộp cơ quan BHXH. Việc khởi kiện đạt được thì chúng tôi rút hồ sơ.

Phóng viên: Được biết, LĐLĐ các tỉnh, thành phố nộp đơn khởi kiện ra tòa với 77 vụ DN nợ BHXH nhưng có tới 17/77 vụ bị toà án trả lại. Vậy, nguyên nhân do đâu, thưa ông?

Ông Mai Đức Chính: Tính đến hết tháng 1/2017, BHXH Việt Nam chuyển cho các cấp 1.177 hồ sơ, liên đoàn lao động các địa phương tiếp nhận 1.150 bộ hồ sơ và đến hết giữa tháng 2/2017 đã có 11 liên đoàn lao động cấp tỉnh, thành phố khởi kiện 77 doanh nghiệp nợ BHXH.

Hiện nay có 17 hồ sơ tòa án không thụ lý với lý do: không thuộc thẩm quyền giải quyết; đây là tranh chấp lao động tập thể chưa được giải quyết cấp Chủ tịch UBND cấp quận, huyện; không có giấy ủy quyền của tập thể ủy quyền cho tổ chức công đoàn; quan điểm của Toà án tối cao cho rằng hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH là hành vi nghiêm cấm, khi đó chỉ xử phạt hành chính theo luật Hành chính. Như vậy, trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan BHXH mà luật BHXH khi thanh tra thu thì phải xử lý, tức là nếu có quyết định thanh tra mà doanh nghiệp tiếp tục chây ì sẽ đưa ra thẩm quyền cấp cao hơn để xử lý về hành chính. Cuối cùng, nếu doanh nghiệp tiếp tục chây ì sẽ khởi tố vụ án theo luật hình sự.

Phóng viên: Bên cạnh đó, nhiều hồ sơ do công đoàn khởi kiện đều bị tòa án trả lại do không đúng thủ tục. Ông có thể thông tin rõ hơn về việc này?

Ông Mai Đức Chính: Thực ra, không phải hồ sơ không đúng mà tòa án cho rằng theo quy định của pháp luật, hành vi trốn nợ BHXH là hành vi bị nghiêm cấm mà nghiêm cấm thì phải xử theo luật Vi phạm hành chính chứ không phải con đường khởi kiện vì vậy phía tòa án không thụ lý.

Phóng viên: Ông nhìn nhận thế nào về năng lực của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong việc tham gia khởi kiện, tố tụng. Sắp tới đây, có giải pháp gì để khắc phục điều này, thưa ông?

Ông Mai Đức Chính: Đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở có 97% là cán bộ kinh nghiệm. Bản thân những cán bộ công đoàn muốn đi khởi kiện phải am hiểu về pháp luật, nắm rõ quy trình khởi kiện. Trong thực tiễn hiện nay, có thể có một số cán bộ công đoàn chưa đáp ứng đủ về năng lực nhưng chúng tôi đã có các trung tâm tư vấn tổ chức công đoàn, các câu lạc bộ luật sư để hỗ trợ xử lý khởi kiện.

Phóng viên: Theo ông, cần phải kiến nghị, đề xuất giải pháp gì để khởi kiện hiệu quả hơn, bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động?

Ông Mai Đức Chính: Tôi nghĩ, trước hết phải sửa luật đã. Hiện nay, văn bản mới nhất của TAND Tối cao gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng có yêu cầu nếu không tháo gỡ vướng mắc được thì BHXH Việt Nam và bộ LĐTB&XH phải đề xuất sửa luật Bảo hiểm. Trong sửa lần này phải nói rõ công đoàn cấp nào, chứ không nêu công đoàn chung chung.

Theo chúng tôi, chỉ có công đoàn cấp trên mới đủ khả năng để đứng ra khởi kiện. Lúc đó, công đoàn cấp trên không cần phải theo ủy quyền của công đoàn cơ sở hoặc người lao động. Tức là giống như hồi xưa BHXH khởi kiện như thế nào thì công đoàn cấp trên làm như vậy, nhưng hồ sơ, thông tin thì BHXH chuẩn bị và cung cấp. Công đoàn cấp trên đứng ra ký đơn và cùng BHXH VN khởi kiện.

Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này!

Nguyễn Huệ

Cùng tác giả

Nữ hộ sinh trong vụ trao nhầm trẻ sơ sinh ở Ba Vì lên tiếng

Thứ 5, 12/07/2018 | 10:39
Vừa qua, hai nữ hộ sinh liên quan tới vụ trao nhầm con suốt 6 năm ở bệnh viện Đa khoa Ba Vì đã chính thức lên tiếng.

Xác định bố mẹ ruột của hai đứa trẻ bị trao nhầm ở BVĐK Ba Vì

Thứ 4, 11/07/2018 | 21:17
Sự việc gia đình phản ánh bệnh viện Đa Khoa Ba Vì trao nhầm trẻ sơ sinh 6 năm trước đã được BV xác nhận. Tại đây, danh tính bố mẹ đẻ của 2 cháu bé đã được làm rõ.

Khởi tố lái xe tải lùi xe khiến thai phụ và bé 3 tuổi tử vong

Thứ 6, 08/06/2018 | 20:46
Ngày 8/6, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can và tạm giam 3 tháng đối với Bùi Tuấn Anh (SN 1992, HKTT tại Khu 7, Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) về tội Vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Chủ đầu tư "đá" trách nhiệm cho chủ bể bơi vụ bé trai đuối nước ở tòa nhà Golden Land

Thứ 4, 06/06/2018 | 12:10
Đại diện ban Quản lý tòa nhà Golden Land cho biết, đơn vị đã yêu cầu chủ bể bơi Fitness Garden xử lý cho êm đẹp theo đúng pháp luật và đúng hợp đồng đã cam kết với ban quản lý.

Hy vọng phép màu cho em bé trồi khỏi bụng mẹ sau vụ tai nạn giao thông

Thứ 5, 31/05/2018 | 12:01
Thấy bé trồi ra khỏi bụng mẹ sau vụ tai nạn, mọi người đã nhanh chóng lại đỡ em bé, cắt dây rốn rồi đưa đi bệnh viện.