Phó Giáo sư Lê Phước Minh: Ông Trump có thể đi nước cờ tiếp theo sau công nhận Jerusalem

Phó Giáo sư Lê Phước Minh: Ông Trump có thể đi nước cờ tiếp theo sau công nhận Jerusalem

Vũ Thu Hương
Thứ 4, 03/01/2018 | 11:17
0
Tổng thống Donald Trump đã có quyết định gây bất ngờ khi công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel. Quyết định này gây nhiều ý kiến trái chiều với các quốc gia trên thế giới. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư-Tiến sỹ Lê Phước Minh, Viện trưởng viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam) về vấn đề này.

Công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel là một quyết định gây bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mục tiêu sâu xa của ông Trump trong quyết định này là gì và ông đánh giá ra sao về điều này?

Trước hết, nếu nhìn riêng vào sự kiện này ta có thấy quyết định của Tổng thống Donald Trump là rất bất ngờ và gây nhiều tranh cãi. Nhưng nếu nhìn sự việc này theo chuỗi sự kiện thì ta có thể thấy quyết định về Jerusalem của Tổng thống Mỹ ngụ ý những điềm báo ngầm về một sự thay đổi đáng báo động trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với cuộc xung đột kéo dài nhất ở Trung Đông.

Nhìn vào quá khứ, từ năm 1995 Quốc hội Mỹ đã đưa ra Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem. Thường đại sứ quán của các quốc gia sẽ đặt ở Thủ đô nước sở tại và hiện nay Đại sứ quán Mỹ cũng đặt tại Tel Aviv như tất cả các đại sứ quán khác tại Israel.

Tiêu điểm - Phó Giáo sư Lê Phước Minh: Ông Trump có thể đi nước cờ tiếp theo sau công nhận Jerusalem

Phó giáo sư- Tiến sỹ Lê Phước Minh, Viện trưởng viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam). 

 

Từ năm 1995, quốc hội Mỹ đã đưa ra Đạo luật chuyển toà Đại sứ của nước này về Jerusalem. Tất cả các đời Tổng thống Mỹ từ năm 1995 cứ sáu tháng một lần lại ký quyết định trì hoãn việc chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem. Việc trì hoãn đã kéo dài nhiều năm như vậy.

Lần này, ông Trump tuyên bố là không như các Tổng thống trước đây, chỉ là lời hứa lớn trong tranh cử nhưng thất bại trong thực hiện, giờ đây ông thực hiện.

Khi còn là ứng viên Tổng thống ông Trump đưa ra rất nhiều lời hứa, tuyên bố và tổng cộng ông đã đưa ra 282 lời hứa. Từ khi nhậm chức ngày 20/1/2017 đến giờ hầu hết các lời hứa của ông đều được thực hiện.

Lời hứa chuyển Đại sứ quán về Jerusalem là một trong những điều cuối cùng chưa làm của ông Trump trong năm nay. Tháng 6/2017, trước lời khuyên can của Jared Kushner, con rể đồng thời là cố vấn cao cấp cho ông Trump về nhiều vấn đề chính trị quốc tế, trong đó có việc tạo ra một thoả thuận hoà bình ở Trung Đông.

Jared Kushner khuyên là chưa nên rời Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem, nên tháng 6/2017 ông Trump cũng đã ký quyết định hoãn việc rời Đại sứ quán giống như các đời Tổng thống Mỹ trước đó làm.

Tuy nhiên, ngày 4/12 vừa rồi ông Trump tuyên bố không ký sắc lệnh trì hoãn nữa và ngày 6/12 trong tuyên bố của mình tại Nhà Trắng, ông nói rằng Đại sứ quán Mỹ sẽ được di dời từ Tel Aviv đến Jesuralem.

Tại thời điểm đó, Mỹ là quốc gia duy nhất công nhận Jerisalem là Thủ đô của Israel. Do đó, có thể nói quyết định này gây bất ngờ với cả thế giới. Nhưng với ông Trump việc khó đoán định và gây bất ngờ là điều có thể dễ nhận thấy trong một năm qua. Vậy nên quyết định trên không có gì khó hiểu.

Theo ông Trump, các đời Tổng thống Mỹ từ năm 1995 đến nay không thực hiện việc rời Đại sứ quán về Jerusalem và đó là một thách thức. Trong khi đó trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ ông Trump đã luôn thể hiện triết lý đơn giản là “thách thức cũ đòi hỏi các cách tiếp cận mới”.

Một số quyết định trong thời gian qua của ông đã theo hướng này tuy nhiên đỉnh điểm mà cả thế giới biết đến là quyết định về Jerusalem. Và ông Trump cho rằng việc công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel giúp tiến trình hoà bình Trung Đông tốt hơn cho cả Israel và Palestine và tốt hơn cho cả tình hình Trung Đông. Đây hoàn toàn không phải là quyết định bất chợt được đưa ra.

Quyết định công nhận Jerusalem là Thủ đô của Palestine sẽ làm bùng nổ căng thẳng ở Trung Đông. Và người đứng đầu Nhà Trắng đã dùng nước cờ táo bạo ở Trung Đông. Ông đánh giá sao về quan điểm này?   

Tình hình thế giới trong một vài năm gần đây, đặc biệt từ ngày ông Trump nhậm chức, thế giới có nhiều biến động bất định và khó đoán định. Cho nên bây giờ đi đến nhận định rằng sau tuyên bố của ông Trump thì tình hình Trung Đông sẽ căng thẳng thêm hay giữa Palestine và Israel sẽ có những mâu thuẫn gay gắt hơn, thực ra giờ vẫn chưa thể khẳng định.

Chúng ta chỉ là người nhận được thông tin thứ cấp, tức là thông tin đã được tổng hợp, lọc qua các nhận định của các bên chứ không được tiếp cận với nguồn tin sơ cấp, nguồn thông tin đầu tiên. Vậy nên nếu chúng ta đưa ra dự đoán dựa trên những thông tin mà người ta đã xử lý rồi thì cũng không được chuẩn xác nữa.

Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh chung của sự kiện, tôi chú ý đến quan điểm của James Cunningham, cựu Đại sứ Mỹ tại Israel, cho rằng việc công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel không thúc đẩy các lợi ích của Mỹ hay khu vực.

Hơn thế nữa, James Cunningham còn cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump đảo ngược gần 7 thập kỷ chính sách của Mỹ và việc công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel “có khả năng là sai lầm rất nghiêm trọng” mà lường được hết hậu quả của nó.

Do vậy có thể dự báo là quyết định của ông Trump sẽ không chỉ làm mâu thuẫn giữa Israel và Palestine thêm phần căng thẳng mà còn làm nảy sinh thêm nhiều mâu thuẫn giữa EU và Mỹ.

Các Đại sứ Thuỵ Điển, Anh và Pháp tại Liên Hợp Quốc đã lập tức lên tiếng phản đối và yêu cầu duy trì cam kết của cộng đồng quốc tế đối với giải pháp 2 Nhà nước với Đông Jerusalem là Thủ đô của nhà nước Palestine và Tây Jerusalem là Thủ đô của nhà nước Israel...

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nói rằng Chính phủ Đức cũng “không nhất trí” và sẽ ủng hộ các nghị quyết hiện hành của Liên Hợp Quốc về giải pháp Nhà nước Palestine và Israel, đồng thời thực hiện nghiêm hiện trạng về địa giới bờ Đông và bờ Tây, hai Nhà nước này đều có Thủ đô là Jerusalem.

Jerusalem là thánh địa không chỉ của đạo Hồi, của người Do Thái mà còn là của cơ đốc giáo và nhiều tôn giáo khác. Vậy nên việc công nhận Jerusalem là Thủ đô của người Do Thái sẽ đụng chạm đến nhiều vấn đề.

Theo tôi rất khó đoán định trước được kết cục của tuyên bố về Jerusalem nhưng theo một số nhà nghiên cứu, chính khách, nguyên thủ quốc gia trên thế giới, thì quyết định của ông Trump còn có thể đụng chạm đến nhiều vấn đề hơn ngoài chuyện địa giới của người Palestine và người Israel. Nhưng vấn đề đặt ra kết cục cụ thể ra sao thì chúng ta phải chờ đợi.

Các nước ủng hộ quyết định của ông Trump là các nước nhỏ, phụ thuộc tài chính vào Mỹ và có tiếng nói yếu ớt, phải chăng các nước này ủng hộ Mỹ vì một lợi ích riêng nào đó?

Sau khi ông Trump công bố quyết định, ngay lập tức có hai quốc gia nhỏ có nhiều lệ thuộc tài chính vào Mỹ đã công bố ủng hộ Mỹ. Điều này là bình thường bởi các quốc gia đó đang nhận viện trợ của Mỹ.

Tiêu điểm - Phó Giáo sư Lê Phước Minh: Ông Trump có thể đi nước cờ tiếp theo sau công nhận Jerusalem (Hình 2).

Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Nhưng mà gần đây, Qatar, một nước khá mạnh trong khối Trung Đông cũng quyết định chuyển Đại sứ quán Qatar về Jerusalem. Bộ trưởng Ngoại giao Qatar đã trả lời báo chí về lý do họ có ý định chuyển Đại sứ quán về Jerusalem.

Họ nói rằng đó là ý muốn và là quan điểm của nước này. Họ thể hiện rằng dự định chuyển đại sứ quán giống như Mỹ nhưng không nói cụ thể ủng hộ hay không quyết định của ông Trump. Và không biết tới đây có quốc gia nào sẽ có ý định tương tự Qatar.

Ngay cả Tổng thống Mỹ cũng giải thích và đồng thời đưa ra quan điểm rằng Jerusalem là Thủ đô của Israel nhưng đồng thời ông cũng nói vấn đề giữa Palestine và Israel là do hai bên đàm phán.

Các tuyên bố chính gốc của Mỹ hay cách họ viết theo tiếng bản ngữ cũng có thể còn nhiều điều mà ta chưa thấu hiểu hết ý định của họ về một cục diện địa chính trị Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung.

Có điều, tuyên bố của ông Trump chắc chắn làm suy yếu hình ảnh của ông trong mắt hơn 1 tỉ người Hồi giáo, người Thiên chúa giáo, người Ả-Rập cũng như người châu Âu.

Đặc biệt, Mỹ lâu nay nắm giữ vai trò là nhà đàm phán cho Palestine và Israel nhưng giờ khi Mỹ tuyên bố như vậy thì có thể theo đánh giá của các chuyên gia, Mỹ sẽ mất vai trò trung gian đàm phán. Người Palestine đã quyết định ngừng liên lạc với chính quyền Trump và từ chối gặp Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến thăm khu vực của ông này.

Lâu nay một số quốc gia không thực hiện các nghị quyết của Liên Hợp Quốc hay vi phạm luật pháp quốc tế thì đều bị Liên Hợp Quốc trừng phạt hay cấm vận kinh tế, giảm hoạt động thương mại, hợp tác quốc tế như với Triều Tiên, Iran, Nga. Tuy nhiên, tiền lệ này chưa có với Mỹ.

Và trong tuyên bố mới đây của ông Trump có thể khác với quyết định của Liên Hợp Quốc về Jesuralem nhưng nếu nói rằng tuyên bố này có trái ngược hoàn toàn với quan điểm của Liên Hợp Quốc hay không thì chúng ta chưa đủ khả năng phân tích. Tôi dự đoán rằng Tổng thống Mỹ đã có nước cờ tiếp theo và được tính toán kỹ sau quyết định này.   

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!   

Xem thêm>> Tranh cãi Jerusalem: "Núp bóng ông lớn để thét to" 

Mời gọi đàm phán: "Kế ly gián" liên minh Mỹ - Hàn của Triều Tiên

Thứ 3, 02/01/2018 | 20:28
"Nhánh ô liu" mà Triều Tiên chìa ra cho Hàn Quốc dường như ẩn chứa một kế hoạch giúp Bình Nhưỡng có thêm một người bạn, còn Mỹ mất đi một đồng minh.

Tranh cãi Jerusalem: "Núp bóng ông lớn để thét to"

Thứ 6, 29/12/2017 | 18:00
Có không ít quốc gia núp sau "cái bóng" vững chắc của Mỹ để đứng lên chống lại cả thế giới trong vấn đề Jerusalem.
Cùng tác giả

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế ICJ về biến đổi khí hậu

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:44
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia Thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.

Việt Nam-Anh phối hợp thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP

Thứ 3, 26/03/2024 | 16:30
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, đối tác Việt Nam để thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP, nhất là về điện gió ngoài khơi, lĩnh vực Anh có thế mạnh.

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:51
Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất là cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:37
Tại cuộc gặp với Cố vấn Anninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược, đánh giá cao Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng...
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.