Mở rộng phạm vi luật Phòng, chống tham nhũng tràn lan: “Cá to lọt, toàn bắt cá nhỏ”

Mở rộng phạm vi luật Phòng, chống tham nhũng tràn lan: “Cá to lọt, toàn bắt cá nhỏ”

Thứ 3, 21/11/2017 | 11:25
2
“Nếu cứ mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng, làm tràn lan như dự thảo luật thì con cá to lọt, còn toàn bắt cá nhỏ”, ĐB Dương Trung Quốc phát biểu tranh luận tại phiên thảo luận về luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi.

Tại phiên thảo luận về luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sáng 21/11, đã có 53 ĐBQH đăng ký phát biểu. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của các ĐBQH với dự án luật đang được cả xã hội quan tâm.

Các ĐBQH đã có những quan điểm trái ngược nhau về việc có nên mở rộng phạm vi của luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) ra khu vực tư hay không. Một quy định nữa cũng được các ĐB tranh luận là đối tượng kê khai tài sản nên thu hẹp hay mở rộng.

Xã hội - Mở rộng phạm vi luật Phòng, chống tham nhũng tràn lan: “Cá to lọt, toàn bắt cá nhỏ”

ĐB Dương Trung Quốc phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu thảo luận, ĐB Nguyễn Quang Dũng (Quảng Nam), đồng tình với việc sửa đổi luật Phòng, chống tham nhũng. “Quan điểm của tôi là phải mở rộng ra khu vực ngoài Nhà nước”, ĐB Dũng nêu quan điểm.

Về kê khai tài sản và minh bạch tài sản tuy nhiên, ĐB đề nghị chỉ kê khai từ cấp trưởng phòng trở lên để không bị áp lực số lượng.

Đồng tình với quan điểm là cần mở rộng phạm vi của luật ra khu vực tư, Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nhấn mạnh, việc mở rộng phạm vi phòng chống tham nhũng sang khu vực tư là điểm nổi bật trong việc sửa đổi luật lần này. Điều này thể hiện đổi mới tư duy trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Mặt khác, theo đại biểu phát triển kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc khu vực tư được ưu tiên phát triển lớn mạnh và khi một người hoặc một nhóm người thuộc khu vực này được trao quyền lực và sử dụng quyền lực đó để vụ lợi thì cũng làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, lợi ích của cộng đồng.

Theo ĐB, việc lợi dụng quyền lực để vụ lợi trong khu vực tư về bản chất không khác gì khu vực công nên cũng phải coi là hành vi tham nhũng. “Tham nhũng ở khu vực tư rất nghiêm trọng, nhiều khi chi phối, lũng đoạn chính sách, đưa hối lộ hoặc thông đồng với khu vực Nhà nước để tư lợi gây thất thoát lớn tài sản”, ĐB Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh.

Đại biểu cũng cho rằng, việc dự luật đề nghị mới chỉ là tập trung vào 4 loại hình, đơn vị là phù hợp vì không kìm hãm sự phát triển của khu vực tư, không cản trở việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng trong khu vực Nhà nước.

Tranh luận với các ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi của luật, ĐB Lưu Bình Nhưỡng rất băn khoăn về điểm này. Theo ĐB, tội phạm tham nhũng là một chủ thể đặc biệt. Một chủ thể có thể phạm tội đưa hối lộ không thể gọi là đồng phạm tham nhũng. Thứ hai nữa là tính khả thi không đảm bảo. “Một mặt nhiều ĐB cần thu hẹp diện kiểm soát kê khai tài sản nhưng mặt khác lại muốn mở rộng diện kiểm soát tham nhũng theo tôi là mâu thuẫn và không khả thi”, ĐB Nhưỡng nói.

Theo ĐB, việc vi phạm hay tội phạm có thể sử dụng nhiều luật khác nhau để xử lý. “Tôi tán thành cần phải cắt nguồn dinh dưỡng nuôi tham nhũng nhưng không phải chỉ sử dụng một con dao duy nhất là luật Phòng, chống tham nhũng. Về đối tượng phải kê khai tài sản, tôi ủng hộ phương án cần kê khai tất cả những người bắt đầu vào công chức. Đó mới là biện pháp hữu hiệu”, ĐB Nhưỡng phát biểu.

Cũng tham gia tranh luận, đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) cho rằng, tham nhũng là vấn đề lớn, nếu là căn bệnh thì cần có thang thuốc đặc trị nhưng hiện nay chúng ta cứ pha loãng ra làm mất tính đặc trị.

Vị đại biểu giải thích rõ: “Chúng ta phải xác định rõ nội dung tham nhũng, còn xã hội điều chỉnh nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ, tôi có tài sản có nhiều bất minh nhưng nếu không phải ăn cắp của Nhà nước thì sao gọi là tham nhũng của Nhà nước được. Ví dụ như họ buôn lậu mà có tài sản…”.

Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh: “Tham nhũng là gắn liền với quyền lực, phương hại đến công quỹ, nếu không phải là công thì không phải là tham nhũng. Nếu cứ làm tràn lan thế này thì con cá to lọt, còn toàn bắt cá nhỏ. Theo tôi, trước hết hải huy động toàn bộ hệ thống pháp luật Phòng, chống tham nhũng tập trung vào những người có khả năng để mưu tư lợi, phương hại đến công quỹ”.

Trước nhiều ý kiến còn khác nhau liên quan đến dự án luật, nhiều ĐBQH đề nghị thông qua dự án luật tại 3 kỳ họp.

Đỗ Thơm (ghi)

Dự thảo luật phòng chống tham nhũng “trói tay” báo chí

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi thiếu cụ thể, dễ gây khó khăn cho các cơ quan báo chí trong quá trình tác nghiệp là ý kiến của nhiều nhà báo tại hội thảo “Bảo vệ nguồn tin: Pháp lý và đạo đức báo chí".
Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.