Phương thuốc kỳ diệu giúp bé gái 9 tuổi nhiễm HIV được chữa khỏi

Phương thuốc kỳ diệu giúp bé gái 9 tuổi nhiễm HIV được chữa khỏi

Thứ 4, 26/07/2017 | 21:49
0
Một bé gái 9 tuổi người Nam Phi- ca nhiễm HIV/AIDS vừa được chữa khỏi thứ 3 trên thế giới. Đây là hy vọng cho những người mắc bệnh thế kỷ nhìn thấy "ánh sáng cuối đường hầm".

Bé gái nói trên đã bị chẩn đoán nhiễm HIV khi mới 32 ngày tuổi. Sau đó, bé đã tiếp nhận một liệu trình kéo dài 10 tháng theo chương trình thử nghiệm thuốc kháng HIV. Toàn bộ liệu trình điều trị kết thúc lúc cô bé 1 tuổi.

Tại thời điểm kết thúc liệu trình, kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng virus HIV trong máu của bệnh nhi từ mức "rất cao" đã xuống còn "không thể phát hiện".

Sau thời gian 8 năm 9 tháng, HIV trong cơ thể cô bé đã rơi vào trạng thái "ngủ đông" và sức khỏe hiện nay của cô bé hoàn toàn bình thường mà không cần tiếp nhận thêm bất cứ liệu trình điều trị nào.

Các nhà khoa học cho rằng đây là ví dụ điển hình của phương thức chữa bệnh không cần dùng thuốc liên tục và mở ra hy vọng cho người nhiễm HIV.

Các bệnh - Phương thuốc kỳ diệu giúp bé gái 9 tuổi nhiễm HIV được chữa khỏi

 Ca nhiễm HIV thứ 3 trên thế giới được chữa khỏi (Ảnh minh họa).

Liên quan đến căn bệnh thế kỷ này, nhiều người chưa hiểu đúng virus HIV thực sự lây lan như thế nào dẫn đến việc kỳ thị và xa lánh những nạn nhân mắc căn bệnh này.

Các chuyên gia y tế cho hay, HIV chỉ lây lan qua 4 con đường: truyền qua máu, truyền từ sữa mẹ sang con, lây truyền qua đường tình dục không an toàn, truyền nhiễm qua các vết xước chảy máu trên cơ thể người bị bệnh và người không có bệnh.

Lưu ý, không sử dụng chung bơm kim tiêm dưới bất kỳ hình thức nào, ngay cả khi tiêm chủng trong bệnh viện hoặc ở những cơ sở phun xăm thẩm mỹ. Ngoài ra, không sử dụng chung bao cao su hay các thiết bị hỗ trợ tình dục với người khác.

Đáng chú ý, nước bọt hoặc đờm không chứa virus HIV. Điều này có nghĩa là việc phơi nhiễm HIV không thể xảy ra khi hôn, hắt hơi hoặc ho.

Điều cuối cùng, những tương tác xã hội thông thường đều không thể lây nhiễm HIV, tức là việc nói chuyện, bắt tay người dương tính với HIV sẽ hoàn toàn vô hại nếu chỗ da tiếp xúc của hai người không bị xước hoặc chảy máu.

Virus HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc hầu hết các chất lỏng bên ngoài cơ thể người. Do đó, việc chia sẻ thức ăn, bơi chung trong một bể bơi hay tắm cùng phòng tắm với người dương tính với HIV cũng sẽ không thể lây nhiễm bệnh.

Theo VTV

Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!