PSG. Vũ Quang Hiển: Phổ điểm Lịch sử như vậy là phù hợp

PSG. Vũ Quang Hiển: Phổ điểm Lịch sử như vậy là phù hợp

Đặng Ngọc Thuỷ
Thứ 7, 14/07/2018 | 12:31
3
Dư luận đang xôn xao khi điểm thi Lịch sử của Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 thấp kỷ lục. Tuy nhiên PGS. Vũ Quang Hiển lại khẳng định, đây là kết quả phù hợp.

Liên quan đến việc phổ điểm Lịch sử thấp kỷ lục gây xôn xao dư luận, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với PGS. Vũ Quang Hiển, giảng viên khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn,  để nhìn nhận về vấn đề này.

Góc nhìn khác

“Nhìn phổ điểm Lịch sử năm nay thấp nhất trong các môn là điều rất buồn. Nhưng chúng ta hãy cùng bình tĩnh để nhìn nhận ra rằng đây là kết quả phù hợp", PGS. Vũ Quang Hiển đánh giá.

"Khi mới thi xong, nhiều dự đoán, nhận định chung là: Đề thi khó hơn năm trước, khó đạt điểm tuyệt đối, phần lớn học sinh sẽ đạt từ 5 đến 6 điểm.

PSG. Vũ Quang Hiển: Phổ điểm Lịch sử như vậy là phù hợp

PGS. Vũ Quang Hiển trao đổi với PV.

Khi chấm thi xong và công bố điểm: Có hai luồng ý kiến: Thứ nhất, bất ngờ vì phổ điểm quá thấp; luồng ý kiến thứ hai thì cho rằng không có gì bất ngờ.

Luồng ý kiến "bất ngờ" vì cho rằng kết quả không như dự đoán ban đầu - phần lớn từ 5 đến 6 điểm. Còn luồng ý kiến "không bất ngờ" thì cho rằng do phần lớn học sinh biết kết quả thi môn này chỉ để xét tốt nghiệp nên không bỏ công sức học, cốt chỉ tránh điểm liệt (1.0 điểm)" - PGS. Hiển nhận xét.

"Phổ điểm năm nay tập trung ở mức 3.0 đến 3.75. Lý do chính đó là phần lớn học sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp, và các em chỉ cần tránh điểm liệt để tập trung thời gian vào những môn tuyển sinh.

Hơn nữa chúng ta dường như bị quên đi đây là kỳ thi kép, trong một bài thi đang thực hiện hai mục tiêu; xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học (ĐH). Giống như cho 1 vận động viên điền kinh chạy thi với 1 người bình thường, trên cùng thời gian, cùng quãng đường. Kết quả, 2 người sẽ chênh lệch lớn", vị PGS. so sánh.

Từ đó ông nhìn nhận: “Xem lại phổ điểm cho thấy, trong số hơn 56 vạn thí sinh dự thi, có hơn 0,1 vạn bài bị điểm liệt. Như thế có gần 56 vạn học sinh đủ điều kiện về điểm để xét tốt nghiệp (hơn 95%). Kết quả này giống như nhiều năm trước. Học sinh thi chỉ xét tốt nghiệp yên tâm chờ nhận bằng.

Số bài đạt 5 đến 10 điểm có khoảng 9 vạn, trong đó số điểm khá, giỏi (7.0 điểm trở lên) là 13.000. Liệu các trường ĐH có tuyển hết 13.000 học sinh?

Chúng ta không biết trong số đó có bao nhiêu học sinh chỉ thi lấy kết quả tốt nghiệp, nhưng chắc chắn các trường, ngành học tốp trên sẽ chỉ tuyển học sinh đạt điểm giỏi (từ 8 trở lên).

"Hiện nay chúng ta đang bị những con số; 83% dưới điểm trung bình, chủ yếu 3,25 điểm…chi phối. Trong khi thực chất đây là kỳ thi kép.

Vì vậy đừng trách các em điểm thấp, vì đó là chiến lược học tập của các em, do các em quyết định. Ta tính trong 20 câu dành cho xét tốt nghiệp (tương đương 100%), các em làm được 3.25 điểm, vậy là xấp xỉ 7 điểm, đâu thể nói là thấp. 

Như vậy, phổ điểm đã thấy là hoàn toàn phù hợp với bản chất của đề thi và mục tiêu học tập của các em”, thầy Hiển nhấn mạnh.

Môn Sử đã không còn vị thế như xưa

Bên cạnh đó, PSG. Vũ Quang Hiển cũng khẳng định, phổ điểm lịch Sử có thấp hơn những môn khác cũng là điều đáng lưu tâm và cần tìm ra giải pháp.

"Nguyên nhân điểm môn Sử thấp không chỉ trong kỳ thi THPT mà trong cả quá trình học là do xã hội đã không còn coi trọng môn Sử như xưa.

Thời điểm còn thi tốt nghiệp trước đây, môn Sử có năm được thi năm không được chọn. Như vậy năm không được chọn nhà trường cũng sẵn sàng bỏ để ưu tiên cho môn học khác. Sự thất thường như vậy cũng làm giảm đáng kể vị thế môn này", thầy Hiển đánh giá.

PSG. Vũ Quang Hiển: Phổ điểm Lịch sử như vậy là phù hợp (Hình 2).

Thầy Hiển khẳng định: "Vị thế của môn Sử hiện nay không được coi trọng"

"Từ đó bản thân các thầy cô tuy không nói ra nhưng trong đầu cũng nghĩ đây là môn phụ, lãnh đạo nhà trường thậm chí đến ba mẹ học sinh cũng coi như vậy.

Nhìn đội ngũ gia sư là rõ, có gia sư Toán, Văn, Ngoại ngữ… chứ không ai làm gia sư Sử. Bản thân thầy cô dạy Sử cũng cảm thấy mình lép vế so với giáo viên môn khác", vị PGS. nhìn nhận.

Về giải pháp ông cho rằng: "Trước hết, vị thế môn học cần được khẳng định không phải bằng lời nói, mà phải bằng những hành động cụ thể. Nếu như lịch sử dân tộc là môn học tạo nền tảng về tri thức lịch sử và văn hóa dân tộc.

Để từ đó xây dựng nên bản chất và bản lĩnh của con người Việt Nam, thì nó không những phải là môn học bắt buộc, mà còn phải là môn thi bắt buộc ở tất cả các bậc học.

Còn nếu chỉ là một môn thông thường, tự chọn thì kết quả kém sẽ không có hồi kết. Đây là vấn đề nhận thức xã hội, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến các cấp quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Ngoài ra chương trình và sách giáo khoa cần có sự đổi mới để tạo hứng thú cho cả giáo viên và học sinh. Đây là việc đã, đang làm và phải làm được, cho dù lúc đầu có nhiều khó khăn và không thể hoàn mỹ.

Thầy cô cũng không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực. Đây là nhiệm vụ của thầy và trò. Sẽ có không ít khó khăn nhưng với sự kỳ vọng của xã hội, vẫn phải cố gắng hơn nữa".

 

Theo phổ điểm của bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi THPT Quốc gia 2018, môn Lịch sử có phổ điểm thi thấp kỷ lục.

Cụ thể, trong số 563.013 thí sinh dự thi thì có 468.628 thí sinh có điểm dưới trung bình, chiếm 83,24%. Mức điểm trung bình trên cả nước là 3,79. Số điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,25.

Ở môn Sử cũng có đến 1.277 thí sinh bị điểm liệt (dưới 1 điểm), trong đó có 527 thí sinh bị điểm 0.

Đặng Thủy-Thành Long

Điểm thi Sử thấp kỷ lục: Chẳng có gì phải ngạc nhiên

Thứ 6, 13/07/2018 | 14:52
Với kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, có lẽ, kết quả môn Lịch sử không làm nhiều thầy cô và các nhà chuyên môn bất ngờ.
Cùng tác giả

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.

Xây dựng kế hoạch đảm bảo thu hồi tài sản vụ án Trương Mỹ Lan

Thứ 6, 12/04/2024 | 18:24
Để đảm bảo thu hồi tài sản “khổng lồ” trong vụ án Trương Mỹ Lan, Bộ Tư pháp đã xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, hướng dẫn để địa phương thi hành án.

6 tháng qua, thu hồi hơn 10.000 tỷ trong các vụ án tham nhũng

Thứ 6, 12/04/2024 | 16:31
Kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế từ tháng 10/2023 - 3/2024 là 1.177 việc, với hơn 10.000 tỷ đồng.

Trình Thủ tướng quyết định nghỉ lễ 5 ngày liên tục dịp 30/4 và 1/5

Thứ 5, 11/04/2024 | 11:40
Sáng 11/4, Bộ LĐTB&XH đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục vào dịp lễ 30/4 và 1/5.

Vai trò của Chủ tịch Doãn Văn Phương đang bỏ trốn trong vụ án FLC

Thứ 4, 10/04/2024 | 11:24
Với vai trò Chủ tịch Công ty Faros, Doãn Văn Phương bị cáo buộc là người tham mưu, thường xuyên bàn bạc, thống nhất chủ trương ký các thủ tục tăng vốn điều lệ khống.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Tuyển sinh 2024: Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:29
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc chính thức đón "cơn mưa vàng" giải nhiệt, xua tan nắng nóng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:35
Đêm qua và sáng sớm nay (18/4), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to.