"PTTM có đau không?”: Biến chứng gây mê, gây tê và cách đảm bảo an toàn từ Phó khoa GMHS Bệnh viện 115

Thứ 7, 07/12/2019 | 11:37
0
Trong khuôn khổ hội thảo “An toàn trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ” vừa diễn ra tại TP.HCM, Phó Khoa GMHS Nguyễn Thị Huệ (Bệnh viện 115) và bác sĩ Hoàng Hữu Tùng (Phó khoa GMHS, BVTM Kangnam đã có những lý giải hết sức cụ thể về gây mê, gây tê và những biến chứng có thể gặp trong thẩm mỹ.

Khách hàng trước khi trị liệu, phẫu thuật  thường rất sợ đau và thường hay đưa ra câu hỏi: "Thế có đau không?", "Có biến chứng gì không?". Để hiểu rõ bác sĩ đã làm gì để giúp khách hàng không đau trong khi phẫu thuật, cần hiểu rõ thế nào là gây mê và gây tê. 

Cần biết - 'PTTM có đau không?”: Biến chứng gây mê, gây tê và cách đảm bảo an toàn từ Phó khoa GMHS Bệnh viện 115

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Huệ - Phó khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nhân dân 115

  • Gây tê là làm giảm đau ở một chỗ hẹp hay một vùng.
  • Gây mê là làm cho bệnh nhân mất tri giác toàn thân do thuốc mê tác dụng lên não bộ.

Tùy theo nhu cầu phẫu thuật đòi hỏi, vùng mổ lớn hay nhỏ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kết quả xét nghiệm như thế nào, cách thức phẫu thuật ra sao mà người ta chọn những cách thức gây tê, gây mê khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Huệ - Phó khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, hiện trên thị trường Việt Nam có nhiều loại thuốc tê. Tác dụng phụ của thuốc tê có thể là dị ứng nhưng khá hiếm gặp. Ngộ độc thuốc tê có thể xảy ra do dùng quá liều cho phép hay do nồng độ thuốc tê tăng cao đột ngột trong máu như chích thuốc vô mạch máu. Triệu chứng thường nhanh chóng, ồ ạt, bệnh nhân choáng váng, không tự chủ, nói nhảm, tiếp theo co giật, có thể trụy tim mạch.

Cần biết - 'PTTM có đau không?”: Biến chứng gây mê, gây tê và cách đảm bảo an toàn từ Phó khoa GMHS Bệnh viện 115 (Hình 2).

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Huệ cho biết, ngộ độc thuốc tê có thể xảy ra do dùng quá liều cho phép hay do nồng độ thuốc tê tăng cao đột ngột trong máu như chích thuốc vô mạch máu

Khi bệnh nhân ngộ độc thuốc tê, cần ngưng ngay thuốc và gọi người hỗ trợ; quản lý đường thở (mask hay đặt nội khí quản, thở máy, oxygen 100%); chống co giật; quản lý rối loạn nhịp tim; liệu pháp nhũ dịch lipid...

Về gây mê, các biến chứng có thể diễn ra qua các giai đoạn. Giai đoạn tiền mê, người bệnh có thể bị giảm hô hấp, hạ huyết áp. Giai đoạn khởi mê thường có các biến chứng như co thắt thanh quản, phế quản; đặt nội khí quản khó (chiếm tỷ lệ 10%); tắc nghẽn đường thở; tụt huyết áp; rối loạn nhịp - ngừng tim; hít sặc; tổn thương răng (1/100 trường hợp gặp biến chứng này). Giai đoạn duy trì mê sẽ là thiếu oxy; thừa CO2; thức tỉnh trong quá trình mê; ngừng tim; mạch nhanh, mạch chậm; nấc; hạ thân nhiệt. Giai đoạn hồi tỉnh, bệnh nhân có thể bị viêm phổi - xẹp phổi; mù mắt; sốt cao ác tính...

Cách xử trí biến chứng ở giai đoạn tiền mê, nếu giảm hô hấp cần cho thở oxy lưu lượng cao qua mặt nạ trước khi khởi mê, nếu cần, đặt nội khí quản. Khi hạ huyết áp nên truyền dịch, thở oxy, cathecholamine. Giai đoạn khởi mê, khi co thắt thanh quản, phế quản có thể dùng thuốc mê hô hấp, xịt thuốc dãn phế quản và corticoid. Nếu tắc nghẽn đường thở cần giải quyết nguyên nhân, khai thông đường hô hấp, hô hấp hỗ trợ hoặc chỉ huy. Giai đoạn duy trì mê nếu thiếu oxy sẽ xử trí tùy căn nguyên; thừa CO2 cần giải tăng không khí để giảm CO2. Bệnh nhân ngừng tim cần tạm dừng phẫu thuật, hồi sinh tim phổi nâng cao, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hoặc bóp tim trong lồng ngực (khi mở ngực), truyền dịch, dùng thuốc trợ tim. Giai đoạn hồi tỉnh, nếu sốt cao ác tính cần an thần, hạ nhiệt, chống co giật, thở oxy, thông khí nhân tạo...

Cách đảm bảo an toàn trong phẫu thuật

Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi mổ được bác sĩ chuyên khoa I Hoàng Hữu Tùng (Phó khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam) phân tích kỹ lưỡng. Ông phân loại sự cố y khoa liên quan đến phẫu thuật theo 4 mức độ: 

- Chưa có tổn thương: Sự cố, sai sót gần như sắp xảy ra, có thể xảy ra. Hoặc sai sót xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến người bệnh do may mắn, do phản ứng kịp thời của nhân viên y tế.

- Tổn thương nhẹ: Tổn thương tự hồi phục hoặc không cần can thiệp điều trị.

- Tổn thương trung bình: Đòi hỏi can thiệp điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến chức năng lâu dài.

- Tổn thương nặng: Tổn thương đòi hỏi phải cấp cứu hoặc can thiệp điều trị lớn, gây mất chức năng vĩnh viễn hoặc tử vong.

Cần biết - 'PTTM có đau không?”: Biến chứng gây mê, gây tê và cách đảm bảo an toàn từ Phó khoa GMHS Bệnh viện 115 (Hình 3).

Bác sĩ chuyên khoa I Hoàng Hữu Tùng (Phó khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam)

Theo bác sĩ, có 12 nguyên nhân chính dẫn đến các sai sót, sự cố y khoa liên quan phẫu thuật gồm những lỗi đến từ con người như các nhân viên y tế bất cẩn, thiếu kinh nghiệm. Nguyên nhân còn do nhóm phẫu thuật chưa thực sự ăn ý và gắn kết; có sự hiểu nhầm giữa người bệnh với nhóm phẫu thuật do bất đồng ngôn ngữ; vấn đề trang thiết bị hay thiếu bộ phận giám sát, kiểm soát an toàn phẫu thuật... Sự cố cũng có thể xảy đến từ bản thân người bệnh khi họ bị rối loạn ý thức, thiếu sự hợp tác.

Trích số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bác sĩ Tùng cho biết mỗi năm trên toàn thế giới ước chừng có trên 230 triệu ca phẫu thuật. Biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của bảy triệu trường hợp, trong đó gần một triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật thẩm mỹ, gần 10% các biến chứng chết người xảy ra tại các phòng mổ lớn.

Cứ 150 người bệnh nhập viện sẽ có một trường hợp tử vong do sự cố y khoa và 2/3 sự cố xảy ra trong bệnh viện liên quan đến phẫu thuật. "Tuy nhiên, những sự việc mà chúng ta biết thật ra còn thấp hơn thực tế rất nhiều. Tại Việt Nam, nhiều sự cố y khoa liên quan đến phẫu thuật đã xảy ra", ông nói.

Cần biết - 'PTTM có đau không?”: Biến chứng gây mê, gây tê và cách đảm bảo an toàn từ Phó khoa GMHS Bệnh viện 115 (Hình 4).

Bác sĩ chuyên khoa I Hoàng Hữu Tùng (Phó khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam) nhấn mạnh, trong danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo của WHO thì sự cố do phẫu thuật, thủ thuật được đặt lên hàng đầu.

Ông cũng nhấn mạnh, trong danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo của WHO thì sự cố do phẫu thuật, thủ thuật được đặt lên hàng đầu. Bao gồm: phẫu thuật nhầm vị trí trên người bệnh, phẫu thuật nhầm người bệnh; phẫu thuật sai phương pháp trên người bệnh; sót gạc, dụng cụ...

Để phòng ngừa sự cố y khoa trong phẫu thuật, cần xem phòng tránh sự cố như một vấn đề y tế công cộng của mọi người, đó là trách nhiệm không chỉ từng cá nhân mà cả hệ thống y tế. Do đó, cần tăng cường nghiên cứu, triển khai hệ thống báo cáo sự cố... Yếu tố con người là rất quan trọng, bác sĩ gợi ý nên tổ chức các khóa học hoặc tọa đàm chủ đề sai sót, sự cố y khoa để nhắc nhở nhân viên y tế thường xuyên. Đồng thời cải thiện điều kiện làm việc và có hệ thống báo cáo sự cố thường xuyên, kịp thời. 

Cần biết - 'PTTM có đau không?”: Biến chứng gây mê, gây tê và cách đảm bảo an toàn từ Phó khoa GMHS Bệnh viện 115 (Hình 5).

Toàn cảnh hội thảo

Tuy vậy, nhiều kết quả của nghiên cứu gần đây đã chứng minh việc an toàn người bệnh trong phẫu thuật đã có cải thiện đáng kể. Việc sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật của WHO đã làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng phẫu thuật của hơn 1/3 số trường hợp trên tất cả bệnh viện được chọn triển khai thí điểm. Tỷ lệ biến chứng giảm từ 11% xuống còn 7% và tỷ lệ tử vong giảm từ 1,5% xuống 0,8%.

Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam phối hợp với giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ đầu ngành và các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhân Dân 115 tổ chức hội thảo khoa học "An toàn trong thẩm mỹ tạo hình". Hội thảo với mục đích trao đổi, chia sẻ, cập nhật kiến thức về phòng tránh và cách xử trí biến cố... để giảm thiểu tai biến, rủi ro trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Y tế, cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực gây mê hồi sức, phẫu thuật tạo hình và hơn 100 y bác sĩ trên toàn quốc.

Diệp Linh

Có nên phẫu thuật thẩm mỹ không và lời giải trấn an dư luận

Thứ 2, 04/11/2019 | 10:38
Tướng mũi tẹt, đôi mắt hí, phần hàm bạnh to, ngực lép, eo bự... dường như là 1 loạt khuyết điểm mà dù có tác động trang điểm đến mấy vẫn khó che đi. Lúc này công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ giúp bạn hài lòng hơn. Tuy đây không còn là dịch vụ xa xỉ, nhưng nhiều người không tránh được thắc mắc "Có nên phẫu thuật thẩm mỹ không?".

Công bố kết luận nguyên nhân 2 người tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ ở TP.HCM

Chủ nhật, 03/11/2019 | 21:01
Chiều 3/11, Sở Y tế TP.HCM cho biết hội đồng chuyên môn đã có kết luận chính thức về 2 ca tử vong tại 2 cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn thành phố cùng với đó đưa ra hướng xử lý đối với bác sĩ làm giả giấy tờ.

Việt Anh nói gì khi bị ném đá là "búp bê lỗi" khi phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt?

Thứ 2, 19/08/2019 | 14:29
Trước những ý kiến trái chiều về việc phẫu thuật thẩm mỹ, diễn viên Việt Anh đã lên tiếng khi bị cho rằng, anh như "búp bê lỗi" khi sang Hàn Quốc phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt.

Phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam, thay vì chần chừ, tại sao không thử?

Thứ 5, 08/08/2019 | 09:00
Chỉ với 1 thao tác tìm kiếm đơn giản cho từ khóa "Phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam", Google sẽ mang đến cho bạn 17.200.000 kết quả trong vỏn vẹn 0,49 giây. Điều này chứng tỏ được nhu cầu làm đẹp của người Việt không hề nhỏ. Tuy nhiên hẳn ai trong chúng ta cũng có đôi lúc thắc mắc: "Có nên phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam hay không? Nếu có thì nên "tân trang" nhan sắc ở đâu hiệu quả?"
Cùng chuyên mục

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh ký biên bản hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:41
Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Công nghệ 4.0 và những ứng dụng trong quản lý vận tải xe taxi

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:19
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ 4.0 thúc đẩy ngành dịch vụ vận tải taxi chuyển đổi, thích ứng trước yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Nhiều dấu ấn mới lạ trong chuyến Famtrip Tương Tây Tam Hiệp Trung Quốc mới của Golden Smile Travel

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:13
Golden Smile Travel đã tổ chức thành công chuyến Famtrip Tương Tây Tam Hiệp khảo sát tuyến điểm mới, khám phá hành trình Đập Tam Hiệp - Trương Gia Giới - Phù Dung Cổ Trấn.
     
Nổi bật trong ngày

Hi hữu trộm bát vàng nguyên chất 65.000 USD chỉ để “uống trà”

Thứ 4, 17/04/2024 | 13:00
Chiếc bát vàng trị giá khoảng 10 triệu yen (65.000 USD) bị tên trộm đánh cắp từ một triển lãm ở Tokyo (Nhật Bản) vừa bị tịch thu tại cửa hàng đồ cũ.

Nuôi "con vật hiền lành", anh nông dân thu lãi đều tay 2 tỷ đồng/năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:30
Quyết tâm nuôi con vật “nhàn hạ” anh Nguyễn Hữu Hiền 8X gần như chẳng tốn thời gian chăm sóc mà vẫn đều tay thu lãi tiền tỷ mỗi năm.

Chuối chín đừng bỏ tủ lạnh, làm cách này chuối để được lâu mà không thâm đen

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:36
Chuối là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề của chuối là loại quả này chín quá nhanh và khó bảo quản được lâu.

Loại hải sản nhiều chân xưa “cho không ai lấy” nay là hàng hot, giá 45.000 đồng

Thứ 4, 17/04/2024 | 13:25
Giống các loài lưỡng cư sinh sống dưới chân rừng như: cá, tôm, cua,... con chù ụ được xem là đặc sản độc đáo, mang lại thu nhập tốt cho nhiều người dân ở tỉnh Cà Mau.

Loài cây có “1-0-2”, càng bị sâu bọ cắn càng đắt giá

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:30
Điều đặc biệt là sau khi bị sâu bọ cắn, loại cây này lại tạo ra một loại đặc sản đắt đỏ ít nơi nào có.