“Qua mặt” Nga đưa S-400 tới Libya, Thổ Nhĩ Kỳ có dễ dàng thực hiện được nước cờ mạo hiểm?

“Qua mặt” Nga đưa S-400 tới Libya, Thổ Nhĩ Kỳ có dễ dàng thực hiện được nước cờ mạo hiểm?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 5, 09/07/2020 20:41

Các chuyên gia cho rằng đề xuất đưa S-400 tới Libya của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vấp phải sự phản đối của Nga bởi Moscow vốn phản đối việc tái xuất vũ khí và hỗ trợ các lực lượng của Quân đội Quốc gia Libya.

Theo Bulgarian Military, tên lửa phòng không S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ mua của Nga khoảng một năm trước sẽ được triển khai ở Libya nhằm ngăn chặn máy bay không người lái cũng như các loại máy bay khác xâm nhập không phận của đất nước này.

Một quyết định tương tự cũng được đưa ra trên thực tế một số quốc gia đang tích cực giúp đỡ Quân đội Quốc gia Libya, và do đó, các lực lượng của Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya và Thổ Nhĩ Kỳ đang nhanh chóng mất lợi thế.

“Vì hệ thống phòng thủ S-400 là vũ khí nhạy cảm, Ankara muốn duy trì sự cân bằng trong quan hệ của mình với Moscow và Washington, không muốn mạo hiểm đặt quan hệ của mình nghiêng về bên nào. Một trong những kịch bản có lợi nhất mà ba bên có được chính là triển khai hệ thống S-400 ở Libya theo các thỏa thuận an ninh và hoạt động quân sự giữa Ankara và Tripoli, tuân thủ sự phối hợp với Moscow và Washington”, nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Sabah nhận định.

Tiêu điểm - “Qua mặt” Nga đưa S-400 tới Libya, Thổ Nhĩ Kỳ có dễ dàng thực hiện được nước cờ mạo hiểm?

Tên lửa phòng không S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ mua của Nga khoảng một năm trước sẽ được triển khai ở Libya?

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đề xuất như vậy sẽ không được Nga ủng hộ bởi Nga vốn phản đối việc tái xuất vũ khí và hỗ trợ các lực lượng của Quân đội Quốc gia Libya và điều này cũng gặp phải sự phản đối từ Washington.

Kế hoạch kích hoạt các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ mua từ Nga năm ngoái vẫn đang được triển khai, mặc dù chậm trễ trong quá trình kích hoạt. BulgariMilitary.com đăng tải thông tin này vào ngày 27 tháng 3 năm 2020.

Các hệ thống tên lửa, được cho là sẽ được kích hoạt vào tháng 4, đã gây ra sự chia rẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh phương Tây. Các nước phương Tây cho rằng công nghệ từ vũ khí Nga có thể làm hại các vũ khí tối tân của NATO.

Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin nói, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hợp tác với các nước để giảm bớt mọi lo ngại về an ninh mà họ có thể có xung quanh tranh cãi S-400 có tương thích hay không với hệ thống phòng thủ NATO.

Nhưng ông Kalin cho biết kế hoạch kích hoạt S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ không thay đổi.

“Có điều vì sự phát triển của đại dịch do virus COVID-19 gây ra, mọi thứ đã bị hoãn lại, nhưng về nguyên tắc, chúng tôi tuân thủ thỏa thuận cũng như kế hoạch của mình về S-400”, ông Kalin nhấn mạnh.

Chúng tôi cần nói thêm rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không giải thích lý do đại dịch do virus corona gây ra khiến chậm trễ kích hoạt S-400. Và một số nhà quan sát bởi vậy đã chủ quan đánh giá rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể không kích hoạt hệ thống phòng thủ mua từ Nga vì muốn củng cố mối quan hệ với Mỹ vốn bị vấy bẩn bấy lâu bởi những bất đồng, trong đó có việc mua các hệ thống vũ khí của Nga, ông Kalin cho hay.

Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất máy bay chiến đấu F-35 và đình chỉ các đơn đặt hàng máy bay phản lực thế hệ mới sau khi Ankara nhận được lô S-400 đầu tiên vào tháng 7 năm 2019.

Quốc hội Mỹ cũng đã đưa ra một danh sách các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc mua bán vũ khí Nga chiểu theo Đạo luật trừng phạt CAATSA (CAATSA) năm 2017.

Ngoài ra, David Satterfield, đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết vào ngày 30 tháng 4 rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp khó khi phải đối diện với biện pháp trừng phạt của CAATSA và lệnh trừng phạt bổ sung nếu nước này kích hoạt S-400.

Tuy nhiên, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết S-400 sẽ được kích hoạt theo kế hoạch, nhưng ông Kalin cũng nhắc lại ý kiến của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trước đó rằng Ankara cũng có thể mua các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hệ thống vũ khí quan trọng ở Libya

Các chuyên gia cho biết, trong những tháng gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai nhiều hệ thống phòng không ở Syria và Libya. Thông tin này được tạp chí Forbes đăng tải hôm 7/7.

Đáng lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai các hệ thống phòng không ở Syria và Libya để ngăn chặn và bảo vệ các cuộc không kích từ bên ngoài vào nước này.

Theo Viện Chính sách Trung Đông của Washington: Sự kết hợp của các hệ thống tên lửa tầm trung Hawk MIM-23 do Mỹ sản xuất, súng phòng không tầm ngắn SAM và Korkut của Hisar đã tạo ra sự bảo vệ đa cấp với cơ sở hạ tầng quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi mối nguy từ máy bay không người lái.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.