Quần soóc đi làm - trở lại sau 50 năm

Quần soóc đi làm - trở lại sau 50 năm

Thứ 4, 21/08/2013 | 15:30
0
Chiếc quần soóc từng được nhiều người mặc đến công sở, tiếp khách quốc tế... nhưng ít ai còn thấy kể từ năm 1960. Giờ là lúc chiếc quần soóc trở lại công sở?

Quần soóc biến mất từ 1960?

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Trịnh Quang Vũ, từ xưa người Việt đã mặc quần lửng – quần ống ngắn. Đến thời Pháp thuộc, chiếc quần ống ngắn đi kèm theo giày, tất (gọi là quần soóc) trở nên phố biến. Bắt đầu từ các quan Pháp hay mặc quần soóc đi chơi, thậm chí đi làm việc.

Nếu xem lại những thước phim tài liệu về ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình, có thể thấy nhiều người mặc quần soóc đạp xe, đội binh từ chiến khu về mặc quần soóc... Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bác Hồ cũng thường vận chiếc quần soóc ngay cả khi tiếp khách quốc tế.

> Đọc thêm: Đề xuất mặc quần soóc đi làm

Xã hội - Quần soóc đi làm - trở lại sau 50 năm

Bác Hồ mặc quần soóc tiếp khách quốc tế (Ảnh tư liệu)

Theo ông Vũ, chiếc quần soóc dần biến mất cùng các phong trào đấu tranh chống Pháp, bài trừ thực dân những năm 50 của thế kỷ trước. Cụ thể, giai đoạn năm 1954 đến 1960, cải cách ruộng đất làm đảo lộn giá trị xã hội, ai ăn mặc đàng hoàng bị coi như tầng lớp trên, bị đả phá. Do vậy, tạo nên “cách mạng không hay lắm” về trang phục ăn mặc của người Việt Nam.

“Trang phục quần soóc có thắt lưng, đi giày, tất... được coi giống với thời thực dân Pháp nên ít ai dám mặc. Từ đó, trang phục này bị bỏ dần”.

Theo ông Vũ, giai đoạn năm 1954 – 1960, không chỉ chiếc quần soóc mà cả áo dài, comple... cũng bỏ để thay vào đó là những bộ trang phục giống Tôn Tung Sơn – Trung Quốc (hay còn gọi là áo đại cán). Sau này, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường mặc trang phục này, kể cả trong những buổi lễ.

Tuy nhiên, thời nay, ai mặc áo “đại cán” như vậy bị coi là bảo thủ, lạc hậu do vậy, từ năm 1992 trở về đây, trang phục đi làm chủ yếu là bộ comple. Như vậy, lại trở về cách ăn mặc thời Pháp, đó là vòng quay lịch sử.

Xã hội - Quần soóc đi làm - trở lại sau 50 năm (Hình 2).

Ông Trịnh Quang Vũ đồng tình với đề xuất mặc quần soóc

Theo họa sỹ Trịnh Quang Vũ, đề xuất mặc quần soóc đi làm của ông Dương Trung Quốc không mới. Bởi lịch sử đã diễn ra, ông Quốc chỉ là đề xuất mặc quần soóc trở lại giống như bộ comple từng biến mất, nay lại phổ biến.

Bây giờ là lúc thay đổi?

Ông Trịnh Quang Vũ đồng tình với đề xuất mặc quần soóc bởi phù hợp với khí hậu Việt Nam, nóng ẩm, mưa nhiều. Chiếc quần soóc sẽ làm người mặc thấy gọn gàng, thoải mái, thoáng mát vào mùa hè và mùa thu.

Bên cạnh đó, người Việt có thêm một trang phục công sở để lựa chọn mặc tùy từng hoàn cảnh và điều kiện làm việc trong những thời điểm thích hợp.

“Tại sao đi làm không được mặc quần soóc? Quần áo nào không phải là vấn đề, tư cách nhân phẩm của người lao động mới quan trọng”, ông Vũ nói.

Theo ông Vũ, vấn đề khó nhất là thói quen và quan niệm ăn mặc. Người Việt hiện tại đã quá quen đến công sở bằng những bộ trang phục được coi là lịch sự, kín đáo như comple. Không dễ để chấp nhận ngay chiếc quần soóc đến công sở. Do vậy, cần thay đổi thói quen, không nên quan niệm chiếc quần soóc là không đứng đắn.

“Người dân ta thường ăn mặc theo phong trào, ai cũng phải giống nhau. Trong khi đó, trang phục cứ nên để trăm hoa đua nở mới thoải mái”, ông Vũ nói.

Xã hội - Quần soóc đi làm - trở lại sau 50 năm (Hình 3).

Theo họa sỹ Lê Thiết Cương, trừ những cơ quan có tính chất đặc thù còn những công sở khác không nên bó buộc vào một kiểu trang phục nào

Theo họa sỹ Lê Thiết Cương, trừ những cơ quan có tính chất đặc thù phải mặc đồng phục như công an, quân đội, hàng không... còn những công sở khác không nên bó buộc vào một kiểu trang phục nào. Tùy từng hoàn cảnh mà có những bộ trang phục phù hợp.

Ví dụ, ông chủ tịch xã, cần có bộ veston để mặc khi họp, tiếp khách, ngày lễ...

“Nhưng nếu một vị chủ tịch xã mặc comple đen, đi giày bóng lộn... đến thăm thửa ruộng bà con nông dân đang cày cấy dưới bùn... tôi thấy phản cảm”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, có ý kiến mặc quần soóc không hợp với người có cặp chân xấu, nhưng điều đó sẽ làm cho họ phải có ý thức tập luyện, chăm chút hơn cho "bộ giò" của mình.

Họa sỹ Đinh Công Đạt đề xuất, nếu ai có cặp giò đẹp có thể mặc quần soóc đi làm bình thường. Nếu ai chân xấu, lại “nhiều hoa” nên cân nhắc hơn. Ăn mặc nơi công sở cần đáp ứng yêu cầu hài hòa về mặt thẩm mỹ.

Theo Khám phá

Nhiều chuyên gia ủng hộ đề xuất mặc quần soóc đi làm, nhưng cũng có những ý kiến tỏ ra lo ngại.

Đón đọc kỳ tiếp theo "Đầu gối củ lạc" mặc quần soóc ra sao?

Đề xuất mặc quần soóc đi làm

Thứ 3, 20/08/2013 | 10:48
Bác Hồ vận quần soóc tiếp khách quốc tế, nam nữ chiến sĩ Giải phóng quân từ chiến khu về Thủ đô đều mặc quần soóc...

Cận cảnh casino 'quần soóc, dép lê' ở bên kia biên giới

Thứ 2, 25/03/2013 | 07:17
Nhắc đến casino, nhiều người nghĩ ngay đến cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang). Chỉ cần bước chân qua biên giới, sang đất nước Campuchia, trước mắt sẽ là hàng chục "ổ" casino lớn nhỏ rực rỡ sắc màu.

Công nhân bị ép... mặc tã đi làm

Thứ 6, 16/08/2013 | 09:55
Theo yêu cầu của công đoàn, công nhân làm việc tại một nhà máy ở Hàn Quốc đã phải mặc tã đi làm để không phải đi tiểu, cũng nhờ đó có thể tránh nguy cơ sa thải.

Tỷ phú công nghệ 26 tuổi thích đi làm bằng... xe máy

Thứ 4, 22/05/2013 | 10:12
Sở hữu khối tài sản khổng lồ sau thương vụ 1 tỷ đôla với Yahoo!, chàng trai 26 tuổi, David Karp vẫn sống cực kỳ giản dị bên người bạn gái lâu năm. Karp thích du lịch, đi bộ hoặc lái vespa đi làm và chỉ thích uống trà.

Cha con người rừng khát khao trở lại rừng sâu

Thứ 4, 14/08/2013 | 08:51
Khi biết cha và anh trai mình còn sống trong rừng sâu, người con út còn sinh sống ở làng liền quyết định vào rừng đi tìm gặp. Nhiều lần thuyết phục cha và anh trai về làng sinh sống nhưng không được, người con út đành thuận theo ý của họ. Hàng năm, người con út đem lương thực, thực phẩm, vật dụng... cho cha và anh trai, nhưng hầu như họ không sử dụng.

Sau khi vào khách sạn, bạn trai 'một đi không trở lại'

Chủ nhật, 11/08/2013 | 10:32
Nghe qua nhiều luồng thông tin, em biết chính bạn trai bảo em là gái hư hỏng, dễ dãi.