Quảng Ngãi: Nhức nhối tranh chấp đất rừng

Quảng Ngãi: Nhức nhối tranh chấp đất rừng

Thứ 4, 24/01/2018 | 20:00
0
Tình trạng lấn chiếm đất rừng, tranh chấp đất lâm nghiệp giữa người dân và công ty lâm nghiệp, lâm trường là vấn đề nổi cộm hiện nay tại Quảng Ngãi. Nguyên nhân là do công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều bất cập. Tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp chấn chỉnh tình trạng này.

Quản lý rừng còn bất cập

Tại miền núi Ba Tơ, tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng của các công ty lâm nghiệp ngày càng gia tăng. Mới đây, ngay sau khi công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ba Tơ tổ chức khai thác rừng tại xã Ba Thành thì bị người dân tự ý mang keo đến trồng, lấn chiếm khoảng 10 ha dẫn tới xung đột, gây mất an ninh, trật tự.

Căng thẳng hơn, tại 2 xã Ba Nam và Ba Tô, người dân cản trở, không cho công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tô thi công trồng rừng tại tiểu khu 438 và 439 với diện tích 10ha. Ngoài ra người dân còn lấn chiếm đất của công ty này với diện tích hơn 52ha. Theo tính toán, những năm qua, người dân đã tự ý lấn chiếm đất rừng của hai công ty Lâm nghiệp Ba Tơ và Ba Tô đang quản lý với diện tích gần 400 ha.

Điểm nóng - Quảng Ngãi: Nhức nhối tranh chấp đất rừng

Thiếu đất sản xuất nên người dân tự ý phá rừng, xâm lấn đất lâm nghiệp của công ty để trồng rừng.


Nhiều năm qua, tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp giữa người dân địa phương và các công ty lâm nghiệp ở Quảng Ngãi diễn ra gay gắt và phức tạp. Cụ thể như các Ban quản lý rừng phòng hộ: Đầu nguồn Thạch Nham, Khu đông và Khu tây Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng và Trung tâm kỹ thuật Nông lâm nghiệp Dung Quất, hiện chỉ quản lý được trên thực địa 90.628ha, còn lại hơn 15.855ha đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, nhưng chưa quản lý được ngoài thực địa, do người dân địa phương xâm canh để phát triển cây keo nguyên liệu.

Ông Huỳnh Thương- Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân bắt nguồn bắt nguồn từ việc người dân thiếu đất sản xuất. Trong khi đó, UBND tỉnh đã cho hai công ty lâm nghiệp nói trên thuê đất với diện tích quá lớn so với khả năng quản lý hiện có của công ty. Chính quyền địa phương cũng chưa xác định được ranh giới giữa đất đã giao cho đồng bào địa phương và đất của công ty lâm nghiệp nên dễ dẫn đến tranh chấp, làm cho cả đôi bên đều gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc bảo vệ, quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại địa phương.

“Sau khi thực hiện chính sách giao đất giao rừng, thì không có hộ nào thiếu đất sản xuất theo tiêu chí của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn, nhưng theo nhu cầu thực tế thì có nhiều hộ đồng bào đang cần đất để phát triển sản xuất mà chưa được giao”- ông Huỳnh Thương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết.

Điểm nóng - Quảng Ngãi: Nhức nhối tranh chấp đất rừng (Hình 2).

Tỉnh Quảng Ngãi đang tăng cường công tác đo đạc, thanh tra đất rừng.

Tập trung giải quyết tranh chấp đất lâm nghiệp

Theo báo cáo của Ban dân tộc HĐND tỉnh Quảng Ngãi, công tác giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn đã cơ bản hoàn thành, với tổng diện tích rừng được giao 117.150ha. Trong đó, giao cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư 17.194ha; giao cho các công ty lâm nghiệp thuê 6.648ha và giao cho các ban quản lý rừng phòng hộ 89.159ha. Công tác giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi được các địa phương quan tâm thực hiện. Đến nay, đã giao được hơn 83.029ha/52.621 hộ và giao cho 102 cộng đồng miền núi quản lý 13.684ha. Tuy nhiên, do nhu cầu đất sản xuất ngày càng tăng nên tình trạng người dân lấn chiếm, xâm chiếm đất đã giao cho các tổ chức và chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, lấy đất sản xuất diễn ra khá phổ biến.

Trước tình hình này, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra “tối hậu thư” yêu cầu các huyện, thành phố phải xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cả trước mắt và lâu dài. Kiên trì áp dụng biện pháp tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đất đai; đồng thời có biện pháp giáo dục, thuyết phục, vận động các hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm trả lại đất lấn, chiếm trái phép theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, phải cương quyết xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật.

Đồng thời yêu cầu các Sở, ngành như sở TN&Mt, sở NN&PTNN đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi từ các công ty lâm nghiệp sau kết luận thanh tra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; khẩn trương thực hiện hoàn thành các phương án giao rừng trên địa bàn tỉnh, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6/2018.

Thiếu đất sản xuất, người dân lấn chiếm đất rừng, đất lâm lâm trường để canh tác, gây ra các vụ tranh chấp. Thực tế này đang diễn ra khá nhức nhối tại tỉnh Quảng Ngãi. Nếu không được giải quyết hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp thì khó có thể chấm dứt tình trạng này.

Theo Lan Anh (Báo TN&MT)

Khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai thế nào?

Thứ 3, 19/12/2017 | 11:10
Khởi kiện tại Tòa giải quyết tranh chấp đất đai cần tiến hành các thủ tục: Viết đơn khởi kiện, gửi đơn khởi kiện và nộp tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án.

Vụ hỗn chiến do tranh chấp đất tại Đắk Lắk: Người trong cuộc nói gì?

Chủ nhật, 17/12/2017 | 20:47
Do tranh chấp đất, hai nhóm người đã lao vào đánh nhau, khiến một người tử vong tại chỗ và ít nhất 7 người nguy kịch.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.