Quy định bật đèn xe máy cả ngày không cần thiết, gây hậu quả “ngược”

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), trong đó, bổ sung nhiều quy định mới, đặc biệt, một điểm mới đáng chú ý là quy định sử dụng đèn của các phương tiện tham gia giao thông.

Cụ thể, khoản 3 Điều 27 của dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) quy định: Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau. Điều này có nghĩa, người lái xe máy phải bật đèn được trang bị theo thiết kế của xe trong suốt quá trình tham gia giao thông.

Theo đại diện bộ Giao thông vận tải, các quy định trên được tham khảo từ Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ (Công ước 1968). Trong đó, quy định bật đèn xe máy cả ngày nhằm tăng nhận diện, giúp người điều khiển ô tô dễ dàng nhận diện các phương tiện đang lưu thông. Đặc biệt xe tải thường có những điểm mù mà người ngồi trong ô tô không phát hiện được, từ đó giảm tai nạn giao thông.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hiện hành và Nghị định 100/2019, người điều khiển xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện; máy kéo, xe máy chuyên dùng…) bắt buộc phải sử dụng đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h đến 5h sáng hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi quy định “bật đèn” mới được bổ sung trong dự luật này là không phù hợp. Trong khi Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới, với thời tiết vào mùa hè thường nhiều nắng, cường độ ánh sáng cao, chỉ trừ những ngày mưa bão, còn lại, ánh sáng tự nhiên vào ban ngày hoàn toàn đảm bảo cho phương tiện giao thông lưu thông. Nếu bật đèn vào ban ngày, dễ gây chói mắt với người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều. Rất nguy hiểm!

Rõ ràng, việc bật đèn xe máy vào ban ngay vừa không thể giảm thiểu tai nạn giao thông như mục tiêu ban đầu đề ra, thậm chí, ngược lại, đèn xe gây chói mắt có thể dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông hơn.

Chưa kể, việc phải duy trì bật đèn xe cả ngày sẽ tiêu tốn lượng điện ở bình ắc-quy nhiều hơn, dẫn đến tăng tiêu thụ nhiên liệu, tăng chi phí, tăng lượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.

Ở một xe máy, lượng tiêu hao có thể không đáng kể, lượng phát thải tăng thêm có thể cũng không đáng kể... Tuy nhiên, trong bối cảnh khi xe máy là phương tiện phổ biến và chủ yếu của người Việt, từ cuối năm 2011 đến cuối năm 2019, lượng xe máy trên cả nước tăng từ khoảng 33,4 triệu lên gần chạm ngưỡng 60 triệu xe, đặc biệt, hiện tại, Việt Nam đang xếp thứ 4 trong danh sách các quốc gia tiêu thụ xe máy nhiều nhất thế giới, và lượng xe máy ở Việt Nam vẫn chiếm hơn 85% tổng số phương tiện, thì đây lại là một vấn đề đáng lưu tâm. Hệ quả của việc này chính là làm cho Trái Đất nóng lên!

Tôi cho rằng, quy định này hoàn toàn dư thừa và chỉ mang lại những hệ quả “ngược”. Để giảm thiểu tai nạn giao thông, quan trọng nhất vẫn là nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, còn việc bật đèn xe vào ban ngày cũng chẳng giải quyết được vấn đề.

Thế còn bạn? Bạn nghĩ thế nào về quy định này?

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật.

Đề xuất xử phạt người vượt đèn xanh khi nút giao ùn tắc là bất hợp lý

Thứ 6, 08/05/2020 | 08:00
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) hiện đang được bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến các Bộ ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp với nhiều quy định mới liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông.

Cô gái hủy hôn trước giờ đón dâu sau 18 ngày yêu: Thấm câu “dục tốc bất đạt”

Thứ 5, 07/05/2020 | 13:09
Thần tốc nói lời yêu thương, thần tốc cưới… là câu chuyện không còn hiếm trong xã hội. Cũng có những người hạnh phúc, nhưng phần nhiều lại chẳng đâu vào đâu. Thế mới thấm câu “dục tốc bất đạt” các cụ đã răn dạy từ ngày xửa ngày xưa.

Học sinh đeo tấm chắn nhựa phòng Covid-19: Là thương hay là hại các con?

Thứ 4, 06/05/2020 | 12:09
Những đứa trẻ lạ lẫm trong những tấm chắn nhựa bức bí, nóng nực giữa khi mùa hè đến gần, dẫu biết đó là cách phòng dịch tốt nhất nhưng liệu có cần thiết hay không?

Cô dâu 65 tuổi có 5 con kết hôn cùng thanh niên ngoại quốc 24 tuổi: Giọt nước tưới mát tình yêu

Thứ 2, 04/05/2020 | 10:25
Trong khi giới trẻ có vẻ bất mãn về tình yêu, thì câu chuyện cô dâu 65 tuổi có 5 con kết hôn cùng thanh niên ngoại quốc 24 tuổi như giọt nước mát lành tưới mát, củng cố thêm niềm tin về tình yêu trong cuộc sống.