Quyền con người không còn 'nằm' trong quyền công dân

Quyền con người không còn 'nằm' trong quyền công dân

Thứ 6, 25/01/2013 | 14:19
0
Theo thông tin của Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là việc đưa 16 Điều về quyền con người vào trong Hiếp pháp. Đặc biệt quyền con người được ghi nhận cho tất cả mọi người sống trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả người nước ngoài và không có quốc tịch Việt Nam.

Nếu như Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2002 chỉ có duy nhất Điều 50 ghi nhận về quyền con người. Theo đó “ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”.

Như vậy, nếu căn cứ theo Điều 50 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2002 thì quyền con người được ghi nhận nhưng lại “nằm” trong quyền công dân, giữa quyền con người và quyền công dân chưa có sự tách bạch rõ ràng. Điều này dẫn đến quyền con người bị bó hẹp và không thoát ra được khỏi cái “bóng” của quyền công dân.

Luật sư - Quyền con người không còn 'nằm' trong quyền công dânQuyền con người là giá trị phổ biến của nhân loại.

Với việc ghi nhận 16 Điều về quyền con người vào trong Hiến pháp, dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã thể hiện một bước tiến mới trong nhận thức về quyền con người. Rõ ràng, nhà nước đã coi quyền con người là giá trị phổ biến của nhân loại, gắn tự nhiên với con người, nhân dân Việt Nam có quyền hưởng.

Quyền con người đã được “lột xác” và ra khỏi “vỏ bọc” của quyền công dân, không còn “nằm” trong quyền công dân nữa. Tại Điều 15 (sửa đổi bổ sung Điều 50) dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện rõ nét “Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng".

Một điểm mới nữa của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đó là việc đưa chương “quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân” từ chương V lên chương II của bản Hiến Pháp, chỉ sau chương về chế độ chính trị.

Điều đó đã cho thấy một sự nhận thức có phần hoàn hảo hơn về vấn đề quyền công dân và quyền con người. Hay nói như GS. TS Nguyễn Đăng Dung, giám đốc Trung nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân - trưởng bộ môn Hiến Pháp – Hành chính Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội: “xét đến cùng, hiến pháp chính là bản văn bảo vệ quyền con người của quốc gia thời dân chủ. Việt Nam cũng không thể khác được".

Luật gia Giang Quyết

Ghi cha mẹ lên CMT là 'vi phạm quyền con người'

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:40
Quan chức Bộ Tư pháp: Quản bằng vân tay như hiện nay là cao nhất rồi, giờ thêm tên cha mẹ vào không giúp gì hơn cho quản lý, lại tạo ra phản cảm cho dân, vi phạm quyền con người.

Luật sư nghi ngờ cảnh sát làm oan tài xế

Thứ 3, 15/01/2013 | 13:21
'Trong vụ TNGT này, người điều khiển xe máy đâm vào xe của lái xe Hòa (từ phía sau) do đó nạn nhân cũng có lỗi và đây là trường hợp 'lỗi hỗn hợp'. Xe của Hòa đỗ cách đầu cầu khoảng cách là 6,5m, vậy theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, điều này có vi phạm pháp luật hay không?, luật sư Nguyễn Huy An nói.