Răng không mọc được toàn hàm là bệnh gì? Chữa như thế nào?

Răng không mọc được toàn hàm là bệnh gì? Chữa như thế nào?

Thứ 3, 23/07/2019 | 12:45
0
Răng không mọc được toàn hàm còn gọi là hội chứng Anodontia – mất răng bẩm sinh. Đây là tình trạng mất răng khác với việc mất răng do chấn thương hoặc vấn đề răng miệng. Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết sau đây!

1/ Răng không mọc được toàn hàm là bệnh gì?

Răng không mọc được toàn hàm (hội chứng Anodontia) là trường hợp rất hiếm gặp nhưng trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp xảy ra. Đây là hội chứng có thể ảnh hưởng đến cả răng sữa và răng vĩnh viễn.

Tức là răng của bé không phát triển khi bé được khoảng 13 tháng tuổi. Hoặc khi một đứa trẻ không phát triển răng vĩnh viễn trước 10 tuổi. Đây là bệnh di truyền vẫn chưa xác định được nhóm gen gây ra hội chứng này, tuy nhiên Anodontia thường liên quan đến chứng loạn sản da.

Cần biết - Răng không mọc được toàn hàm là bệnh gì? Chữa như thế nào?

Răng không mọc toàn hàm được gọi là hội chứng anodontia

Trong một số trường hợp, bạn có thể bị anodontia một phần, có nghĩa là mất một số răng mà không phải tất cả các răng. Nó được phân loại tùy thuộc vào số lượng răng của bạn, cụ thể là:

  • Hypodontia: Tình trạng hàm răng thiếu từ một đến sáu răng vĩnh viễn.
  • Oligodontia: Tình trạng răng thiếu từ sáu răng vĩnh viễn trở lên nhưng không phải là tất cả các răng.

2/ Ảnh hưởng của việc không mọc răng toàn hàm là gì?

Các ảnh hưởng liên quan đến việc răng không mọc được toàn hàm rất nhiều nhưng phần lớn dẫn tới vấn đề về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và tâm lý.

Cần biết - Răng không mọc được toàn hàm là bệnh gì? Chữa như thế nào? (Hình 2).

Mất răng toàn hàm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và tâm lý

Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Người bị mất răng toàn hàm phải đối mặt việc luôn phải ăn thực phẩm mềm và không thể ăn nhai đúng cách. Thật không may khi các thực phẩm tốt cho cơ thể đều cần phải ăn nhai nhiều như trái cây, rau quả tươi, thịt nạc và các loại hạt.

Khi không thể bổ sung dưỡng chất cho cơ thể có thể dẫn đến huyết áp cao, cholesterol cao, suy dinh dưỡng, mất nước, mất xương hàm, loãng xương, đột quỵ, thâm chí dẫn đến một số bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Với trẻ em, nụ cười không răng là hoàn toàn bình thường nhưng với trẻ vị thành niên và người trưởng thành đó là điều bất thường. Hơn nữa, mất răng sẽ làm thay đổi khuôn mặt và thúc đẩy quá trình lão hóa, chính vì vậy ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Ảnh hưởng đến tâm lý

Mất răng toàn hàm khiến trẻ cảm thấy xấu hổ về ngoại hình và không muốn ra ngoài tham gia các hoạt động và giao tiếp xã hội. Từ đó luôn sống cô lập với xã hội. Nếu không sớm điều trị, có thể mắc một số bệnh về tâm lý như trầm cảm rất nguy hiểm.

Ngoài những ảnh hưởng trên, răng không mọc toàn hàm có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác là rụng tóc, bị sứt môi, thiếu tuyến mồ hôi, rụng móng tay,…

Chính vì lẽ đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc phải triệu chứng này bạn nên đưa trẻ đến nha khoa để sớm xác định nguyên nhân hoặc tìm cách chữa trị tốt nhất để không xảy ra những ảnh hưởng xấu kể trên.

3/ Cách chữa trị hội chứng Anodontia hiệu quả nhất

Nếu chẳng may trẻ mắc phải hội chứng này bạn không nên quá lo lắng vì hiện nay ngành nha khoa đã có đầy đủ giải pháp khắc phục tình trạng mất răng toàn hàm theo từng độ tuổi cụ thể cho bé. Cụ thể như sau:

Giai đoạn từ 6 – 18 tuổi

Ở độ tuổi này khoang miệng của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên có thể áp dụng 2 phương pháp chữa trị là:

+ Hàm giả tháo lắp: Răng giả là vật có thể tháo rời ra ngoài, không cần phẫu thuật, không đau nhức và có chi phí rẻ. Chúng là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho việc điều trị anodontia hoàn toàn ở độ tuổi từ 6 - 18.

Cần biết - Răng không mọc được toàn hàm là bệnh gì? Chữa như thế nào? (Hình 3).

Hàm giả tháo lắp là răng giả có thể tháo rời ra ngoài

+ Cầu răng: Cầu răng là răng giả cố định (không thể tháo rời) liên kết răng nhân tạo với răng xung quanh để lấp đầy khoảng trống còn sót lại của răng. Phương pháp này phù hợp với tình trạng Hypodontia hay Oligodontia.

Trên 18 tuổi

Khi mà xương hàm đã phát triển đầy đủ thì hàm tháo lắp không còn là phương pháp hữu hiệu nữa, mà còn gây ra nhiều khó khăn, biến chứng cho người sử dụng. Lúc này, phương pháp khắc phục hiệu quả nhất là cấy ghép Implant.

Cần biết - Răng không mọc được toàn hàm là bệnh gì? Chữa như thế nào? (Hình 4).

Là phương pháp thêm chân răng nhân tạo phục hình răng mất hoàn hảo

+ Cấy ghép Implant All on 4 hoặc All on 6: Là phương pháp cấy ghép thêm chân răng nhân tạo trong hàm để giữ răng thay thế giống như răng tự nhiên nhất, đảm bảo chức năng ăn nhai cho toàn hàm.

Tóm lại, răng không mọc được toàn hàm là việc xảy ra ngoài ý muốn và không ai mong muốn nó xảy ra cả. Nhưng nếu không may gặp hội chứng này đến nha khoa thực hiện điều trị là điều bắt buộc nếu không muốn gặp các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nhé!

Để được TS/BS Đàm Ngọc Trâm trực tiếp tư vấn, vui lòng liên hệ:

NHA KHOA PARIS - NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP ĐẦU TIÊN TẠI VN

  • Địa chỉ: 

HÀ NỘI: Số 39 Quang Trung, Hoàn Kiếm và Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, HÀ NỘI

HẢI PHÒNG: Số 314 Tô Hiệu, Lê Chân

TP VINH: Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh

ĐÀ NẴNG: Số 52 Lê Đình Lý, P. Thạc Gián, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

TP HCM: Số 179C, Đường 3/2, P11, Q10; Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình và 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP HCM

    • Hotline: 1900.6900
  • Website:

Trang chủ: https://nhakhoaparis.vn/

Chuyên trang Implant: https://trongrangimplant.vn/

Nguyễn Nhàn

Hơn 90% người dân đang mắc các bệnh về răng miệng – Giải pháp vàng cho hàm răng khỏe, đẹp

Thứ 4, 15/05/2019 | 10:31
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay, ở Việt Nam có hơn 90% người đang mắc các bệnh về răng miệng, chủ yếu là sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, nhiệt miệng… Tuy nhiên, đa số họ chỉ đi khám khi diễn biến bệnh đã nặng và ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí phát sinh các bệnh khác liên quan đến vấn đề răng miệng.

Nha sĩ tiết lộ 10 cách đơn giản để ngăn ngừa các vấn đề răng miệng mà nhất định bạn phải biết

Chủ nhật, 07/04/2019 | 12:00
Răng miệng khỏe mạnh, thơm tho sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp và nở nụ cười rạng rỡ. Các nha sĩ đã tiết lộ 10 cách đơn giản sau để bạn có thể cải thiện đáng kể sức khỏe răng của bạn, thậm chí ngăn ngừa sâu răng.

Hàng loạt học sinh tiểu học nhập viện sau khi súc miệng phòng sâu răng

Thứ 6, 11/01/2019 | 14:24
Sau khi súc miệng để phòng sâu răng, nhiều em học sinh trường tiểu học Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhập viện nghi do bị ngộ độc Flour.

8 mẹo bảo vệ răng miệng chỉ tốn của bạn 1 phút

Thứ 2, 10/07/2017 | 18:36
Ngoài việc chải răng hàng ngày và thăm khám nha sĩ định kỳ để củng cố “bộ nhai”, bạn có thể áp dụng thêm 8 mẹo 1 phút sau đây nếu muốn răng miệng của mình được bảo vệ toàn diện.
     
Nổi bật trong ngày

Rau dại mọc từ cây đầy gai nhọn, giá 30 triệu/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:25
Việc thu hoạch loại rau dại này gặp không ít khó khăn vì nếu hái không cẩn thận có thể dễ dàng bị gai đâm chảy máu.

Võ sĩ MMA dùng tay không để bắt cá sấu hung dữ trên đường phố

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:57
Một võ sĩ MMA ở Florida, Mỹ đã dùng tay không để khuất phục một con cá sấu dài khoảng 2,5m đang bò dọc đường phố ở Northside, vào ngày 21/4 vừa qua.

Tin tức Đời sống 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi là kho "thuốc bổ" nhưng nhiều người bỏ qua

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi, là kho DHA nhưng nhiều người bỏ qua; Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng....

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Vừa ăn thịt xiên vừa chơi đùa, bé gái 3 tuổi gặp tai nạn nguy hiểm

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:00
Cháu bé 3 tuổi ở Thái Nguyên bị ngã, không may bị một que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi, liền được gia đình đưa gấp đến bệnh viện cấp cứu.