Rừng ma và phố thị giữa đại ngàn

Rừng ma và phố thị giữa đại ngàn

Thứ 5, 25/07/2013 | 19:25
0
Rừng ma - câu chuyện ngỡ đã thành quá vãng với đồng bào dân tộc Cơ Tu, Vân Kiều hay Tà Ôi giữa đại ngàn Trường Sơn vùng Quảng Nam đến Quảng Bình, nhưng dẫu ánh sáng văn minh soi rọi đến từng ngõ ngách, bản làng biên ải thì rừng ma vẫn là nỗi ám ảnh dai dẳng...
Miền trung - Rừng ma và phố thị giữa đại ngàn
Khu núi đá - rừng ma ở bản Tà Rùng (Hướng Hóa - Quảng Trị).

Kỳ bí rừng ma

Rừng ma theo nhiều chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân tộc Cơ Tu, Vân Kiều hay Xê Đăng hiểu là một khu rừng cấm của bản làng, nơi đó chôn người chết bằng những chiếc quan tài bằng thân cây. Đầu người chết luôn hướng về phía bản để hồn ma không còn được quay về. Theo tục lệ, sau khi đã được chia phần chiêng ché và của nả để trên thân quan tài cho đến khi bỏ cửa mả (khoảng 1 năm) thì không còn ai quan tâm đến người chết nữa. Bởi thế, linh hồn người chết hoàn toàn về với thần linh. Đó là câu chuyện của những người chết “tốt”, còn đối với những cái chết “xấu”, chỉ ngay sau khi chôn và chia phần, người sống đã quay lưng hẳn, coi khu rừng bỏ quan tài là nơi đại kỵ.

Le Pichon trong cuốn “Những người săn máu” lại có một cách nhìn khác về rừng ma của tộc người Cơ Tu. “Hồn ma của những người chết xấu bị đày tới những nơi đáng sợ nhất trong rừng để trở thành những hồn ma tội nghiệp, những hồn ma chỉ có thể trở lại kiếp người khi đầu thai thành một trong những kẻ độc ác. Thần ác ở khắp mọi nơi…”. Còn với những người tốt, thường có cái chết tốt, đã có thần linh hộ mệnh. Nhưng ngay khi thần linh cũng nổi giận thì lúc đó là thời khắc báo hiệu một giai đoạn kinh hoàng. Tộc người Cơ Tu, vì thế phải làm thần nguôi giận. Và cách duy nhất là máu. Và đó cũng chính là cội nguồn sâu xa của tục săn máu (chúng tôi đã đề cập ở kỳ trước). Già Bhriu Pố (xã Lăng, Tây Giang) kể, tập tục chôn người chết của tộc người Cơ Tu khác hẳn với người Kinh hay các tộc khác. Khi đưa người chết ra khỏi nhà, những tráng niên khỏe mạnh khiêng người chết theo hướng chân đi trước, đầu ra sau. Đầu luôn hướng về phía Tây, phía Mặt trời lặn. Khi chôn cũng thế, đầu hướng về phía Mặt trời lặn. “Làm như thế để linh hồn người chết theo mặt trời mà lặn sang thế giới bên kia, không còn về quấy nhiễu người làng nữa”. Cũng vì nỗi sợ linh hồn người chết, khu chôn cất đối với các bản làng Cơ Tu luôn là nơi đại kỵ. Thanh niên trai tráng dẫu khỏe mạnh, thường xuyên kiêu hãnh về sự can đảm và gan dạ nhưng với họ, khu rừng ma vẫn là chốn không thể đụng đến. “Đó là câu chuyện xa xưa, câu chuyện của vài chục năm trước, còn bây giờ, rừng ma không còn ám ảnh quá nhiều nữa” - già Bhriu Pố nói.

Miền trung - Rừng ma và phố thị giữa đại ngàn (Hình 2).
Với người tốt, khi chết được sống trong những quan tài đẹp như thế này.

Với người dân tộc Vân Kiều ở vùng biên giới Việt Lào huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thì khác, rừng ma còn nguyên nỗi sợ hãi, như một lời nguyền khó giải trong câu chuyện bên bếp lửa hằng đêm.

Họ là người Vân Kiều, họ phải vượt qua nỗi ám ảnh, cần phải hiểu rằng, những con ma thật đang lẩn trốn chứ không phải linh hồn nào cả.

Thượng tá
Lê Quang Công

Bản Tà Rùng (xã biên giới Hướng Việt) tháng 4 vừa rồi không chỉ rúng động bởi thảm án Hồ Văn Công (người trong bản) giết 5 phu trầm mà còn cách Hồ Văn Công và Hồ Văn Thành chạy trốn vào rừng ma. Pí Mai - một người già ở Tà Rùng kể, khu rừng ma với vách núi đá dựng đứng không chỉ là nơi chôn cất người chết mà đó còn là khu đại kỵ với những hiện tượng lạ. “Khu rừng đó với những hòn đá lạ, thân cây to, nhiều hang đá. Đó là nơi thần linh trú ngụ, động đến có thể bị trừng phạt” - Pí Mai mơ hồ giải thích.

Thượng tá Lê Quang Công - Trưởng phòng CSHS CA Quảng Trị kể, vì nhiệm vụ, anh em bất chấp đó là rừng ma hay rừng gì, quyết bắt được tội phạm về quy án. Nhưng cũng phải xét một điều, thứ nhất vì nhạy cảm, thứ hai là bởi quen thuộc địa hình nên bắt buộc phải có chiến sĩ biên phòng là người Vân Kiều dẫn đường. “Họ là người Vân Kiều, họ phải vượt qua nỗi ám ảnh, cần phải hiểu rằng, những con ma thật đang lẩn trốn chứ không phải linh hồn nào cả”.

Phố thị đại ngàn và minh triết Cơ tu

“Bất đáo khu 7 phi hảo hán” - câu cửa miệng từ thưở trước, khi Tây Giang còn thuộc huyện Hiên với 4 xã vùng biên giới hoàn toàn cách trở. Bình thường đường lên khu 7 đã khó, nhưng đến mùa mưa, đến việc đi bộ cũng là nỗi kinh hoàng. Bởi thế, đời sống của đồng bào Cơ Tu ở Gary, Tr’Hy, Axan và Ch’Ơm luôn nằm trong vòng huyền bí. Bí thư Huyện ủy Tây Giang Bhriu Liếc (cũng là một người ở khu 7) kể, mặc dù đời sống còn quá nhiều khó khăn do xa xôi cách trở, nhưng kỳ lạ thay, giữa đại ngàn Trường Sơn, vẫn có những bản làng no ấm, sạch sẽ văn minh mà ít nơi bì kịp. Bản Agrih được ví như quận 1 TPHCM giữa đại ngàn khu 7 bởi sự trù phú và sầm uất. Trưởng bản Alăng Đươi kể, khi bốn mùa đủ gạo ba trăng, dân tình ấm no thì nỗi sợ hãi mơ hồ về rừng ma cũng dần dần biến mất. Agrih quanh năm chưa bao giờ đói, trâu bò gà lợn đầy chuồng. Người dân ở đây chưa bao giờ động vào một cây gỗ quý. Ai muốn gỗ làm nhà, tự động báo cáo trưởng bản, trai tráng giúp sức, chỉ chọn những loại gỗ tầm tầm, hạn chế hết sức việc phá rừng.

Bản Aur - nơi được Bí thư Huyện ủy Tây Giang gọi là “Singapore giữa rừng già” nằm cheo leo trên núi. Cách đây mấy năm, phóng viên Tiền Phong mất nguyên cả ngày đi bộ, vượt qua những vách núi dựng đứng mới đến được làng. Giờ đây, bản Aur mới lại dời lên một ngọn núi khác, cũng ngay bên dòng A Vương (Tây Giang), nhưng cao hơn, khó tới hơn và lại chứa đựng những câu chuyện thần bí hơn. Già làng A lăng Zèng giải thích, cuộc sống ở làng cũ không có gì phải chê, dân làng trỉa bắp trồng ngô làm rẫy, xuống suối bắt cá, gà thả trong sân, kinh tế đủ đầy. Nhưng già vẫn quyết định cùng trai tráng trong bản tìm vị trí mới, cao hơn, gần với Giàng hơn để tìm sự che chở của thần linh. Aur là bản làng của một tộc người Cơ Tu lưu vong từ nơi này qua nơi khác. Thời gian trước, họ sống trong sự vô thừa nhận của chính quyền Tây Giang và Nam Đông (Thừa Thiên- Huế). Một điểm rất đặc biệt là bản Aur không hề tồn tại rừng ma. “Không phải Aur bỏ tập tục người xưa, vẫn chôn người chết trong một khu rừng, vẫn quay đầu về hướng mặt trời lặn, nhưng trong tiềm thức người làng Aur, ma không còn tồn tại nữa” - Cụ bà A lăng Thảo giải thích.

Miền trung - Rừng ma và phố thị giữa đại ngàn (Hình 3).
A lăng Zèng nói không bao giờ người làng Aur được bán chiêng ché.

A lăng Zèng nói chuyện như người Kinh, hút tẩu thuốc bằng đồng và vô cùng minh triết khi nhắc chuyện đóng quan tài đưa tiễn người qua đời. “Chỉ riêng bản Aur mới có những quy định mà ít bản khác có được. Ví dụ dùng nước sạch, xả rác, quan hệ yêu đương. Đặc biệt là người ở bản không bao giờ được mang chum ché cổ đi bán. Chính vì thế, dẫu Aur trên đỉnh trời chót vót, giới lái buôn đồ cổ vẫn tìm đến nhưng đành chịu về không”. Già làng A lăng Avel sống thôn Tà Làng, một bản nằm dưới chân núi A Vương, còn ở trên kia là Aur, kể: Nếu người tốt chết, quan tài bằng thân cây là loại gỗ tốt như lim hoặc pơmu, với người xấu, người dân trong bản quyết định đó là loại cây bình thường, dễ mối mọt và mau phân hủy. Chiếc quan tài như một ngôi nhà, một sự nhận biết về phẩm giá, nhân cách của con người. “Với người Cơ Tu, người chết nhưng linh hồn vẫn còn sống, bởi thế chiếc quan tài là vô cùng quan trọng. Làm thế không phải hạ thấp người chết, bởi ai rồi cũng trở về cát bụi, nhưng nhìn vào quan tài, người đang sống sẽ tự răn mình. Khi chết đi, nếu sống tốt sẽ nằm trong gỗ tốt”. Đôi mắt của già đầu bạc Avel nheo lại nhìn vào ngọn lửa. Tôi hiểu, đó là minh triết của người Cơ Tu.

Điện đường trường trạm, nông thôn mới ùa về nơi miền biên ải khiến Tây Trường Sơn như lột xác chuyển mình. Văn hóa Cơ tu có thể mai một, nhưng những ám ảnh săn máu, rừng ma như vẫn còn lẩn khuất đâu đây. Họ can đảm, kiêu hãnh và minh triết trong cả cái chết. Và chắc chắn họ không man di mọi rợ như kết luận về chữ Katu của Le Pichon. Cơ Tu- hiểu đúng chỉ là tộc người sống đầu nguồn nước…

Theo Tiền phong

Những chuyện kỳ bí về “rừng ma” của người Vân Kiều

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Với người Vân Kiều miền Tây Quảng Trị, “rừng ma” là lãnh địa của thế giới thần linh và người chết đã siêu thoát. “Rừng ma” sẽ bảo vệ cho cuộc sống bình yên của dân làng nếu không bị người sống vào quấy phá như chặt cây, đào bới hay đụng chạm đến.

Lời nguyền bí ẩn trong khu rừng Cấm ở Lào Cai (Kỳ cuối)

Thứ 4, 26/06/2013 | 01:10
Liệu có uẩn khúc gì phía sau những lời nguyền, lời truyền tai đã trở thành câu cửa miệng của người dân bản địa sống gần rừng Cấm? Liệu có chuyện sát thân khi vi phạm rừng Cấm, hay còn nguyên cớ nào khác khiến những khu rừng nơi xứ núi ở cực Bắc lại luôn bí hiểm? Chúng tôi đã cất công tìm đến từng làng, từng người có uy tín để sớm làm sáng tỏ những lời nguyền phía sau rừng Cấm.
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Chưa có cơm tối, con trai đánh chết mẹ

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:57
Dù mẹ già ốm nặng không gượng dậy nổi để nấu cơm nhưng Hoàng Khắc Thắng đã đánh mẹ đến ngất xỉu.

Quảng Nam: Bơi qua sông, một người chết đuối

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:54
Vào ngày 9/12, thông tin từ chính quyền xã Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, một người đã chết đuối khi tự bơi qua sông.

Gia Lai: Công nông lật, 25 người nhập viện cấp cứu

Thứ 2, 09/12/2013 | 13:38
Chiếc xe công nông chở hơn 30 người dân tộc Bahnar đi thăm người quen ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai về, bất ngờ bị lật. 25 người phải vào viện cấp cứu.

Đảo lộn cuộc sống vì bị rác bủa vây

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:21
Mấy tháng nay, nhiều hộ dân ở khối 12, thị trấn Nghèn (Can Lộc – Hà Tĩnh) khốn khổ vì bãi tập kết rác thải sinh hoạt của địa phương đang trong tình trạng quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mùi nồng nặc hôi thối, ruồi nhặng và khói bụi khi đốt rác bay vào nhà người dân.

Hà Tĩnh: Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn đã ra đầu thú

Chủ nhật, 08/12/2013 | 14:42
Ngày 8/12, thông tin từ CSGT huyện Kỳ Anh cho biết, tài xế gây ra vụ tai nạn chết người, khiến người dân dựng rạp trên QL1A tại khu vực Đèo Con đã ra đầu thú.