Rừng ở thượng nguồn sông Đà kêu cứu (3)

Rừng ở thượng nguồn sông Đà kêu cứu (3)

Thứ 2, 29/07/2013 | 16:09
0
Sau khi chặt phá, gỗ được lâm tặc vận chuyển về nhà. Những cây gỗ có thể được cắt xẻ vuông vức ngay trong rừng hoặc đem về nhà rồi cưa xẻ sau, nhưng để tẩu tán trót lọt những khối gỗ này thì các đối tượng buôn bán gỗ lậu phải vận dụng đủ chiêu trò để “qua mắt” cơ quan chức năng.

Chính quyền bị “qua mặt”

Chúng tôi có mặt tại xóm Ké, xóm Mái, xóm Ngù của xã Hiền Lương (Đà Bắc - Hòa Bình), nơi có hiện tượng rừng bị chặt phá ngang nhiên giữa ban ngày. Trong quá trình trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Đinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đà Bắc có giải thích việc phá rừng ở khu rừng Bưa Chùng nói riêng và Đà Bắc nói chung. Theo ông Đinh, lâm tặc có nhiều cách tẩu tán gỗ sau khi khai thác.

Thứ nhất, đối tượng trộm gỗ có thể dùng cưa xăng xẻ gỗ thành từng thanh vuông vức, chiều dài khoảng 1m hoặc ngắn hơn rồi bỏ vào gùi để gùi xuống núi. Thứ hai, chúng có thể dùng dây tời thả gỗ từ trên dốc đá xuống. Ngoài ra, theo điều tra của phóng viên thì lâm tặc còn dùng cả trâu để kéo gỗ từ rừng về nhà.

Sau khi kéo được gỗ về nhà, chúng dùng cưa xẻ gỗ thành từng tấm vuông thành sắc cạnh, rồi nghĩ ra đủ chiêu trò để tẩu tán gỗ. Một nhân chứng tại xóm Mái cho biết, nếu muốn đưa những tấm gỗ này ra ngoài trót lọt thì ngay lập tức, họ sẽ sơ chế tấm gỗ đó thành cánh cửa. Sự thật là hiện nay, trên địa bàn xóm Ngù có 2 cơ sở làm mộc, do đó, để sơ chế một cánh cửa thô đơn giản là điều rất dễ dàng. Khi chúng tôi trao đổi vấn đề này với ông Xa Văn Chính, chủ tịch UBND xã Hiền Lương, ông Chính cũng đồng tình rằng, tình huống đó có khả năng xảy ra.

Ngoài ra, ông Chính cũng cho biết, để tẩu tán gỗ ra bên ngoài, các đối tượng còn để các khúc gỗ lên thùng xe tải, sau đó cho củ sắn, bắp ngô lên trên, cứ như thế, chúng cho các xe chở gỗ ra bên ngoài một cách an toàn mà chính quyền không phát hiện được. Dù biết những chiêu trò đó song chính quyền cũng không thể nào tự ý dừng xe kiểm tra mà không tận mắt chứng kiến xe đó có chứa gỗ lậu.

Nghe ông Chính nói, tôi sực nhớ lại chi tiết khi đến đầu suối Đầm Mái thì thấy một chiếc xe tải đang chở mấy thanh gỗ trên thùng. Chúng tôi đang tính tìm chỗ ẩn nấp để quay lại hình ảnh thì thoắt cái, trước mắt đã biến thành xe tải chở ngô. Ban đầu, chúng tôi nghĩ mình hoa mắt, tuy nhiên, qua lời của ông Chính mới thấy, đó quả là một mánh khóe tinh vi của bọn buôn gỗ lậu nhằm qua mặt cơ quan chức năng địa phương.

Ngoài việc vận chuyển gỗ trái phép bằng đường bộ thì nhiều năm trước đây, lâm tặc thường tuồn gỗ lậu ra sông Đà. Theo ông Đinh, trên địa bàn có 80km đường sông đi qua và những năm gần đây, ngành kiểm lâm đã tăng cường nhân lực tuần tra nên tình hình vận chuyển gỗ lậu qua đường sông giảm hẳn, đa phần lâm tặc chuyển sang đường bộ.

Ông Đinh còn cho biết thêm, để tuồn gỗ lậu ra bên ngoài, một số đối tượng còn dùng chiêu thức làm đơn bán nhà cũ để làm nhà mới. Sau khi có đơn, chúng sẽ có cơ hội chuyển gỗ ra bên ngoài một cách hợp pháp. Mặt khác, một số hộ sau khi đã xin được giấy phép bán gỗ thì lại chuyển nhượng giấy này cho người khác, từ kẽ hở đó, các đối tượng lâm tặc sẽ có giấy tờ hợp pháp để vận chuyển gỗ ra bên ngoài, “qua mặt” cơ quan chức năng dễ dàng.

Còn nhiều nghi vấn

Dù chính quyền xã Hiền Lương và Hạt Kiểm lâm huyện Đà Bắc có giải thích, phân tích thế nào về tình trạng lâm tặc sử dụng những chiêu trò để đưa gỗ ra bên ngoài, thì cũng không thể phủ nhận một sự thật rằng, gỗ rừng đang bị “chảy máu”.

Theo thừa nhận của ông Chính, tình trạng phá rừng ở địa phương đã diễn ra dai dẳng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông thì đó chỉ là những vụ nhỏ lẻ. Trước đó, chính quyền địa phương có thành lập tổ bảo vệ ở tất cả các xóm. Riêng tại xóm Ké, do là nơi trọng điểm, có khu rừng già nên Trưởng thôn Nguyễn Quốc Đệ được cử làm đội trưởng đội tuần tra, tháng 4/2013 đã thu giữ được 3m3 gỗ. Ông Chính cho biết, 3m3 gỗ này là gỗ tạp.

Việt Nam Xanh - Rừng ở thượng nguồn sông Đà kêu cứu (3)
Rừng đang "chảy máu" từng ngày.

Sự thật, trước đó, một số người dân nơi đây cho chúng tôi biết, trong rừng vẫn còn nhiều loại gỗ quý như nghiến, trai..., vì vậy, trước lời ông Chính nói, chúng tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: Thông thường, lâm tặc không thể nào không biết các loại gỗ khi khai thác, vậy tại sao chúng không khai thác gỗ tốt mà lại khác thác gỗ tạp rồi vứt đấy, để sau đó bị tổ tuần tra tịch thu?

Để giải thích cho việc rừng bị phá ngang nhiên, chủ tịch UBND xã Hiền Lương khẳng định: Do khu rừng Bưa Chùng là nơi giáp ranh giữa hai xã Hiền Lương và Tu Lý nên nếu người dân xã Hiền Lương không chặt phá thì người dân xã Tu Lý cũng chặt. Bên xã Tu Lý có người vào rừng cưa gỗ mà mình không cho dân Hiền Lương lấy gỗ thì họ sẽ gây khó khăn cho việc quản lý. Giữa cái lý cũng phải có cái tình…(?)

Chúng tôi đem ý kiến của chủ tịch UBND xã Hiền Lương trao đổi với ông Nguyễn Văn Đinh thì ông này nói: Mọi việc đều phải tuân theo pháp luật, nếu phát hiện đối tượng nào phá rừng đều phải xử lý theo quy định. Rõ ràng, nếu chỉ vì “cái tình” mà để rừng từng ngày “chảy máu” thì cuộc chiến chống nạn phá rừng sẽ rất gian nan, vất vả và không có hồi kết.

Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao ở xóm Ngù, xóm Mái, người dân chất nhiều gỗ ở hông nhà mà chính quyền không có ý kiến gì thì ông Chính thừa nhận, việc bà con có để gỗ trong nhà là đúng. Số gỗ ấy họ xin về làm nhà, thông thường là 2-3m3. Tuy nhiên, dọc đường vào xóm Ngù, chúng tôi thấy nhà nào cũng có gỗ, chẳng lẽ các hộ cùng một lúc xin gỗ về làm nhà mà UBND xã cũng chấp nhận?

Trên thực tế, chính quyền có thể cho phép người dân khai thác một ít gỗ để làm nhà, song đó phải là những nhà đã cũ nát hoặc quá nhỏ. Đằng này, theo quan sát của chúng tôi, nhiều căn nhà vẫn rất vững chãi, nhưng quanh hông nhà thì đầy những súc gỗ vuông vức xếp chồng lên nhau. Không những thế, nhiều hộ còn đem gỗ ngâm dưới ao. Với số gỗ này, đến nay, chính quyền xã Hiền Lương vẫn chưa tiến hành kiểm tra được.

Với việc quản lý lỏng lẻo, nhiều kẽ hở như vậy, không có gì khó hiểu khi lâm tặc vẫn vô tư chặt phá rừng và dễ dàng đưa gỗ ra bên ngoài tiêu thụ.

Lâm tặc có nhiều cách tẩu tán gỗ sau khi khai thác. Thứ nhất, đối tượng trộm gỗ có thể dùng cưa xăng xẻ gỗ thành từng thanh vuông vức, chiều dài khoảng 1m hoặc ngắn hơn rồi bỏ vào gùi để gùi xuống núi. Thứ hai, chúng có thể dùng dây tời thả gỗ từ trên dốc đá xuống. Ngoài ra, lâm tặc còn dùng cả trâu để kéo gỗ từ rừng về nhà (hết).

Theo Kinh tế nông thôn

Một chủ tịch xã có dấu hiệu 'bảo kê' phá rừng

Thứ 4, 24/07/2013 | 08:34
Ngày 23-7, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Bí thư huyện Sơn Hòa (Phú Yên), cho biết: Huyện ủy vừa giao cho Ban Tổ chức Huyện ủy kiểm tra dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý rừng và “bảo kê” người khác phá rừng của ông Nguyễn Thanh Tân, Chủ tịch UBND xã Sơn Định.

Thủy điện phá rừng: 'Chặt một cây ngoài mốc giới, bắt ngay!'

Thứ 2, 01/07/2013 | 09:14
Lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh có diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện nhiều nhất nước đều khẳng định, không có chuyện phá rừng làm thủy điện, rừng chuyển đổi là rừng nghèo, không có mấy gỗ.

Bảo vệ san hô bằng cách không phá rừng

Thứ 6, 07/06/2013 | 15:54
Bảo vệ rừng cũng sẽ có tác dụng bảo vệ các rặng san hô dưới biển, do việc làm này sẽ hạn chế khối lượng chất trầm tích đổ vào biển.

6 phản biện của bầu Đức về cáo buộc chiếm đất, phá rừng

Thứ 7, 18/05/2013 | 09:01
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức sốc nặng trước cáo buộc của Global Witness và chỉ ra 6 điểm hoài nghi tổ chức này.

Cận cảnh phá rừng ở Quảng Nam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, theo thống kê của các cơ quan chức năng, 10 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh có 321.086m2 rừng tự nhiên bị tàn phá.

Khi chủ rừng và kiểm lâm cùng nhau... phá rừng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Mới đây, cơ quan CSĐT công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt khẩn cấp nhóm đối tượng phá rừng nghiêm trọng, trong đó có ba cán bộ kiểm lâm, hai cán bộ bảo vệ rừng và một đầu nậu.