Sai lầm “chết người” của Mỹ đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau trong vấn đề kiểm soát vũ khí?

Sai lầm “chết người” của Mỹ đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau trong vấn đề kiểm soát vũ khí?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 2, 08/06/2020 19:45

Trong bối cảnh còn nhiều bất ổn của hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (New START), căng thẳng hạt nhân giữa Mỹ và Nga đang bắt đầu tăng. Và điều này có thể khiến hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh có thể sẽ mở rộng, chuyên gia Murakhovsky dự đoán.

Theo National Interest, Mỹ và Nga đang tiến tới một cuộc "thách đấu" về việc kiểm soát vũ khí ngay cả khi cả hai nước đang đấu tranh để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Dù đại dịch đã đẩy 2 nước xích lại gần nhau trong một số lĩnh vực như trao đổi viện trợ y tế nhưng căng thẳng hạt nhân giữa Nga và Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng. Trong khi, Trung Quốc đang nổi lên như là tâm điểm trong những bất đồng về vấn đề kiểm soát vũ khí giữa Moscow và Washington, một số chuyên gia Nga dự đoán, Điện Kremlin sẽ có động thái tăng cường hợp tác quân sự với Bắc Kinh.

Tuần trước, bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Mỹ dự định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở trong vòng 6 tháng, đồng thời cáo buộc Nga liên tục bỏ qua thỏa thuận này. Mỹ có thể xem xét lại các quyết định của mình vì lẽ đó nên Nga nên tuân thủ hoàn toàn với Hiệp ước, bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Tiêu điểm - Sai lầm “chết người” của Mỹ đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau trong vấn đề kiểm soát vũ khí?

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 

Được ký vào năm 1992, Hiệp ước Bầu trời mở cho phép 35 nước tham gia trong đó có Mỹ, Nga nhằm thực hiện các chuyến bay giám sát trên lãnh thổ của nhau.

Nga phủ nhận cáo buộc nước này đã vi phạm hiệp ước đồng thời cáo buộc Mỹ hành xử theo cách thức nguy hiểm và khó lường. Tuy nhiên, Moscow đã chỉ ra Moscow sẽ tiếp tục tuân thủ thỏa thuận.

Đối với Nga, quyết định rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở của chính quyền Tổng thống Trump không phải là điều gì đó đáng lo ngại, Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Nga cho hay.

Theo ông Viktor Murakhovsky cả Nga và Mỹ đều có khả năng thu thập dữ liệu tình báo quân sự từ các vệ tinh do thám nên khả năng giám sát của Moscow sẽ ít bị ảnh hưởng từ việc Washington rút khỏi hiệp ước.

“Tôi không nghĩ rằng quyết định này sẽ để lại tác động quân sự nghiêm trọng nào nhưng dĩ nhiên, có những hậu quả về mặt chính trị nảy sinh từ quyết định này bởi một hiệp ước khác nhằm giảm các mối đe dọa quân sự và xây dựng niềm tin giữa Moscow và Washington bị phá vỡ”, ông Viktor Murakhovsky cho hay.

Một câu hỏi cấp bách hơn với Moscow, đó là số phận của hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (New START), hiệp ước kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga năm 2010 nhằm áp đặt giới hạn về số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược mà hai nước được phép sở hữu và triển khai.

Chính quyền ông Trump yêu cầu Trung Quốc cần tham gia hiệp ước này bởi Trung Quốc là quốc gia mà tình báo Mỹ cho rằng sẽ có khả năng tăng gấp đôi quy mô kho vũ khí hạt nhân của mình trong 2 thập kỷ tới.  

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã nhiều lần từ chối lời kêu gọi của chính quyền tổng thống Trump về một hiệp ước kiểm soát vũ khí ba bên mới vì cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc mới ở mức dưới 300 đầu đạn hạt nhân, thua xa cả Mỹ và Nga.

Trong bối cảnh còn nhiều bất ổn với hiệp ước New START, căng thẳng hạt nhân giữa Mỹ và Nga lại gia tăng. Đầu tháng 2, Lầu Năm Góc tuyên bố đã bắt đầu triển khai tên lửa hạt nhân năng suất thấp trên tàu ngầm.

Đáp trả, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào Nga liên quan tới các tên lửa này sẽ bị đáp trả bằng một cuộc tấn công hạt nhân.

Hồi cuối tháng 6, Lầu Năm Góc tiết lộ quân đội nước này đã mô phỏng một cuộc tấn công hạt nhân vào Nga trong một cuộc diễn tập quân sự. Thông tin này khiến Moscow phẫn nộ và Bộ Ngoại giao Nga buộc tội Washington nhúng tay vào một trò chơi cực kỳ nguy hiểm.

Vào tháng 4, ông Trump bổ nhiệm bà Marshall Billingslea là đặc phái viên về vấn đề kiểm soát vũ khí. Bà Marshall Billingslea đã tỏ ra đầy quyết đoán trong tháng đầu tiên nhậm chức với cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng đưa Nga và Trung Quốc vào quên lãng trong trường hợp xảy ra cuộc chạy đua vũ trang mới.

Dù điện Kremlin thừa nhận Nga khó lòng vượt qua Mỹ nhưng Moscow đã tuyên bố sẽ đáp trả sự gia tăng vũ khí của Mỹ. Tuy nhiên, thay vì chạy đua mở rộng kho vũ khí tên lửa, lãnh đạo Nga đã chọn việc tập trung phát triển vũ khí tối tân mới.

Ngân sách quốc phòng của Mỹ là hơn 700 tỷ USD, một mức ngân sách Nga khó lòng có thể có được. Vì lẽ đó nên Nga sẽ tập trung vào việc phát triển tên lửa siêu thanh và các hình thức răn đe khác để có thể đủ năng lực phản ứng trước các thách thức của Mỹ trong điều kiện ngân sách ít hơn.

Ông Andranik Migranyan, Giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế Moscow và cố vấn không chính thức cho chính quyền tổng thống cho hay với Moscow, Mỹ năm 2020 là một đối thủ đáng gờm hơn so với năm 1980. Ông cho rằng Mỹ ngày nay đã quá sa lầy trong các cuộc đối đầu với các đối thủ khác để gây áp lực đáng kể với Nga.

Những tranh chấp của chính quyền ông Trump với các đồng minh truyền thống của Mỹ về chi tiêu thương mại và quốc phòng làm suy yếu thêm khả năng của Mỹ trong việc thách thức Nga hay Trung Quốc, ông Andranik Migranyan cho hay.   

Tuy vậy, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang tăng cường sức ép với Nga, họ cũng đang trông chờ vào Điện Kremlin hỗ trợ phát triển hiệp ước kiểm soát vũ khí mới trong đó có Trung Quốc.

Theo thời báo Washington, Mỹ kỳ vọng Moscow sẽ đưa Trung Quốc lên bàn đàm phán và đây là giải pháp tốt cho Nga khi mà kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc bị giới hạn.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã bác bỏ đề xuất này trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước với lập luận, Moscow không có ý định đứng về phía Washington trong vấn đề Bắc Kinh.

Chúng tôi có quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc và chúng tôi đánh giá cao điều đó, nhà ngoại giao Nga chia sẻ với tờ Kommersant của Nga.

Ngay trước khi chính quyền ông Trump tiết lộ đang xem xét rút khỏi hiệp ước New START, Nga và Trung Quốc đã bắt đầu hợp tác về phòng thủ tên lửa. Kể từ năm 2016, hai nước đã tổ chức các cuộc tập trận chống tên lửa hàng năm. Tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga đang giúp Trung Quốc phát triển hệ thống cảnh báo sớm trước các cuộc tấn công tên lửa, điều mà hiện tại chỉ có Mỹ và Nga sở hữu.

Nếu căng thẳng với Mỹ về vấn đề kiểm soát vũ khí gia tăng, hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh có thể sẽ mở rộng, chuyên gia Murakhovsky dự đoán.

Trung Quốc có thể chuẩn bị tiến tới mối quan hệ quân sự sâu sắc với Nga. Trung Quốc hay Nga có thể không bao giờ muốn đi theo con đường này nhưng chính chính sách của Washington khiến họ không còn lựa chọn nào khác, ông Andranik Migranyan  nhận định.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.