Sân nhà đóng băng, đại gia BĐS Việt làm 'nóng' thị trường Lào

Sân nhà đóng băng, đại gia BĐS Việt làm 'nóng' thị trường Lào

Thứ 3, 30/07/2013 | 13:12
0
Trong khi thị trường bất động sản (BĐS) Việt đang đóng băng thì nhiều doanh nghiệp Việt lại đua nhau đầu tư sang Lào và làm “nóng” thị trường này tại nước bạn.

Đổ xô sang đất Triệu voi

Những cụm từ như "đóng băng", "đìu hiu", "đắp chiếu"... vẫn được dùng thường xuyên trong bối cảnh BĐS của nước ta hiện nay. Các nhà làm chính sách vẫn đang đau đầu để gỡ rối, gỡ khó ở từng phân khúc, từng khu vực, hỗ trợ về nhiều mặt để "hâm nóng" lại thị trường này. Thế nhưng thống kê mới nhất của tập đoàn cung cấp các dịch vụ bất động sản Savills lại khiến nhiều người ngạc nhiên: Việt Nam là "người dẫn đầu" trong việc đầu tư BĐS vào Lào với 32% thị phần. Những nước đứng sau Việt Nam là Thái Lan với 27%, Trung Quốc 24%, Hàn Quốc 4%... 

Được biết, năm 2012, đại gia BĐS đầu tư vào Lào ba dự án xây dựng biệt thự liền kề gồm 380 căn tập trung ở các quận Chanthabuly, Sisattanak và Sikhottabong.  Trong ba dự án ấy, có một dự án chủ đầu tư là đại gia Việt Nam. Dự án này ở quận Chanthabuly cung cấp 300 căn biệt thự/ nhà liền kề. Cả ba dự án này được chào mua/thuê với giá rất cao. Không chỉ là đơn vị đầu tư lớn, Việt Nam còn là một trong ba nước có nhiều doanh nhân mua biệt thự tại đây.

Việc đầu tư rầm rộ, hoành tráng của các doanh nghiệp BĐS Việt Nam ở Lào dường như khá trái ngược với tình trạng ảm đạm trong nước.  Theo bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến nay có khoảng 29 dự án đầu tư của Việt Nam được cấp phép đầu tư sang Lào với trị giá khoảng 18,9 triệu USD. Những dự án này, phần lớn do các doanh nghiệp ở TP.HCM đầu tư, thuộc nhiều lĩnh vực.

Lào là một quốc gia có diện tích nhỏ và dân cư ít nhưng lại có tiềm năng lớn về đất đai và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản. Hiện, nước này đang được các doanh nghiệp BĐS nước ta tập trung đầu tư. Nhìn số tiền lớn từ Việt Nam đổ vào thị trường BĐS Lào, nhiều người xót xa mà đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao thị trường trong nước đang đóng băng, giao dịch ảm đạm mà nhà đầu tư nước ta lại xông pha, mang tiền sang đầu tư ở nước ngoài? 

Kinh doanh - Sân nhà đóng băng, đại gia BĐS Việt làm 'nóng' thị trường Lào

Ảnh chỉ có giá trị minh họa.

Thị trường Việt đang chật hẹp?

Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Nguyễn Đình Tùng - Giám đốc Công ty TNHH BĐS và Dịch vụ địa chính Hà Nội (Hanoiland) cho rằng: "Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn nhưng cũng có những doanh nghiệp vẫn "sống khoẻ", vẫn có sức đầu tư ra nước ngoài. Có mấy nước chúng ta hay đầu tư là  Lào, Myanmar...".

Nguyên nhân vì sao doanh nghiệp nước ta không đầu tư trong nước mà ra nước ngoài đầu tư? Theo ông Tùng những nước như Lào, Myanmar... là những nước có nền kinh tế đang phát triển và khá hấp dẫn để đầu tư. Thứ hai, chính sách của họ tương đối thông thoáng trong việc kêu gọi đầu tư nước ngoài. Có nhiều chính sách ưu đãi trong đó có ưu đãi cho thị trường BĐS. Thứ ba, giá BĐS của họ thấp hơn Việt Nam.

"Ở nước ta, dù là thị trường đang đóng băng nhưng giá vẫn còn cao hơn rất nhiều so với thực tế. Cùng vị trí tương quan ở hai nước thì ở nước ta vẫn đắt hơn nhiều. Chưa kể còn có những điểm hấp dẫn khác nữa. Bên cạnh đó, chính sách thuế của Lào cũng rất ưu đãi", ông Tùng chia sẻ.

Ông cũng cho biết thêm: "Đầu tư ra nước ngoài thuận lợi là vậy, trong khi đó ở thị trường Việt Nam, dù doanh nghiệp đó có mạnh nhưng cũng không thể đứng lên vực dậy được thị trường đang ảm đạm này. Bản thân họ đứng vững được ở thị trường trong nước là vô cùng vất vả. Bởi còn có nhiều yếu tố, đó là niềm tin của thị trường, niềm tin của người tiêu dùng... Trong khi đó sang một môi trường mới, những yếu tố đó họ cũng phải tạo dựng nhưng đỡ vất vả hơn rất nhiều. Thị trường trong nước muốn phục hồi lại cũng phải tầm năm 2015. Trong bối cảnh này dù doanh nghiệp có giỏi mấy cũng không thể xoay được thế cục lớn như vậy".

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Những đơn vị đầu tư ra nước ngoài đa phần là những đơn vị đã có kinh nghiệm đầu tư ở trong nước. Và Lào, Myanmar có thị trường BĐS chưa phát triển. Cũng nhờ nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt mà những vùng quê nghèo hết sức trầm lặng của Lào trở nên sôi động hơn, kinh tế xã hội phát triển hơn.

Việc đầu tư ở đâu có lợi và hợp pháp thì các doanh nghiệp đầu tư vào, tuy nhiên vị chuyên gia này cũng bày tỏ sự tiếc nuối: "Điều đáng tiếc  là Việt Nam vẫn đang cần vốn đầu tư, lợi ích trong nước hơi bị thiệt thòi. Lượng vốn hàng triệu đô la ấy mà đầu tư vào những vùng nghèo của nước ta thì sẽ tạo được cơ hội phát triển kinh tế xã hội khu vực đó". 

Theo ông Tống Văn Nga, nguyên thứ trưởng bộ Xây dựng, hiện là phó chủ tịch thường trực hiệp hội BĐS Việt Nam, sở dĩ các doanh nghiệp nước ta đầu tư ra nước ngoài là theo lực hút của lợi nhuận. Nơi nào  có nhiều lợi nhuận thì nơi đó các nhà đầu tư đầu tư vào. Những thị trường như Lào, Myanmar... đang hút đầu tư bằng nhiều chính sách ưu đãi có lợi cho doanh nghiệp của Việt Nam. Kinh doanh BĐS ở nước ngoài tốt cũng sẽ giúp bán được nhiều sản phẩm, nguyên liệu của chúng ta bán sang bên ấy. Ví dụ như vật liệu, đồ điện, đồ nội thất...         

Lào ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp Việt Nam

Phó Thủ tướng Lào, ông Thongloun Sisoulith cho biết, Chính phủ luôn dành một chế độ đầu tư ưu đãi riêng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào, vùng đất được xem là lạc hậu nhất Đông Nam Á. Ông cho biết, ngoài chính sách đầu tư riêng của Lào, Chính phủ sẽ có chính sách riêng ưu đãi cho từng dự án cụ thể và ưu đãi này hướng vào nội dung chính là thuế và thuê đất đai. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được miễn hoặc giảm thuế với thời hạn xác định hoặc được kéo dài thời hạn thuê đất lâu hơn những nhà đầu tư khác khi đầu tư tại Lào.

Thành Huế

Chuyên gia kinh tế: 'Nhiều đại gia BĐS vướng vào lao lý'

Thứ 5, 25/07/2013 | 14:17
Ngẫm lại chặng đường đã qua của thị trường BĐS, nhiều chuyên gia giàu tâm huyết không khỏi chua xót. Ba năm nay, rất nhiều sản phẩm BĐS không thể bán được, trong khi đó doanh nghiệp vẫn quằn quại tìm đường sống. Vốn cạn, bị ngân hàng thúc, họ nghĩ tới hạ sách lừa đảo khách hàng.

Ưu tiên mua bán nợ xấu: Thị trường BĐS có tan băng?

Thứ 5, 25/07/2013 | 14:05
Cơn bĩ cực của thị trường bất động sản (BĐS) kéo dài trong 2 năm khiến nhiều đại gia lâm nạn. Một "cơn bão" kéo dài đã làm chao đảo nền kinh tế và việc mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong đó có nợ xấu bất động sản đang nhen nhóm hy vọng thị trường BĐS sẽ tan băng.

Những đại gia BĐS vào nhà đá vì lừa đảo

Thứ 4, 03/07/2013 | 13:45
Lập dự án lên rồi chiếm đoạt tài sản từ khách hàng và ngân hàng, đó là cách làm “kinh điển” “dọn đường” cho các đại gia vào tù.

Sự thật về 30.000 tỷ được coi giải cứu BĐS

Thứ 2, 13/05/2013 | 20:10
Gói hỗ trợ 30.000 tỷ không phải để “giải cứu” bất động sản (BĐS), mà chỉ là sự can thiệp cần thiết của Nhà nước vào thị trường.

Tiền ngoại đổ vào BĐS Việt Nam: 'Không có gì đáng ngại!'

Thứ 2, 15/04/2013 | 10:31
Nhân dịp giáo sư Michael Dukakis - cựu thống đốc bang Massachusetts, cựu ứng viên Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Diễn đàn toàn cầu Boston sang Việt Nam, PV đã có cuộc phỏng vấn ông về kinh nghiệm quản lý thị trường BĐS và thị trường tài chính ở Mỹ.
Cùng chuyên mục

Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Thứ 7, 20/04/2024 | 21:00
Lực lượng QLTT tiếp tục phát hiện và xử lý nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng có vi phạm trong hoạt động kinh doanh ở Long An, Tp.HCM... những ngày qua.

TP.Sầm Sơn chưa thể đấu thầu quyền khai thác Hubway do FLC trả lại

Thứ 7, 20/04/2024 | 20:51
Do vướng mắc thủ tục nên TP.Sầm Sơn chưa thể đấu thầu quyền khai thác các Hubway do FLC tự nguyện trả lại.

Bờ biển Thanh Hóa "sáng đèn" với hàng loạt dự án BĐS lớn

Thứ 7, 20/04/2024 | 20:15
Năm 2024, nhiều dự án bất động sản du lịch khủng ở Thanh Hóa đi vào hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại địa phương này.

Đấu thầu vàng miếng: Chỉ là giải pháp tình thế hạ “cơn sốt” giá

Thứ 7, 20/04/2024 | 19:35
Theo nhận định của các chuyên gia, đấu thầu vàng miếng là giải pháp tình thế hạ “cơn sốt” giá hiện nay.

Công ty cổ phần Đầu tư Điện lực 3 gây bất ngờ với công nợ giảm mạnh

Thứ 7, 20/04/2024 | 17:00
Doanh nghiệp này có nhiệm vụ trọng tâm là quản lý vận hành nhà máy thủy điện Đăk Pône và Đa Krông 1.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

“Bỏ phố về quê” nuôi con 2 chân, chàng trai thu lãi 300 triệu đồng/năm

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:30
Theo xu hướng người trẻ về quê lập nghiệp, mới đây chàng trai trẻ ở Bắc Quang đã khiến nhiều người trầm trồ khi có thu nhập tốt nhờ mô hình nuôi gà và trồng cam.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Giá vàng 20/4: Vàng SJC vẫn neo ở mức cao

Thứ 7, 20/04/2024 | 10:20
Sáng 20/4, giá vàng thế giới tăng mạnh do vẫn bị chi phối bởi tình hình địa chính trị tại Trung Đông. Vàng SJC trong nước neo ở mức cao, hơn 84 triệu đồng/lượng.