Được sự hỗ trợ của chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam và tổng Cục giáo dục nghề nghiệp, sản phẩm đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy thực hành. Theo ThS Nguyễn Đức Tài giảng viên ngành Cơ điện tử, trưởng nhóm nghiên cứu: “Với sáng kiến này, tôi sẽ chế tạo một thiết bị trung gian làm nhiệm vụ kết nối với thiết bị có sẳn của nhà trường thông qua đó sinh viên có thể học từ xa nhưng vẫn đảm bảo được các kỹ năng phân tích lỗi và lập trình điều khiển. Bên cạnh việc phục vụ cho quá trình giảng dạy thực hành online thiết bị sẽ là tiền đề quan trọng để chúng tôi phát triển các sản phẩm về Internet of thing (IOT) đặc biệt là IOT trong nông nghiệp, đây cũng là một tiềm năng của tỉnh An Giang”. Thiết bị dạy thực hành online cũng hướng tới các đối tượng vùng sâu vùng xa khi mà việc đi lại khó khăn, các học viên có thể rút ngắn thời gian học tại trường và hoàn toàn học từ xa một số modul giảng dạy.
Được biết ngành Cơ điện tử của trường Cao đẳng nghề An Giang là một ngành trọng điểm của khu vực ASEAN với sự tài trợ các thiết bị giảng dạy và các khóa trainning từ chính phủ CHLB Đức. Các giảng viên của bộ môn được thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước. Vừa qua, chính phủ CHLB Đức cũng đã tài trợ 02 suất học bổng dành cho nữ sinh theo học ngành Cơ điện tử trong năm học 2020-2021. Bên cạnh đó, các sinh viên của ngành đã được nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học như đã giải Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2019, giải thưởng thử thách sáng tạo phòng chống dịch Covid 19, cùng với các giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật khác.
Thu Hà