Sao không 'thừa nhận' án lệ vào trong Hiến pháp

Sao không 'thừa nhận' án lệ vào trong Hiến pháp

Thứ 3, 04/06/2013 | 09:50
0
Tôi cảm thấy đáng tiếc khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không bổ sung chức năng phát triển án lệ cho TAND Tối cao.

Án lệ được hiểu là đường lối giải quyết của cơ quan tài phán (tòa án và trọng tài) đối với một vấn đề pháp lý trong vụ việc cụ thể và được vận dụng trong các hoàn cảnh có vấn đề pháp lý tương tự. Ở Việt Nam, thuật ngữ án lệ cũng không còn xa lạ và đã có nhiều người đề xuất nên áp dụng trong hoạt động xét xử.

Là người từng nghiên cứu và giảng dạy về án lệ tại Pháp trong suốt 15 năm, tôi có thể khẳng định dù nước theo hệ thống thông luật hay pháp luật thành văn thì án lệ vẫn rất cần thiết. Nếu coi hệ thống pháp luật như một bữa cơm thì án lệ là một bát canh ngon, thiếu bát canh ấy thì bữa cơm thiếu sự đậm đà.

Về lý luận, nếu pháp luật quy định đầy đủ và rõ ràng cho từng hoàn cảnh cụ thể thì không cần đến án lệ. Nhưng thực tiễn chứng minh pháp luật không bao giờ đầy đủ, rõ ràng và chi tiết như thế mà nó luôn lạc hậu so với cuộc sống. Đặc biệt, với các vấn đề pháp lý có nhiều quan điểm khác nhau, trái chiều nhau như ở Việt Nam thì rất cần án lệ. Thực tế khi xét xử, TAND Tối cao vẫn đưa ra hướng giải quyết của mình như một dạng án lệ nhưng chưa được ghi nhận chính thức.

Luật sư - Sao không 'thừa nhận' án lệ vào trong Hiến pháp

Ảnh minh họa

Ở Pháp, án lệ tuy không được ghi nhận trong luật nhưng thực tế nó vẫn tồn tại và áp dụng. Trong khoảng 200 năm nay, Tòa án Tối cao Pháp đã công bố hàng ngàn bản án lệ. Từ đó, thế hệ làm luật trước truyền nội dung án lệ cho thế hệ làm luật gia sau.

Việt Nam cũng có thể phát triển án lệ theo hướng của Pháp nhưng thời gian sẽ rất lâu, không phù hợp với yêu cầu và nhu cầu phát triển của xã hội. Do đó, chúng ta nên phát triển án lệ theo mô hình của Thụy Sĩ, tức ghi nhận án lệ trong văn bản quy phạm pháp luật.

Nghị quyết số 48 và Nghị quyết số 49-2005 của Bộ Chính trị (về cải cách tư pháp) đã giao cho TAND Tối cao nhiệm vụ phát triển án lệ. Gần đây, chánh án TAND Tối cao cũng đã ban hành quyết định (số 74 ngày 31-10-2012) phê duyệt đề án phát triển án lệ.

Đây là những động thái rất tích cực nhưng cần cụ thể hơn bằng cách ghi nhận trong Hiến pháp và những văn bản luật có giá trị cao và rộng hơn như Luật Tổ chức tòa án và Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự… Có như thế án lệ mới nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả trong quá trình hội nhập của nước ta.

PGS-TS ĐỖ VĂN ĐẠI, trưởng khoa Luật dân sự ĐH Luật TP.HCM (Theo Pháp luật TP HCM)

Tòa án có được gắn camera ở phòng xử án?

Thứ 3, 28/05/2013 | 18:04
Luật sư Trần Hồng Phong có khiếu nại về một phiên xử phúc thẩm của Toà án Nhân dân (TAND) TP.HCM, kiến nghị đến các cơ quan chức năng về việc nên gắn hệ thống camera ở các phòng xử.

Đổi mới Tòa án để đảm bảo quyền tiếp cận công lý

Thứ 2, 06/05/2013 | 08:39
Cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là để quyền tiếp cận tư pháp và công lý của người dân được thực hiện hiệu quả và có kết quả hơn

Thuận tình ly hôn không qua Tòa án: Tại sao không?

Thứ 2, 25/03/2013 | 09:07
Đề xuất thuận tình ly hôn không cần ra Tòa được đưa ra trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình đang được rất nhiều người quan tâm.