Sáp nhập sở: Nếu cứ tốt đẹp, vui vẻ thì khó tinh giản

Sáp nhập sở: Nếu cứ tốt đẹp, vui vẻ thì khó tinh giản

Thứ 3, 28/03/2017 | 19:40
0
ĐBQH Bùi Văn Xuyền cho rằng: "Đề xuất sáp nhập sở của bộ Nội vụ rất đúng đắn và xác đáng. Nếu cứ tốt đẹp, vui vẻ với nhau rất khó để cải cách".

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành vì một bộ máy tinh gọn và hiệu quả. Đáng chú ý, nội dung dự thảo đề cập đến việc sáp nhập sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) với sở Tài chính; sở Xây dựng với sở Giao thông Vận tải (nếu ở Hà Nội và TP.HCM sẽ được sáp nhập thêm với sở Quy hoạch và Kiến trúc).

Xã hội - Sáp nhập sở: Nếu cứ tốt đẹp, vui vẻ thì khó tinh giản

 "Đề xuất sáp nhập sở của bộ Nội vụ là rất táo bạo", ĐBQH Bùi Văn Xuyền nói.

Đề xuất sáp nhập sở đang có nhiều ý kiến trái chiều. Để rộng đường dư luận, PV báo Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với ĐBQH Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - thành viên đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2016.

PV: Trước hết xin được hỏi, ông đánh giá như thế nào về nỗ lực của bộ Nội vụ trong việc cải cách tinh gọn và hiệu quả bộ máy hành chính?

Ông Bùi Văn Xuyền: Cá nhân tôi cho rằng, đề xuất của bộ Nội vụ rất táo bạo và xác đáng. Tôi ủng hộ đề xuất này không chỉ ở địa phương mà kể cả trên Trung ương.

Vừa qua, khi đoàn giám sát làm việc với bộ Tài chính, bộ KH&ĐT cũng đã thấy có rất nhiều vấn đề. Đáng chú ý, có những sự chồng lấn chức năng, nhiệm vụ giữa hai cơ quan này. 

Tôi thấy ở hầu hết các nước chỉ có khoảng 15 – 16 bộ, ngành, nhiều nhất là nước Anh, con số này là 19. Nhưng ở Việt Nam hiện nay có 22 bộ và cơ quan ngang bộ, cộng với 8 cơ quan trực thuộc Chính phủ với biên chế lớn hơn, thậm chí gấp đôi một bộ, ví dụ như viện Khoa học và Xã hội biên chế hơn 2.100 người. Những con số này là quá nhiều.

Xã hội - Sáp nhập sở: Nếu cứ tốt đẹp, vui vẻ thì khó tinh giản (Hình 2).

Sáp nhập sở là một trong những đề xuất nhằm tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy. (Ảnh chỉ có tính minh họa cho bài viết).

PV: Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong 7 năm (2015 - 2021) và từng năm, xác định tỉ lệ tinh giản biên chế tối thiểu là 10% biên chế của từng Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bước đầu giám sát thực tế, ông đánh giá thế nào về kết quả thực hiện?

Ông Bùi Văn Xuyền: Qua giám sát làm việc với 5 bộ và một số địa phương, báo cáo cho thấy hầu như không giảm được mấy. Đa phần các bộ và địa phương phản ánh việc cải cách hiện nay rất chậm chạp và khó. Có tình trạng giảm chỗ này, tăng chỗ khác. Bộ máy trên thế nào, dưới như thế, đơn vị sự nghiệp ngày càng tăng thêm. Chỗ nào cũng kêu rất khó khăn, không đủ người để làm, đòi hỏi tăng biên chế. Vậy thì làm sao cải cách?

Chỉ tiêu Nghị quyết 39 đến năm 2021 giảm 10%, tức là mỗi năm khoảng gần 1,5% nhưng nhiều bộ nói khó thực hiện và chưa biết giảm chỗ nào. Do đó, tôi nghĩ nên sớm sáp nhập, sớm tinh gọn, tăng việc giao quyền cho các tổ chức xã hội, Nhà nước chỉ đứng ra quản lý, xây dựng pháp luật. Như thế không tránh khỏi có tiêu cực, nhưng sẽ là rất ít.

PV: Sáp nhập đồng nghĩa với việc mất đi nhiều “ghế”. Do đó, không dễ dàng để thực hiện. Vậy theo ông, yếu tố nào là quan trọng nhất để thành công?

Ông Bùi Văn Xuyền: Đề xuất đến thực tiễn là cả một vấn đề. Nhưng cũng cần phải quyết liệt mới tinh giản được bộ máy.

Tôi nghĩ việc lấy ý kiến chắc chắn sẽ khó, vì bản thân những người trong ngành không dễ đồng tình. Sáp nhập đồng nghĩa với việc mất đi nhiều ghế, kể cả ghế lãnh đạo, gây áp lực công ăn việc làm đối với nhân viên. Đây là vấn đề cực khó. Nếu không có quyết tâm chính trị sẽ rất khó để làm. Tôi đồng tình với Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, phải chịu “mất phiếu” mới tinh giản biên chế được.

PV: Trên quan điểm ủng hộ chủ trương này, ông nhìn thấy những điều tích cực gì từ việc sáp nhập một số Sở này?

Ông Bùi Văn Xuyền: Trước mắt là những thủ tục hành chính không còn rườm rà, quy về một đầu mối, không trùng giẫm lên nhau, tránh ôm đồm đơn vị sự nghiệp.

Nếu sáp nhập thành công chắc chắn không còn tình trạng “một mâm cơm 3 bộ quản lý”. Làm cải cách hành chính không tránh khỏi sự va chạm. Nếu cứ tốt đẹp, vui vẻ với nhau rất khó để cải cách. Bởi thế, để địa phương đồng ý đề xuất này, tôi e cũng là một việc khó, nhưng khó không phải không làm được. Tôi nghĩ cần tính toán kỹ, không gây sốc cho xã hội.

PV: Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu từng phát biểu rằng, nếu giữ bộ máy như hiện tại sẽ không nuôi được. Ông có ý kiến như thế nào?

Ông Bùi Văn Xuyền: Đúng là như vậy. Bộ máy càng cồng kềnh, càng có sự dựa dẫm vào nhau, càng nhũng nhiễu, không mang lại hiệu quả. Muốn hiệu quả, bộ máy cần tinh gọn. Nếu được nhận một mức lương đủ sống, ai cũng chú tâm làm việc mà không nghĩ đến chuyện phong bì.

Tất nhiên, sau bao nhiêu năm cống hiến để có chức vụ giám đốc hoặc phó giám đốc một Sở, nghỉ ngơi hoặc làm ở vị trí thấp hơn là rất khó, nhiều khi còn là vấn đề danh dự. Tôi rất chia sẻ câu chuyện này. Nhưng trước hết cần ủng hộ cái mới, cái đúng. Nếu cứ giữ cách làm cũ thì không thay đổi được gì. Tôi vẫn quan điểm ủng hộ đề xuất của bộ Nội vụ về việc sáp nhập sở như đã nói.

PV: Trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

Dương Thu (thực hiện)

Sáp nhập TTGDTX Hà Tây: Bộ GD&ĐT lên tiếng

Thứ 4, 30/11/2016 | 10:52
Trước việc TTGDTX Hà Tây bị sáp nhập sai theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Hinh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ GD&ĐT.

Sáp nhập TTGDTX Hà Tây: Sai tại sao lại không sửa?

Thứ 2, 28/11/2016 | 06:48
Trước việc UBND thành phố Hà Nội sáp nhập TTGDTX Hà Tây sai quy định, nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định phải khôi phục lại hiện trạng cho Trung tâm này.

Sáp nhập TTGDTX Hà Tây: Giọt nước mắt và sự mong chờ của giáo viên

Thứ 5, 24/11/2016 | 21:09
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, những cán bộ giáo viên của TTGDTX Hà Tây không giấu nổi những giọt nước mắt khi biết tin Trung tâm của mình sắp bị sáp nhập.

Sáp nhập TTGDTX Hà Tây: Bộ GD&ĐT lên tiếng

Thứ 4, 30/11/2016 | 10:52
Trước việc TTGDTX Hà Tây bị sáp nhập sai theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Hinh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ GD&ĐT.

Sáp nhập TTGDTX Hà Tây: Sai tại sao lại không sửa?

Thứ 2, 28/11/2016 | 06:48
Trước việc UBND thành phố Hà Nội sáp nhập TTGDTX Hà Tây sai quy định, nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định phải khôi phục lại hiện trạng cho Trung tâm này.

Sáp nhập TTGDTX Hà Tây: Giọt nước mắt và sự mong chờ của giáo viên

Thứ 5, 24/11/2016 | 21:09
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, những cán bộ giáo viên của TTGDTX Hà Tây không giấu nổi những giọt nước mắt khi biết tin Trung tâm của mình sắp bị sáp nhập.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.