Sốc về tội ác phát xít kinh hoàng ở Hy Lạp

Sốc về tội ác phát xít kinh hoàng ở Hy Lạp

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:09
0
Trung tâm theo dõi quốc tế (ITS), kho tư liệu lớn nhất thế giới về Đức quốc xã vào 5 năm trước đã được mở cửa cho công chúng vào tìm hiểu sau hơn 60 năm trung tâm này được thành lập. Trong số này, người ta đã lật giở lại những tội ác mà Đức quốc xã đã gây ra cho người Hy Lạp trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là những tội ác man rợ mà ít khi người Hy Lạp muốn nhắc tới.

Cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ

Ngày 28 tháng 10 năm 1940, sau khi nhà độc tài Hy Lạp Ioannis Metaxas bác bỏ bức tối hậu thư yêu sách về việc chiếm đóng lãnh thổ Hy Lạp của Ý, các lực lượng Ý đã tràn vào Hy Lạp. Gần 1 năm sau đó, khi Đức Quốc xã bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến thì hậu quả mà nó để lại đã khiến hang chục triệu người Hy Lạp khi đó đã rơi vào cảnh khốn cùng.

Một người Hy Lạp khóc thương khi làng quê bị phát xít Đức tàn phá

Lịch sử còn ghi lại, chỉ trong một thời gian chiếm đóng ngắn ngủi của mình, Đức quốc xã đã đẩy nền kinh tế vốn đang trên đà giảm sút của Hy Lạp rơi vào thảm họa khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Theo Phó Thủ tướng Theodoros Pangalos của Hy Lạp khi đó cho biết, Đức quốc xã đã đánh cắp rất nhiều vàng trong kho dự trữ tại các ngân hàng lớn của Hy Lạp. Không những thế quân đội Đức còn chiếm đoạt quyền sở hữu các nguyên liệu sản xuất và thức ăn của người dân một số vùng trong đất nước. Hơn nữa, Đức còn yêu cầu chính phủ Hy Lạp phải bỏ tiền mua cái gọi là “trái phiếu chiến tranh” , đây cũng là một trong những nguyên nhân chính đẩy nền kinh tế vốn èo uột của Hy Lạp rơi xuống vực thẳm.

Cùng với việc nền kinh tế của đất nước rơi vào thảm cảnh siêu lạm phát, theo tính toán vào thời điểm đó, cứ sau 4,3 ngày, giá cả tại Hy Lạp lại tăng gấp đôi. Chỉ trong 4 năm quân đội Đức quốc xã chiếm đóng, Hy Lạp đã rơi vào thảm cảnh nợ nần chồng chất và thương mại sụt giảm nghiêm trọng. Lạm phát ở nước này trở nên trầm trọng nhất là vào tháng 10/1944 khi chính quyền lưu vong Hy Lạp giành lại quyền kiểm soát Athen từ tay quân đội Đức . Giá cả khi đó đã lao như phi mã khi tăng 13.800% vào tháng 10 và tăng 1.600% vào tháng 11 trong cùng chỉ một năm.

Theo số liệu thống kê từ chính phủ, đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, thặng dư ngân sách của Hy Lạp đạt 271 triệu drachma, thế nhưng đến năm 1940, nước này chịu thâm hụt 790 triệu drachma chủ yếu do thương mại sụt giảm, sản xuất công nghiệp đi xuống, nguồn cung nguyên liệu thô khan hiếm và chi phí cho chiến tranh tăng cao. Song song với đó, ngân hàng Trung ương Hy Lạp in quá nhiều tiền để bù đắp thâm hụt, cung tiền tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm. Nguồn thu từ thuế giảm, trong khi đó chi phí cho quân sự tăng gần 10 lần để đối phó với lực lượng lớn mạnh của Đức quốc xã.

Nạn đói kinh hoàng khiến 300.000 người chết

Sẽ ít người Hy Lạp còn nhớ đến thảm cảnh siêu lạm phát đầu năm 1941 nếu không có 300.000 người dân đã phải chết vì đói khát trong khoảng thời gian này. Lạm phát tăng cao, giá cả leo thang chóng mặt trong khi đó quân Đức lại lấy hầu như gần hết sản phẩm nông nghiệp được sản xuất tại Hy Lạp để cung cấp cho quân đội của họ tại Bắc Phi.

Cảnh chết đói của người Hy Lạp vào năm 1941

Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm đã đẩy hàng triệu người Hy Lạp lúc đó rơi vào cảnh đói ăn một cách trầm trọng. Lại thêm hạn hán hoành hành khắp nơi, đất đai thiếu nước khô nứt nẻ , cây trái xơ xác, ruộng vườn hoang vắng tiêu điều. Tất cả dẫn đến tình trạng thiếu hụt sức lao động và ruộng canh tác bỏ hoang rất nhiều. Chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng nặng, gia súc không còn bao nhiêu do bị giết chết để lấy thịt!

Theo những gì mà người Hy Lạp còn nhớ tại thời điểm kinh hoàng đó, trên các nẻo đường chính ở một số đô thị lớn, hàng đoàn người già trẻ, lớn bé thất thểu dắt díu nhau đi cầu thực, tất cả chỉ còn da bọc xương…Ở một vài nơi có Hội từ thiện tổ chức phát cháo cứu trợ, nhưng có người nhận cháo rồi vẫn lăn ra chết vì quá kiệt sức!

Tại một số nơi, những người đói rách đi nhan nhản kiếm ăn vì thiếu đồng ruộng canh tác, thiếu lúa gạo, rồi dần dần chết lả vì đói ở trên đường từ nông thôn đến thành phố. Thời điểm xảy ra nạn đói nhằm vào mùa đông nên cứ mỗi đêm sáng ra lại có thêm rất nhiều người là nạn nhân của tử thần. Ngoài nạn đói, người Hy Lạp khi đó còn phải chịu biết bao tai ương khác như lực lượng phe phái kháng chiến tranh giành ảnh hưởng, bom đạn khắp nơi của các bên lâm chiến và mối đe dọa hằng năm của cảnh lụt lội, hạn hán. Có lẽ trong lịch sử, chưa bao giờ dân Hy Lạp lại phải chịu một tai nạn thảm khốc như thế về số người tử nạn và qui mô của vùng bị nạn.

Trong khi người dân Hy Lạp rơi vào cảnh đói ăn dẫn đến cái chết của 300.000 người, quân đội Đức khi đó lại dửng dưng như không hề biết tới. Hơn nữa, do cả Đức và Ý tại cùng một thời điểm còn tranh giành những nguồn thực phẩm có xuất xứ từ Hy Lạp vì bản thân hai nước này cũng không sản xuất đủ để cung cấp nhu cầu trong nước. Hơn thế nữa, lực lượng chiếm đóng của Đức luôn đổ lỗi cho Ý phải có trách nhiệm với sự thiếu hụt lương thực tại Hy Lạp thì Ý lại lập luận rằng: “Ai đã lấy thực phẩm tại Hy Lạp để cung cấp cho quân đội tại Bắc Phi?”

Mặc dù nạn đói của người dân Hy Lạp đã làm lay động đến Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển, khiến cho hai quốc gia này đã viện trợ nhân đạo các nhu yếu phẩm cần thiết sang nước láng giềng. Tuy nhiên, phần lớn lương thực và thực phẩm được viện trợ lại không thể đến được tay người dân do bị quân Đức tịch thu hoặc bị đưa ra bán tại chợ đen với giá cắt cổ. Người dân Hy Lạp khi này cũng đã dần mất niềm tin vào chính phủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho mâu thuẫn vốn đã “manh nha”của giai cấp nông dân và tư sản tại đất nước này có lý do để bùng phát và kéo dài vài thập kỷ về sau.

Theo tính toán của chính phủ Hy Lạp ở thời điểm đó, nạn đói xảy ra từ năm 1941-1942 tại đất nước này đã khiến khoảng 300.000 người dân chết do đói khát. Tại thủ đô Athens, do có quá nhiều người chết đói nên Giáo hội Chính thống đã phải hủy bỏ lễ mai táng truyền thống bằng những hố chôn tập thể. Không chỉ dừng lại ở đó, đã có rất nhiều người sau khi thoát khỏi nạn đói năm 1941-1942 cũng phát bệnh tâm thần do những ký ức kinh hoàng về những cơn đói khát dày vò họ.

Tội ác man rợ của Đức sau nạn đói

Người Do thái Hy Lạp tại trại tập trung của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai

Mặc dù luôn đùn đẩy trách nhiệm sang cho Ý trong việc để nạn đói xảy ra, nhưng với những kế hoạch “bá chủ” của mình, Đức vẫn không hề nương tay với người dân vô tội Hy Lạp. Vì quá đói khát nên một số lực lượng nổi dậy tại Hy Lạp đã chống lại sự xâm lược của quân Đức và Ý bằng các trận đánh du kích nhỏ lẻ. Với một số chiến thắng bước đầu, các lực lượng du kích được thành lập tại thời điểm đó luôn đặt ra mục tiêu chính là: Đuổi quân Đức quốc xã ra khỏi bờ cõi đất nước.

Là đội quân mang tư tưởng của chủ nghĩa phát xít, quân Đức đã thực hiện một loạt hành vi trả đũa các phong trào kháng chiến Hy Lạp bằng cách... thảm sát dân thường. Sự tàn bạo của đội quân do trùm phát xít Hitler đứng đầu đã khiến một số ngôi làng tại một số tỉnh thành ở Hy Lạp sạch bóng dân, không phải do họ trốn chạy mà bị quân Đức truy lùng và giết chết.

Ngày 13/12/1943, trong một trận biệt kích vào một ngôi làng thuộc thị trấn nhỏ tại vùng Tây Bắc Hy Lạp, quân Đức đã bắt được 117 binh sỹ của phong trào kháng chiến và không một ai trong số này còn sống sót. Cũng để trả thù thị trấn nơi “chứa chấp” các phần tử chống đối, Đức quốc xã đốt trụi ngôi làng khiến cho hàng nghìn người già, trẻ em và phụ nữ vô tội đã phải chạy loạn khắp nơi.

Cũng nằm trong những vụ thảm sát mà quân đội Đức quốc xã đã tiến hành ở Hy Lạp, ngày 10/6/1944, hàng trăm ngôi làng tại các vùng nông thôn đã bị phá hủy và đốt cháy. Sự kiện này đã khiến hơn 1 triệu dân Hy Lạp rơi vào cảnh màn trời chiếu đất vì không có chốn nương thân. Cũng vì để trả thù các lực lượng du kích mà trong các đợt truy quét tiếp sau đó, quân đội Đức cũng đã ra tay giết hại 100.000 dân vô tội khác.

Năm 1941, những cuộc đồ sát người Do Thái được đẩy lên đỉnh điểm thành "Đại diệt chủng người Do Thái". Lúc này, Hitler đã đặt phương châm cho kế hoạch tàn sát này của mình là: "Giết sạch không ghê tay". Từ năm 1941 cho đến 1944, trong số 6 triệu người Do Thái bị quân đội Đức quốc xã giết hại thì 81% trong số này là người Hy Lạp. Hầu hết trong số họ đã chết trong trại tập trung Auschwitz- nơi đã từng tiến hành thử nghiệm một loại hình tàn sát khác mang tên “Gaswagen”- tức xe hơi ngạt.

Tháng 10 năm 1944, khi hồng quân Liên Xô tiến vào Nam Đông Âu, Đức quốc xã đã buộc rút quân ra khỏi Hy Lạp. Tuy nhiên, trên đường tháo chạy của mình, đội quân Đức còn tiến hành cướp bóc và đốt phá hết những nơi chúng đi qua làm cho các cơ sở công nghiệp và cầu cảng của Hy Lạp gần như bị hủy hoại hoàn toàn. Nền kinh tế vốn đã kiệt quệ trong chiến tranh nay phải tiếp tục gồng mình để chống trọi với những khó khăn ngày càng chồng chất.Phải đến những năm 70 của thế kỷ trước, nền kinh tế Hy Lạp mới thoát khỏi khủng hoảng và dần dần được cải thiện.

Những ngày gần đây theo thời báo Reuter của Anh đưa tin: Một số đảng phái đối lập của chính phủ đương nhiệm của Hy Lạp yêu cầu Đức phải tiến hành bồi thường những tổn thất chiến tranh trong 4 năm chiếm đóng trong thế chiến thứ hai. Theo “Hiệp định Paris” đã có hiệu lực từ năm 1947, nếu sự việc trên có xảy ra thì số tiền mà Đức có thể phải bồi thường cho Hy Lạp đạt tới con số 1, 05 tỷ USD. Tuy nhiên, theo một số ý kiến từ các nhà kinh tế Hy Lạp thì con số này không thấm tháp vào đâu so với những tổn thất mà Đức đã gây ra cho người dân Hy Lạp hơn 60 năm về trước.

Hải Hiền (Theo Hoàn Cầu)

Cùng chuyên mục

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.