Hủ tục 'phơi nắng' người chết cả tuần rồi mới chôn cất

Hủ tục 'phơi nắng' người chết cả tuần rồi mới chôn cất

Thứ 6, 15/03/2013 | 15:34
0
Các cụ cao niên bản Lung Tang cũng chẳng ai biết, hủ tục đưa người chết ra "phơi nắng" bắt nguồn từ khi nào, do ai khởi xướng, nhưng đến nay vẫn là nỗi ám ảnh cho những ai "lần đầu nghe thấy".

Giữa đêm khuya lạnh ngắt trên đỉnh núi thuộc bản Lung Tang, xã Hồng Ngài (huyện Bắc Yên, Sơn La), sau khi đã uống cạn mấy chai rượu ngô, cụ Lầu A Long, cao niên trong bản chỉ tay vào những tấm gỗ đinh lớn bên vách núi kể, người Mông nơi đây có tục lệ mai táng tồn tại hàng thế kỷ qua mà ai nghe cũng phải rùng mình: Khi một người trong gia đình chết, người thân của họ xem như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt như thường ngày. Người ta vẫn đút cơm, nước vào miệng cho người chết. Hàng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời. Dù mưa to hay nắng cháy thì phải khi mặt trời khuất bóng mới được khiêng người chết vào nhà. Tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem "phơi nắng" người chết từng đó ngày rồi mới được chôn cất…

Xã hội - Hủ tục 'phơi nắng' người chết cả tuần rồi mới chôn cất

Những tấm ván, cọc đóng dùng để "phơi nắng" người chết còn sót lại

 

Tục mai táng ghê rợn

Từ ngã ba Cò Nòi, (huyện Mai Sơn), chúng tôi ngược theo quốc lộ 6 vài km rồi rẽ vào đường 37 khoảng 50km nữa thì đến huyện Bắc Yên. Hỏi vào xã Hồng Ngài ai cũng biết và nhiệt tình chỉ dẫn, vì đó là vùng đất nguyên mẫu của hai nhân vật chính trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Không những thế, ở đó còn tồn tại một lời đồn về chuyện mai táng người chết đầy chất ma mị, rùng rợn mà người dân quanh vùng ai cũng biết.

Từ trung tâm xã để vào được bản Lung Tang không phải dễ, con đường dân sinh nhỏ tí đang trong thời gian thi công vắt ngược qua những con đồi dựng đứng, đất đá lởm chởm. Mò mẫm trong đêm, vật lột với cái đói, cái rét, đi ít hơn bò, gần 6h tối, chúng tôi mới tìm được vào bản. Ẩn sau thứ ánh sáng nhờ nhờ từ ánh trăng, bản Lung Tang huyền ảo trong sương lạnh. Mãi tối muộn chúng tôi mới xin ngủ nhờ được ở nhà một cụ cao niên trong bản Lung Tang.

Bữa ăn đạm bạc của người Mông được dọn ra đãi khách, sau khi uống cạn mấy chai rượu ngô, cụ Lầu A Long bắt đầu kể về tục mai táng người dân nơi đây. Theo đó, ở đây đang tồn tại một tục lệ lạ và rùng rợn bậc nhất Việt Nam. Sau khi chết, người thân của họ vẫn coi như còn sống, nên mọi sinh hoạt vẫn bình thường. Trong bữa ăn, mọi người vẫn đút cơm vào miệng cho người chết... ăn. Sau vài ngày, thức ăn lên men chua lòm, thậm chí ruồi nhặng bâu đen quanh mặt người chết, họ vẫn tiếp tục đút cơm vào miệng người quá cố kia.

Không những thế, với suy nghĩ người chết chẳng khác gì người sống, chỉ có điều không thể tự mình cử động, không thể tự mình ra ngắm mặt trời nên mỗi khi trời sáng, họ thường đưa người chết ra ngoài sân, đặt ngửa lên tấm ván gỗ. Tùy vào người chết có bao nhiêu con, mọi người sẽ phát tang ngần đó ngày. Tuy nhiên, việc chôn cất có nhiều kiêng kị, phải tìm được hướng tốt và ngày tốt. Người chết thường được mai táng trên một ngọn đồi, nhìn xa xa phải lọt thỏm hai ngọn núi khác, hai chân phải đạp vào một ngọn núi tiếp theo. Ngọn núi tiếp theo kia không được thấp hơn ngọn núi dùng để mai táng người chết.

Việc chọn ngày tốt cũng tốn không ít thời gian. Chẳng thế mà theo nhiều người trong bản, có trường hợp người chết mấy tháng mới được mai táng. Do để lâu ngày lại không được bảo quản nên xác người chết bị phân hủy, thối rữa, gây ô nhiễm môi trường...

Các cụ cao niên bản Lung Tang cũng chẳng ai biết, hủ tục đưa người chết ra "phơi nắng" bắt nguồn từ khi nào, do ai khởi xướng, nhưng đến nay vẫn là nỗi ám ảnh cho những ai "lần đầu nghe thấy". Theo lời của những người dân nơi đây, tuy bây giờ cái sự "rùng rợn" đã bớt đi phần nào vì được sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, việc đem xác chết ra "phơi nắng" không còn phổ biến nhưng vẫn tồn tại ở một số nơi.

Nơi rừng núi tĩnh mịch, hoang vu, âm thanh vi vu được phát ra từ những đồi tre nứa, cùng với chi tiết được tả chân thực về tục mai táng nơi đây khiến chúng tôi sởn gai ốc. Câu chuyện được mọi người khẳng định chắc nịch là có thật, với những tình tiết ghê rợn lần đầu tiên được nghe, tất cả chúng tôi ai nấy đều cảm thấy sợ hãi, thỉnh thoảng lại rùng mình, tay bám chặt vào nhau vì những âm thanh của gió bên vách núi rừng Tây Bắc.

"Cải biên" hủ tục

Anh Lầu A Lồng, một người dân trong bản kể rằng, anh cũng đã chứng kiến cảnh "phơi nắng" người chết rất nhiều lần. Anh bảo chẳng đâu xa, cách đây ít hôm, ngay cạnh ngôi trường này và cạnh nhà chúng tôi đang ngủ nhờ qua đêm cũng vừa có một xác chết được đem ra "phơi nắng". Đó là một người đàn ông đã già. Theo Lầu A Lồng thì chẳng biết bao nhiêu tuổi, nhưng người chết "tóc đã bạc, răng rụng gần hết rồi". Lầu A Lồng bảo, người Mông trên này ít khi biết tuổi thật của mình lắm, họ chỉ áng chừng mấy mùa cây thay lá hoặc mùa rẫy để biết số tuổi.

Khác với những hủ tục cách đây hàng chục năm, bây giờ người ta không "phơi nắng" theo ngày tương ứng với số người con nữa. Nhưng cũng chẳng bao giờ ít hơn một ngày. Theo người đàn ông trên, khi chết ông có đến bảy người con, mấy chục đứa cháu, nhưng vì đã được tuyên truyền trước đó nên họ chỉ đem ra "phơi nắng" có hai ngày!.

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, chúng tôi tìm gặp những người già khác trong bản và các cán bộ địa phương để hỏi về tục lệ này. Theo ông Lầu A Dua, Bí thư chi bộ bản Lung Tang thì tục lệ kia chỉ tồn tại thời trước. Những năm gần đây, tục lệ rợn người đó đã dần được xóa bỏ. Nếu trước đây mọi người để cả chục ngày mới mai táng người chết, thì nay thực hiện nếp sống mới, rút gắn chỉ trong 24 giờ mà thôi. Theo tục lệ trước đây, gia đình đút cơm và nước vào miệng người chết thì nay "cải biên" bằng cách cho vào cái lọ. Và nếu trước đây, mỗi người con trai phải mổ một con trâu hay một con bò để thết làng thì nay cả đám ma ấy chỉ mổ một, hai con mà thôi.

Cụ Mùa Thị A, năm nay đã gần 90 tuổi, người già nhất bản Lung Tang đã chứng kiến bao sự đổi thay của quê hương. Cũng đã lâu rồi, cụ không còn chứng kiến cảnh khi người chết thì cả nhà phải đi vay mượn tiền để mua trâu, mổ thết làng như trước nữa. Cụ bảo, đó là nhờ vào chính sách Đảng và Nhà nước tuyên truyền cho người Mông hiểu về "cái văn minh" và "cái hiện đại". Bà rất vui vì giờ trẻ con đã được đi học cái chữ, ai cũng no cái bụng, đến mùa thu hoạch, nhà nào cũng đầy ắp ngô, sắn và có gạo ăn, không lo cái đói, cái lạc hậu đeo bám nữa. Điều rùng rợn khiến người dân tộc Mông nơi đây ám ảnh nhất là tục mai táng người chết nay cũng đang dần được thay đổi.

Trò chuyện với một số người dân trong bản, họ bảo do nhiều người già "lạc hậu" ở đây còn muốn duy trì hủ tục này, chứ giờ họ cũng sợ lắm. Với sự tiếp cận những phương tiện truyền thông "văn minh, hiện đại" như ngày nay, cùng với việc tuyên truyền của chính quyền địa phương, gần đây, hủ tục mai táng rùng rợn này đang được "cải biên" và dần xóa bỏ.     

Dân bản giờ đã chủ động xóa bỏ tập tục lạc hậu trong ma chay, cúng bái. Ngày trước, một đám tang có thể kéo dài cả tuần để "phơi nắng" thi hài, tang gia phải chịu trâu, bò, dê cho dân làng ăn. Bây giờ, mỗi đám tang, người chết được để không quá 24 tiếng theo đúng quy định, đồng thời không còn chuyện giết mổ gia súc lãng phí. "Chúng tôi đã nỗ lực vận động bà con xóa bỏ lễ nghi lạc hậu, chọn lọc để giữ gìn những yếu tố đặc sắc tạo nên văn hóa bản địa cũng như để phù hợp với đời sống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây" - ông Lầu A Dua, Bí thư chi bộ bản Lung Tang cho biết thêm.

Cao Tuân

Giải mã phong thủy nơi chôn cất Võ Tắc Thiên

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Các nhà phong thủy tin rằng, một trong những nguyên nhân khiến Võ Tắc Thiên lựa chọn Càn Lăng làm nơi chôn cất của mình chính là vì địa thế phong thủy cực kỳ đắc địa của khu lăng mộ này.

Nghi lễ “chôn cất ngoài trời” lạnh người của người Tây Tạng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Những con chim bay lởn vởn xung quanh khi người đàn ông đặt xác chết của một phụ nữ nằm lại trên đá. Trần truồng và cứng như đá, xác chết cóng lạnh không khác gì không gian xung quanh, đôi mắt cô xám xịt như những đám mây lờ mờ trên đỉnh núi Hymalaya quanh năm tuyết phủ.

Những người đi xin xác hài nhi về chôn cất

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Với ý nghĩ làm vơi đi nỗi buồn cho những sinh linh bé nhỏ không được sinh ra trên đời, họ đã lặng lẽ làm công việc "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" dù có bị thiên hạ bàn tán xôn xao.

"Vua" qua đời, thi thể được chôn cất cùng châu báu?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Thi thể "vua" được chôn cất ở một trong hàng nghìn ngôi mộ được đắp lên để tránh bị đào trộm.

Những hủ tục ma chay 'rợn tóc gáy' chỉ có ở Việt Nam

Thứ 5, 21/02/2013 | 10:24
Đó là những hủ tục lạ lùng của người Việt trong chuyện ma chay, ví như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra "ngắm" mặt trời...