Sử dụng sinh vật tổng hợp bảo vệ các loài hoang dã

Sử dụng sinh vật tổng hợp bảo vệ các loài hoang dã

Thứ 5, 23/05/2013 | 09:08
0
Tới đây, các nhà bảo tồn sẽ cùng gặp gỡ và thảo luận nhằm nghiên cứu những biện pháp tốt nhất cứu một số loài hoang dã khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Các nhà bảo tồn tin rằng việc tạo ra một thế hệ mới các sinh vật tổng hợp có thể ngăn chặn được các mối đe dọa. Đó là các bệnh nấm đang tàn phá quần thể ếch khắp thế giới cũng như nhiều bang ở Hoa Kỳ. Thêm vào đó, các nhà bảo tồn cũng hy vọng các sinh vật tổng hợp cũng khắc phục được tình trạng ở các đại dương chết do sự xâm lấn của các loài rong.

Kent Redford, nhà sinh học bảo tồn, người chủ trì hội thảo Sinh học và bảo tồn tổng hợp tại Cambridge cho biết: “Đây là thời điểm thích hợp để khoa học lên tiếng. Chúng ta đang đối mặt với một tương lai mất mát nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và chúng tôi cho rằng giải pháp tốt nhất phải là sử dụng tất cả các công nghệ khác nhau bao gồm cả sinh học tổng hợp”.

Việt Nam Xanh - Sử dụng sinh vật tổng hợp bảo vệ các loài hoang dã

Động vật bị đe doạ tuyệt chủng rất cần được bảo vệ (Ảnh: Internet).

Sinh học tổng hợp là một công nghệ thiết kế và tạo nên các thiết bị sinh học từ các vết xước. Giáo sư Paul Freemont làm việc tại Trung tâm Sinh học tổng hợp (Đại học Hoàng gia Luân Đôn) khẳng định: “Đây là công nghệ vượt trội bằng cách thêm một hoặc hai gene lạ vào các ADN của sinh vật. Chúng ta có thể tổng hợp một tập hợp rộng rãi các ADN cho phép thiết kế hệ thống sinh học từ vết xước tương tự như các kỹ sư thiết kế và chế tạo một phần thiết bị từ các vật liệu cơ bản”.

Một thí dụ về vai trò của sinh học tổng hợp chính là các cảm biến sinh học thông qua việc kiểm tra độ tinh khiết của nước. Giáo sư Richard Kitney dẫn chứng: “Ở Bangladesh, nhiều giếng nước bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu được sử dụng trong thiên nhiên. Tương tự, các ký sinh trùng như giun có thể lây nhiễm ở các giếng nước châu Phi và châu Á. Chúng tôi sẽ phát triển các cảm biến sinh học để xác định các nguồn ô nhiễm này một cách đơn giản và tiết kiệm”.

Một thí dụ khác, nước ở các giếng nhiễm độc sẽ bị sóng sánh trong các container do chứa một trong các cảm biến sinh học. Nếu thuốc trừ sâu hoặc ký sinh trùng có trong đó, mẫu nước sẽ nổi mầu huỳnh quang. Kitney khẳng định thêm: “Có thể dễ dàng sản xuất các cảm biến sinh học này bằng việc sử dụng các thành phần phổ biến. Chúng đơn giản và dễ sử dụng”.

Thêm một thí dụ là hoóc-môn sinh trưởng kích thích thực vật được các nhà khoa học chế tạo từ việc sử dụng các vi khuẩn đã được thay đổi. Hoóc-môn này có tác động từ chất kích thích tăng trưởng của rễ và tạo ra các phản ứng tích cực nhằm giải quyết các vấn đề sinh thái. Đặc biệt, theo giáo sư Kitney, nó có thể kích thích cỏ phát triển trong vùng sa mạc với tác động của hoóc-môn tổng hợp nhằm ngăn chặn sa mạc hóa.

Đồng thời là việc tạo ra một loại thuốc trừ sâu ít độc tố hơn các loại đang sử dụng vốn dĩ đang tàn phá quần thể ong trên khắp thế giới.

GS Freemont cũng đề cập đến ý tưởng sử dụng các sinh vật tổng hợp để giải quyết các vấn đề do các loài rong biển thông qua việc sản xuất phân bón nitơ nhuộm đỏ từ các trang trại đến các dòng suối và các đại dương, nơi chúng kích thích các loài rong phát triển thành một tấm thảm nặng. Các loài rong này chính là nhân tố chủ đạo liên quan tới sự thiếu hụt ô xy trong nước, gây tử vong đối với cá và các loài sinh vật biển

Ông nói: “Một ý tưởng là tạo nên một loại rong tổng hợp có thể tạo ra các dạng nhiên liệu sinh học. Các loài hoa có thể sinh lợi và khai thác. Nhờ đó, nguồn nước được làm sạch nhờ tác động của nhiên liệu sinh học do rong biển tạo nên”.

Các nhà khoa học cũng khẳng định có thể tạo ra các vùng đất ngập nước nhân tạo để khắc phục các nguồn nước ô nhiễm thay thế cho việc sử dụng các quy trình xử lý công nghiệp tốn kém đều đầu tư cẩn thận. Jim Haseloff (Đại học Cambridge) phát biểu: “Chúng ta có thể làm mọi quy trình một cách tự nhiên hơn”.

Một số ý tưởng khác được đề xuất bao gồm tạo ra các sinh vật có thể bảo vệ động vật trước sự tấn công của nấm. Tại thời điểm hiện nay, có hai loại dịch bệnh từ nấm đang đe dọa các loài hoang dã. Nấm Chytrid (Batrachochytrium dendrobatidis) đã được ghi nhận khi gây bệnh trên loài ếch tại Costa Rica vào năm 1987. Giờ nó cũng tấn công hơn 2.800 loài lưỡng cư. Tương tự, hội chứng nấm mũi trắng cũng đã giết chết gần bảy triệu cá thể dơi Hoa Kỳ kể từ năm 2006.

Theo Nhân dân

Sinh viên Thủ đô bàn giải pháp bảo vệ động vật hoang dã

Thứ 4, 22/05/2013 | 10:37
Theo Sách đỏ Việt Nam, nước ta có 116 loài động vật hoang dã ở mức nguy cấp rất cao, 9 lên mức coi như đã tuyệt chủng.

Vận chuyển động vật hoang dã từ Lào vào Việt Nam

Thứ 2, 01/04/2013 | 17:06
Lúc 10 giờ sáng 30/3, lực lượng biên phòng và hải quan tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (H.Hướng Hóa, Quảng Trị) đã phát hiện một vụ vận chuyển động vật hoang dã qua biên giới.

Truy xét xe ô tô chở hơn 70kg động vật hoang dã

Thứ 2, 01/04/2013 | 09:07
Ngày 31/3, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ một xe ô tô mang biển số của Lào đang vận chuyển hơn 70kg động vật hoang dã từ Lào về Việt Nam.

Dư luận 'sốc' với đề xuất 'chế thuốc' từ động vật hoang dã

Chủ nhật, 24/03/2013 | 12:45
Những ngày qua, thông tin bệnh viện Y học cổ truyền TW đề xuất tiếp nhận một số lượng lớn tang vật là động vật hoang dã bị cơ quan chức năng trên địa bàn TP. Hà Nội thu giữ trong thời gian qua để... làm thuốc chữa bệnh đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận.