Nguy cơ ngộ độc từ thuốc... đông y

Nguy cơ ngộ độc từ thuốc... đông y

Thứ 4, 28/08/2013 | 19:57
0
Ông anh bạn uống thuốc đông y Trung Quốc "xịn" thế mà bị phù nề, mặt, tay chân nặng, ấn vào cứ phúng phính nước.

Đem câu chuyện tự ý sử dụng thuốc đông y Trung Quốc hỏi PGS.TS Nguyễn Duy Thuần - phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, người đã từng có nhiều năm làm Phó giám đốc viện Dược liệu Việt Nam, chúng tôi nhận được phân tích: "Phần lớn người dân Việt Nam cho rằng, sử dụng thuốc đông y là tốt, không bị phản ứng phụ, không chữa khỏi bệnh cũng không sao… Suy nghĩ đó là sai lầm. Bởi thuốc đông y hay tây y, khi điều trị, các bác sĩ đều kê đơn thuốc dựa trên kết quả khám, phác đồ điều trị.

Nếu tuỳ tiện sử dụng thuốc đông y, nhiều khi gây ra hậu quả khôn lường. Vì, thuốc đông y không gây "sốc" cho người bệnh ngay lập tức như thuốc tây y mà nó ngấm dần dần, gây ngộ độc từ từ làm người bệnh không phát hiện ra tác hại. Khi đã ngấm rồi, tức, nó đã tích đủ độ để phát bệnh, gây ngộ độc… thì thật khó khắc phục.

Tôi cũng có nghe chuyện, thuốc đông y của Trung Quốc bị cơ quan y tế châu Âu "thổi còi" do kiểm tra, phát hiện lượng chì, thạch tín quá mức cho phép cao. Đây là vấn đề không đơn giản. Nếu xác định ở Việt Nam có mẫu thuốc đó không, cần phải lấy mẫu để xét nghiệm, kiểm tra, sẽ truy ra nguồn gốc nhập và từ đó mới có hướng xử lý thấu đáo. Tôi khuyến cáo bà con, không nên tự tiện sử dụng thuốc đông y Trung Quốc. Muốn sử dụng, bà con phải đến khám, có sự hướng dẫn, kê đơn thuốc của bác sĩ, nếu không thì không những không khỏi bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ một cách lâu dài".

PSG.TS Thuần kể cho chúng tôi nghe một số câu chuyện liên quan đến việc người bệnh rất hồn nhiên khi sử dụng thuốc đông y. Nhiều người đến cơ sở y tế đông y nhưng không thăm, khám mà mua thuốc ngay. Khi các dược sỹ hỏi đơn thuốc đâu, thì nói rằng, tôi bị thế này, thế kia, uống thuốc nam rồi thấy đỡ, thấy bảo ở cơ sở có thuốc đông y đặc trị này, nọ nên đến mua. Dược sỹ giải thích thế nào, người bệnh cũng không nghe mà lại mắng rằng: "Không thích bán thuốc à? Thế sản xuất ra làm gì…".

Tiến sỹ Thuần cho rằng, nhiều loại thuốc đông y của Trung Quốc có tác dụng chữa bệnh tốt nhưng không phải là không có thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, vì thế người bệnh phải thật thận trọng khi sử dụng nó.

Đem thắc mắc của mình, tôi gặp bác sỹ Nguyễn Thị Hồng (hội Đông y Việt Nam). Bác sĩ Hồng phân trần: "Làm bác sĩ đông y vất vả hơn bác sĩ tây y rất nhiều. Bởi, nhiều người cứ nghĩ, uống thuốc nam, thuốc bắc, không bổ cái này thì bổ cái khác, không chữa khỏi bệnh, cũng chẳng hại sức khoẻ. Giải thích mãi, nhiều bệnh nhân vẫn không hiểu. Bác sĩ đưa ra dẫn chứng thì họ cho rằng, "doạ" để bán thuốc đông y mình sản xuất thu lợi. Người bệnh đâu biết, thuốc đông y Trung Quốc bị làm nhái, giả, kém chất lượng nhiều đến mức, cơ quan chức năng và ngành y tế đang đau đầu mà chưa kiểm soát hết được. Người bệnh có tâm lý "sính" ngoại nên rất khó khuyên can.

Chúng tôi là bác sĩ, vừa tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất thuốc đông y nên chỉ cần nhìn, "sờ" thuốc là biết chất lượng thế nào, có bị pha tạp không và pha nhiều hay ít chất có hại. Nhiều người bệnh, uống được một vài thang, thấy đỡ, nhưng mặt và tay chân to hơn bình thường, vì thuốc có chứa chất gây tích nước, rất nguy hiểm cho sức khoẻ, dễ bị thêm bệnh thận. Người bệnh không biết, cứ tưởng là đỡ, sau đó khi khám, họ bị bệnh thận rất nặng, có người bị biến chứng, không chữa được, hỏng thận, phải chạy thận nhân tạo thành bệnh chồng bệnh, rất đáng thương".

Nhận định về thuốc đông y Trung Quốc lén lút, lấn lướt thuốc đông y Việt, bác sĩ Hồng thẳng thắn: "Tại tâm lý "sính" ngoại của người dân nên những kẻ bán thuốc thiếu lương tâm lợi dụng bán thuốc kém chất lượng. Phát hiện ra cơ sở bán thuốc đông y cấm, cần xử lý nghiêm".

Bác sĩ Hồng dẫn chứng: "Cách đây 2 tháng, một bệnh nhân đem thuốc đông y đến nhờ tôi xem giúp, có phải thuốc "xịn" của Trung Quốc không? Tôi bất ngờ vì trong thang thuốc đó, có đến hơn ½ vị thuốc là thuốc Việt và có thêm một gói bột màu trắng. Tôi hỏi, người nhà bệnh nhân nói, người bán thuốc dặn là lúc đun thuốc, cho gói bột trắng đó vào, hoà tan, đun sôi lên, tôi giật mình. Bởi bột trắng đó là thuốc tây, phần lớn là thuốc giảm đau…".

Bác sĩ Hồng khuyên người bệnh và người nhà bệnh nhân hãy thận trọng khi sử dụng thuốc đông y. Nếu không, bệnh không khỏi mà tốn tiền, lại rước thêm nguy cơ ngộ độc dẫn đến tử vong cao.  

Quỳnh Chi

Thuốc đông y chứa độc ở Việt Nam: Muốn là có

Thứ 4, 28/08/2013 | 15:47
Ngay sau khi giới chức trách nước ngoài cảnh báo một số loại thuốc đông y Trung Quốc bị phát hiện nhiễm hàm lượng thạch tín cao, Người Đưa Tin đã khảo sát thực thị trường trong nước và kết quả là: Muốn là có.

Thầy thuốc chết do ngộ độc thuốc đông y

Thứ 3, 04/06/2013 | 14:21
Ngày 31/5, anh Phùng Văn Nên (SN 1986) trú xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đến nhà ông Phạm Minh Tiến (SN 1966) trú cùng xã mua thuốc đông y về uống để chữa bệnh thấp khớp.

Dẹp nạn thuốc Đông Y dởm: Cần tăng khung hình phạt

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Theo nhiều chuyên gia y tế, để dẹp nạn thuốc Đông y dỏm tràn lan trên thị trường, các cơ quan chức năng cần thắt chặt hơn trong việc quản lý và nên tăng khung hình phạt

Chuyện lạ về những bài đông y bồi bổ cho chim cảnh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Vì chim không thể bắt mạch, hay kể bệnh nên người nuôi quan sát lông, mắt, phân... để bắt đúng bệnh.

Triều Tiên đồng ý đàm phán cho các gia đình đoàn tụ

Thứ 6, 23/08/2013 | 13:37
Hôm 22/8, Triều Tiên đã chấp nhận lời mời đàm phán phía Hàn Quốc về vấn đề đoàn tụ cho những các gia đình bị ly tán trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) được tổ chức ở một làng gần biên giới, theo một quan chức Seoul cho biết.

20 năm trốn truy nã dưới vỏ bọc hội trưởng Hội Đông y

Thứ 5, 13/06/2013 | 07:38
Ngày 9-6, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52), Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt khẩn cấp Ngô Đức Tiến (ngụ tổ 5, KP8, thị trấn Võ Xu).