Sửa quy định để hỗ trợ thừa phát lại

Sửa quy định để hỗ trợ thừa phát lại

Thứ 3, 09/04/2013 | 11:33
0
“Thừa phát lại cần được hỗ trợ nhiều hơn”. Đó là ý kiến chung của các đại biểu tham gia hội nghị góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61 ngày 24-7-2009 của Chính phủ, do Bộ Tư pháp tổ chức tại TP.HCM ngày 8-4.

>> Muốn nhận mát tính bảng Google Nexus 7 không một xu nào, hãy vào đây!

Tại hội nghị, đại diện Bộ Tư pháp cho biết dự thảo lần này dự kiến sửa đổi, bổ sung 11 quy định hiện hành, trong đó đáng chú ý là mở rộng hơn thẩm quyền, phạm vi hoạt động của thừa phát lại (TPL), chỉ rõ các cơ quan có nghĩa vụ phối hợp…

Mở rộng thẩm quyền

Theo dự thảo, TPL được quyền xác minh nơi cư trú và tài sản của đương sự theo yêu cầu của tòa để phục vụ cho việc giải quyết vụ án của tòa. Như vậy, trước khi có bản án, quyết định của tòa thì TPL vẫn được quyền xác minh về tài sản hoặc nơi cư trú của đương sự.

Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn nhận xét quy định mới này rất phù hợp vì nguyên đơn phải chứng minh cho tòa về nơi cư trú cũng như tài sản của bị đơn nếu đề nghị tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng Ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định việc yêu cầu TPL xác minh này phải do đương sự chứ không phải do tòa. Ông lý giải: “Hoạt động xác minh nơi cư trú, tài sản… là hoạt động thu thập chứng cứ. Nếu muốn TPL thu thập chứng cứ thì phải do đương sự yêu cầu chứ tòa không thể yêu cầu được”.

Những người đang hành nghề TPL cũng rất hoan nghênh sự bổ sung về thẩm quyền này. Theo ông Lê Mạnh Hùng (Trưởng Văn phòng TPL quận Bình Thạnh, TP.HCM), quy định mới sẽ góp phần hạn chế tình trạng bị đơn tẩu tán tài sản khi tòa đang thụ lý, giải quyết án.

Luật sư - Sửa quy định để hỗ trợ thừa phát lại

Văn phòng TPL quận Bình Thạnh đang lập vi bằng theo yêu cầu của đương sự. (Ảnh do văn phòng cung cấp)

Chỉ rõ cơ quan có nghĩa vụ phối hợp

Hiện nay các văn phòng TPL đang gặp khó khăn trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án (THA) do các cơ quan, tổ chức từ chối cung cấp thông tin. Các cơ quan, tổ chức này cho rằng TPL không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên họ không có nghĩa vụ phối hợp, đáp ứng.

Vì vậy, dự thảo ghi rõ tên những cơ quan, tổ chức thường từ chối cung cấp thông tin cho TPL sẽ phải thực hiện yêu cầu xác minh của TPL và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp. Cụ thể là ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan thuế…

Tuy nhiên, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn vẫn chưa hài lòng. Theo ông, dự thảo không nói rõ những cơ quan, tổ chức trên phải chịu trách nhiệm gì nếu không cung cấp thông tin. Họ có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không? “Nếu không quy định rõ trách nhiệm gì thì sau này sẽ không thể xử lý được” - ông Sơn nhấn mạnh.

Nhiều đề xuất mới

Theo ông Nguyễn Tiến Pháp (Trưởng Văn phòng TPL quận 10, TP.HCM), trong Nghị định 61 có một số quy định chưa rõ, cần phải có sự bổ sung cho thống nhất để tránh trường hợp mỗi cơ quan yêu cầu một kiểu.

Chẳng hạn, hiện chưa có quy định về quy trình tống đạt văn bản của TPL, dẫn đến tình trạng cùng một cách tống đạt nhưng tòa này chấp nhận, tòa khác thì không. Thậm chí cùng một tòa nhưng các thẩm phán cũng đòi hỏi khác nhau. Cạnh đó, khi tống đạt TPL phải xin rất nhiều chữ ký và con dấu thì mới được tòa chấp nhận là không cần thiết.

Ngoài ra, hiện vẫn chưa có cơ chế để TPL ủy thác hoặc trực tiếp THA tại địa phương khác. Vì vậy, gặp trường hợp TPL đang THA nhưng sau đó tài sản của người phải THA phát sinh ở tỉnh khác thì TPL bó tay.

Theo ông Đặng Công Khôi (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính), sắp tới sẽ thí điểm mở rộng mô hình TPL ra nhiều địa phương khác, vì vậy cần có quy định về mối quan hệ phối hợp giữa các văn phòng TPL với nhau.

Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng (Vụ trưởng Vụ 10 - VKSND Tối cao) đề xuất: “Hiện nay đang thiếu quy định giám sát việc THA của thừa TPL. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thêm quy định VKS được quyền giám sát công việc THA của TPL thì mới đảm bảo được quyền lợi của đương sự và tính nghiêm minh của pháp luật theo bản án, quyết định của tòa”.

Nếu chỉ vì vụ lợi, sẽ không thể thành công!

Sau ba năm, hoạt động thí điểm của TPL đã được đánh giá là thành công. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số khó khăn, bất cập như người dân chưa quen nhìn nhận TPL như một dịch vụ tư pháp; sự phối hợp giữa TPL và một số cơ quan khác như tòa, THA… chưa được chặt chẽ. Đặc biệt, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn còn xa lạ đối với TPL. Dù Thành ủy, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phối hợp với TPL nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu hợp tác trong thời gian qua. Trong khi đó, TPL là mô hình mới nên rất cần nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức.

Theo tôi, đối với tỉnh, thành sắp thí điểm TPL thì cần phải có tinh thần trách nhiện cao, liên tục báo cáo thông tin với Thành ủy, Tỉnh ủy và Ủy ban. Sở Tư pháp phải có sự phối hợp chặt chẽ với chánh án TAND tỉnh và viện trưởng VKSND tỉnh. Đây là việc thực hiện thí điểm, thực hiện chủ trương của Đảng nên không thể nói là “quyền anh, quyền tôi”. Đây là công việc đổi mới, không có đất cho vụ lợi. Nếu ai đó có động cơ tham gia vì vụ lợi thì sẽ không thể thành công.

Ông NGUYỄN ĐỨC CHÍNH, Thứ trưởng Bộ Tư pháp

Thừa phát lại “ế” vì bị làm khó

Cuối tháng 3 vừa qua, Pháp Luật TP.HCM đã có các bài viết phản ánh khó khăn của các văn phòng TPL ở TP.HCM như nhiều cơ quan chức năng không hợp tác, thẳng thừng từ chối, đưa ra yêu sách khó đáp ứng… khi TPL đề nghị phối hợp xác minh điều kiện THA. Chính vì vậy, hoạt động THA của TPL gặp bế tắc, có văn phòng từng phải ngậm ngùi mời khách hàng đến thanh lý hợp đồng.

Mặt khác, việc tống đạt văn bản của các văn phòng TPL cũng gặp nhiều trắc trở bởi cán bộ địa phương thể hiện rõ thái độ bất hợp tác. Các cán bộ này cho rằng văn phòng TPL không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên họ không có nghĩa vụ phải phối hợp. Ngoài ra, nguồn văn bản để tống đạt từ các cơ quan THA dân sự ngày càng ít, trong khi từ tháng 7-2012, ngành tòa án TP lại có chủ trương không chuyển văn bản cho TPL tống đạt nữa.

Các văn phòng TPL còn phải đối mặt với một thực tế là rất ít người dân nhờ trực tiếp tổ chức THA. Hoạt động của các văn phòng hầu như chỉ tập trung vào chuyện lập vi bằng. Hầu hết các trưởng văn phòng TPL đều cho biết việc ít nên buộc phải giảm số lượng nhân viên và cố gắng duy trì hoạt động. Thậm chí có văn phòng đã phải khất nợ lương nhân viên!

Theo TIẾN HIỂU (Pháp luật TP Hồ Chí Minh)

* Bài vở cộng tác xin gửi về email: luatsu@nguoiduatin.vn.

Thông tin về luật sư hữu ích, hấp dẫn tại chuyên mục Luật sư - Báo Người đưa tin.

Bỏ quy định xử phạt người kết hôn đồng giới

Thứ 6, 05/04/2013 | 08:32
Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp sẽ bỏ quy định phạt hành vi “kết hôn với người cùng giới tính”, đồng thời tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

'Làm tình' nơi công cộng: Xử phạt 1 nghìn đồng

Thứ 2, 08/04/2013 | 14:44
Vụ việc đôi bạn trẻ ở Bắc Ninh “làm tình” ngay trong nhà vệ sinh của trường học như giọt nước làm tràn ly, báo động về một thực trạng giới trẻ “vô tư” làm “chuyện ấy” ngay cả những nơi công cộng.

Cần xử phạt việc lạm dụng internet để phát ngôn, chửi bậy

Thứ 3, 09/04/2013 | 07:38
Chửi bậy, phát ngôn bừa bãi, đưa thông tin sai sự thật…là một trong những thực trạng xấu đang xảy ra trên trang mạng internet nói chung và mạng xã hội facebook nói riêng. Tuy nhiên, thực tế chưa có ai bị xử phạt và cũng chưa có quy định cụ thể nào nhằm ngăn chặn vấn đề này.