Sức hút năng lượng tái tạo, ông lớn Sao Mai có "hái tiền" từ mặt trời?

Sức hút năng lượng tái tạo, ông lớn Sao Mai có "hái tiền" từ mặt trời?

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Thứ 3, 16/03/2021 10:04

Từng tham vọng trở thành “người tiên phong” đầu tư năng lượng sạch, Sao Mai Group của đại gia xứ Thanh Lê Thanh Thuấn trở nên có tiếng tăm trong lĩnh vực này.

Lối rẽ của tập đoàn bất động sản

Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM), tiền thân là công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang được ông Lê Thanh Thuấn (quê gốc Triệu Sơn, Thanh Hoá) thành lập và điều hành vào đầu năm 1997. Ông Thuấn từng là cán bộ của sở Xây dựng tỉnh An Giang.

Thuở ban đầu, nhân sự của Sao Mai chỉ có 50 người với vốn điều lệ 905 triệu đồng, sau đó tăng lên vài tỷ đồng. Hoạt động chủ yếu là thi công xây lắp công trình tại các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ rồi phát triển mở rộng lên Tây Nguyên.

Thời gian sau đó, ông Thuấn đưa tập đoàn Sao Mai trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề trong các lĩnh vực như: Bất động sản, chế biển thủy sản xuất khẩu, chế biến thực phẩm, du lịch, đầu tư tài chính, năng lượng mặt trời… Hiện, vốn điều lệ của tập đoàn này đã hơn 2.500 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019, ông Lê Thanh Thuấn rời chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và nhường lại ghế cho con gái là bà Lê Thị Nguyệt Thu. Động thái này được giới đầu tư đánh giá chủ yếu nhằm tuân thủ Nghị định 71/2017/NĐ-CP (từ ngày 1/8/2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị của các công ty đại chúng không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc /Tổng Giám đốc điều hành). 

Đầu tư - Sức hút năng lượng tái tạo, ông lớn Sao Mai có 'hái tiền' từ mặt trời?

Ông Lê Thanh Thuấn - người thành lập tập đoàn Sao Mai.

Trong chiến lược của Sao Mai, thì bất động sản vẫn là nòng cốt. Tuy nhiên, khi nhìn thấy tiềm năng và quyết định đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, điều này đã góp phần đưa tên tuổi của tập đoàn Sao Mai trở thành một trong những "tay chơi" có tiếng trong lĩnh vực này. Và là tập đoàn cung cấp năng lượng sạch cho cả khu vực miền Tây.

Ngược về quá khứ, thời điểm tháng 5/2017, tập đoàn Sao Mai tiên phong lắp đặt Nhà máy điện mặt trời áp mái đầu tiên trên nóc nhà máy IDI với công suất 1,06MWP - lớn nhất lúc bấy giờ với vốn đầu tư là 2 triệu USD.

Tiếp đà thành công, trong 2 năm 2019 và 2020, tập đoàn Sao Mai đã thực hiện cú bứt phá khi tung gói tài khóa 4.200 tỷ đồng cho hai công trình quan trọng. Trong đó, 1.200 tỷ đồng mua lại dự án Europlast của nhà đầu tư nước ngoài “đuối sức” ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Và ngay sau đó, doanh nghiệp này đã kích hoạt thành công nhà máy điện mặt trời có công suất 50MWP.

Đầu tư - Sức hút năng lượng tái tạo, ông lớn Sao Mai có 'hái tiền' từ mặt trời? (Hình 2).

Nhà máy Điện mặt trời của tập đoàn Sao Mai tại Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Cùng với đó, xây dựng giai đoạn 1 với công suất 104 MWP, vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng của nhà máy điện mặt trời tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chỉ sau 4 tháng nước rút thi công, dự án này đã kịp đóng điện vào tháng 6/2019 cùng với nhà máy Điện mặt trời Sao Mai - Long An. Liên tiếp nối chuỗi, giữa tháng 9/2020, giai đoạn 2 với công suất 106 MWP được khởi động lắp đặt thiết bị chính. Với tiến độ xây dựng gần 1 tháng, nhanh hơn dự kiến, thương vụ bán điện của giai đoạn 2 này đã bắt đầu có doanh thu từ ngày 15/12/2020.

Gần đây nhất, tháng 1/2021, tập đoàn Sao Mai công bố hoàn thành nhà máy Điện mặt trời Sao Mai - An Giang với tổng công suất 210 MWP tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng. Đây một trong những công trình kiểu mẫu cho chuỗi liên kết đi từ nông trại pin kết hợp canh tác dược liệu quý, trở thành mô hình du lịch trải nghiệm 4.0.

Sao Mai đang làm ăn thế nào?

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của tập đoàn Sao Mai, doanh thu thuần năm 2020 đạt 12.566 tỷ đồng, giảm 11,6% so với năm 2019. Tuy nhiên nhờ tiết giảm chi phí giá vốn, nên lợi nhuận gộp xấp xỉ bằng cùng kỳ, đạt 1.360 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu thức ăn cho cá đạt 5.328 tỷ đồng, dù đóng góp đến 42,1% tổng doanh thu nhưng cũng giảm, hơn 19% so với năm trước. Doanh thu xuất khẩu cá đạt 2.828 tỷ đồng, cũng giảm hơn 19% so với năm trước và đóng góp khoảng 22% tổng doanh thu cả năm 2020. Doanh thu thương mại đạt 3.118 tỷ đồng, tăng 8,4% đóng góp 24% tổng doanh thu.

Đáng chú ý, lĩnh vực điện mặt trời mang lại 515 tỷ đồng doanh thu, hơn gấp đôi cùng kỳ và đóng góp khoảng 4% tổng doanh thu cả năm 2020. Về lĩnh vực này, tập đoàn Sao Mai thừa nhận, khoản tăng nguồn thu nhờ vào chính sách giá điện mặt trời của Chính phủ, nhờ đó, việc hoạt động thương mại điện mặt trời với tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã giúp Sao Mai Group hoạt động tốt hơn ở thời điểm dịch Covid-19.

Đầu tư - Sức hút năng lượng tái tạo, ông lớn Sao Mai có 'hái tiền' từ mặt trời? (Hình 3).

Trong năm 2020, năng lượng tái tạo (điện mặt trời) là lĩnh vực có sự tăng trưởng nhất trong tất cả các mảng của tập đoàn Sao Mai.

Kết quả, năm 2020, tập đoàn Sao Mai đạt gần 574 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 30% so với lợi nhuận đạt được năm 2019 và mới chỉ thực hiện được 66% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Năm 2020 khoản chi phí tài chính của công ty này ghi nhận 533 tỷ đồng, gần gấp đôi so với con số 275 tỷ đồng ghi nhận năm 2019, chủ yếu do tăng chi phí lãi vay. Thời điểm ngày 31/12/2020, khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn là 4.950 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn là 3.427 tỷ đồng, tăng hơn 700 tỷ đồng. Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn 8.377 tỷ đồng.

Kết quả, năm 2020, tập đoàn Sao Mai đạt gần 574 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 30% so với lợi nhuận đạt được năm 2019 và mới chỉ thực hiện được 66% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.