Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ:

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: "Suy thoái về đạo đức làm tăng tình trạng bạo hành trẻ em"

Dương Thị Hạnh
Thứ 4, 06/12/2017 | 16:21
0
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân chính là do sự suy thoái về lối sống, đạo đức, nhân cách của một bộ phận người lớn, giáo viên và cả chính cha mẹ.

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc bạo hành trẻ em, hành hung trẻ em từ những người thân, bảo mẫu,… khiến dư luận vô cùng bức xúc. Trước vấn đề này, PV đã phỏng vấn luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng chi hội Luật sư Bảo vệ quyền trẻ em (hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM).

PV: Thưa bà, nhiều vụ việc trẻ em bị bạo hành, bị lạm dụng khiến dư luận bức xúc lên án, đưa ra xử lý trước pháp luật nhưng thực trạng này vẫn tái diễn. Theo bà, nguyên nhân do đâu?

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân chính là do sự suy thoái về lối sống, đạo đức, nhân cách của một bộ phận người lớn, giáo viên và cả chính cha mẹ.

Ngoài ra, những quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em còn lỏng lẻo, thiếu các chế tài đủ sức răn đe. Vì vậy, nhiều người bất chấp quy định pháp luật mà có những hành vi ngang nhiên bạo hành trẻ em, xâm phạm nghiêm trọng tới nhân phẩm, sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Để hạn chế tình trạng bạo hành trẻ, các phụ huynh nên tìm hiểu kỹ nơi mình gửi gắm con em. Các cơ quan chức năng cũng cần cố gắng hơn nữa trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của trường mẫu giáo và nhất là các điểm giữ trẻ tư nhân.

Ngoài ra, cộng đồng cũng phải chung tay chống bạo hành trẻ em. Nếu quan sát thấy trẻ em bị bạo hành hay có dấu hiệu bạo hành phải báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc cùng ai đó kết hợp ngăn chặn trước mắt. Nếu chúng ta cứ thờ ơ, thì việc bạo hành trẻ vẫn còn tiếp diễn.

Xã hội - Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: 'Suy thoái về đạo đức làm tăng tình trạng bạo hành trẻ em'

Bà Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng chi hội Luật sư Bảo vệ quyền trẻ em (hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM).

PV: Theo bà, bạo hành trẻ em nhất là bạo hành trẻ ở những cơ sở mầm non tư nhân, phải chăng do sự vô cảm, thiếu tấm lòng yêu thương trẻ nên sẵn sàng hành hung với cả những đứa trẻ không có khả năng tự vệ?

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: Đa số những bảo mẫu chưa ý thức được hành vi đánh đập trẻ dã man như vậy là tội ác. Sau khi bị phát giác, họ thường biện minh cho hành vi của mình là để trẻ chịu ăn, trẻ bớt khóc,... Tuy nhiên, khi dùng hung khí để đe dọa trẻ là biện pháp không ai chấp nhận được.

Trong vụ bảo mẫu ở cơ sở Mầm Xanh lấy bình nước đập liên tục vào đầu trẻ, lấy dao gí trên đầu trẻ là hành vi vô cùng nguy hiểm, mất nhân tính. Nó thể hiện sự vô cảm, nhẫn tâm, không có tình yêu thương của những người gọi là bảo mẫu được ví như mẹ hiền đối với những đứa trẻ tội nghiệp.

Trong các vụ bảo mẫu bạo hành trẻ em thường là sự cộng hưởng của những người thiếu ý thức, chưa có kinh nghiệm và sự vô cảm, không có tấm lòng yêu thương. Trong đó, người đầu tiên kể đến phải là người đứng đầu, là Hiệu trưởng hoặc chủ nhà trẻ.

Nếu người đứng đầu nhà trẻ có tấm lòng yêu thương các bé thì chắc chắn rất hiếm xảy ra việc bạo hành. Bởi, họ sẽ lựa chọn những bảo mẫu, cô giáo tốt, đưa ra nguyên tắc, theo dõi sát sao với nhân viên của mình. Còn những người đứng đầu không có tâm ắt hẳn ngôi trường đó sẽ xảy ra biến cố.

Xã hội - Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: 'Suy thoái về đạo đức làm tăng tình trạng bạo hành trẻ em' (Hình 2).

Tình trạng bạo hành trẻ em ngày càng trở nên nghiêm trọng.

PV: Cũng như bà đã đề cập ở trên, một trong những hình ảnh gây phẫn nộ dư luận ở vụ việc bảo mẫu bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh là dùng dao dọa các bé. Dưới góc nhìn pháp lý, bà có đánh giá như thế nào về hành động này?

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: Trong vấn đề bạo hành trẻ, bất cứ dùng lời nói hay cái gì nhỏ nhất khiến trẻ hoảng loạn đều đáng lên án chứ đừng nói là dùng dao. Bảo mẫu dùng hung khí đe dọa trẻ là một việc làm không thể chấp nhận được, nhất là với trẻ mầm non.

Cho dù bé có thế nào cũng không nên dùng dao để dọa nạt. Bởi những đứa trẻ cần được yêu thương, có thể các cô giáo rất vất vả và áp lực khi trông quá nhiều trẻ, nhưng chúng ta cần có biện pháp chứ không phải dùng đến bạo lực.

Đứng dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp, tôi không thể chấp nhận hành vi này đối với những người gọi là bảo mẫu, là người mẹ thứ hai. Hình ảnh người bảo mẫu cầm dao dọa nạt sẽ ám ảnh bé, khiến bé trở nên sợ hãi và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý.

Bởi, tâm lý trẻ rất yếu, nếu tuổi thơ bị bạo hành thì tương lai xảy ra chuyện gì, chúng ta không lường trước được. Vì vậy, phải dạy trẻ em bằng sự nghiêm khắc nhưng trong yêu thương… Ngoài ra, pháp luật phải xử lý đối tượng có hành vi bạo hành trẻ em thật nghiêm minh, đúng người, đúng tội để răn đe, phòng ngừa.

PV: Hiện nay, có khá nhiều hội Bảo vệ quyền trẻ em, tuy nhiên tình trạng bạo hành, lạm dụng trẻ em lại ngày một gia tăng và đa phần đều do người dân hay báo chí phát hiện. Vậy, hội Bảo vệ quyền trẻ em nên cần có những biện pháp nào để nâng cao việc bảo vệ trẻ?

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: Để giảm thiểu nạn bạo hành trẻ em ở các nhà trẻ, cơ quan chức năng cần phải kiểm tra các bảo mẫu có bằng nghiệp vụ sư phạm mầm non không? Có thường xuyên được các tổ chức đơn vị tập huấn về đạo đức nghề nghiệp; nâng cao năng lực trong công việc của mình không. Phải đặt đạo đức lên hàng đầu. Dù có bằng cấp, có nghiệp vụ nhưng thiếu đạo đức nghề nghiệp thì cũng phải xem xét lại.

Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập huấn các lớp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Mời các luật sư hội Bảo vệ quyền trẻ em đến tuyên truyền bằng các phiên tòa giả định về bạo hành trẻ để luôn nhắc nhở cô giáo cũng như các em về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

PV: Xin cảm ơn luật sư !

Bảo mẫu đóng cửa hành hạ trẻ nên khó kiểm soát

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết: "Với điểm giữ trẻ Mầm Xanh, phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12 đã kết hợp với phường xuống kiểm tra 2 lần. Tuy nhiên, vẫn không phát hiện ra bất kỳ những hành vi nào gọi là bạo hành, gây ảnh hưởng đến trẻ. Bởi, khi những bảo mẫu này thực hiện hành vi hành hạ các cháu, họ thường đóng cửa lại khiến cho việc phát hiện sai phạm gặp nhiều khó khăn. Sự việc xảy ra vô cùng đau lòng. Nguyên nhân một phần do cơ quan quản lý chưa sát sao, phần do những con người được gọi là bảo mẫu, là cô giáo lại không có nhân tính, không có đạo đức nghề nghiệp nên mới đối xử với trẻ như vậy. Để có thể kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục chặt chẽ hơn, trước đây, chúng tôi có nghĩ đến phương án lắp đặt camera để theo dõi, tuy nhiên vẫn chưa thực hiện được. Vì thế, trong thời gian tới, phía Sở cũng sẽ kết hợp với địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ, sâu sát hơn các trường mầm non, nhất là mầm non tư thục".

17 cơ quan, tổ chức bảo vệ, trẻ em vẫn bị bạo hành vì đâu?

Thứ 4, 06/12/2017 | 06:00
Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em: Bảo mẫu ở Hà Nam tung, đánh em bé hơn 1 tháng tuổi; bé gái ở Kiên Giang bị người thân dùng thanh sắt nóng ấn vào mặt; hàng chục trẻ ở cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (TP.HCM) bị bảo mẫu hành hạ… Vậy 17 cơ quan, tổ chức bảo vệ trẻ đang ở đâu?

Infographic: Toàn cảnh vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh

Thứ 7, 02/12/2017 | 21:21
Sau khi clip bạo hành trẻ tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh được phát sóng, cơ quan chức năng đã bắt giam bà Phạm Thị Mỹ Linh (chủ cơ sở) và 2 bảo mẫu khác để điều tra về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em.

Bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non Mầm Xanh: Thêm bảo mẫu ra trình diện

Thứ 4, 29/11/2017 | 22:38
Sau nhiều ngày xảy ra sự việc, một bảo mẫu liên quan đến vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh đã ra trình diện.
Cùng tác giả

Nữ luật sư giúp thân chủ "được bồi thường 400 triệu đồng oan sai" tiết lộ chuyện bên lề

Thứ 2, 08/10/2018 | 09:00
Liên quan đến vụ án oan sai của chị N.N.M.L. (SN 1993, quê tỉnh Lâm Đồng) phải ngồi tù hơn 2 năm, TAND quận Tân Bình (TP.HCM) đã quyết định bồi thường số tiền 400 triệu đồng cho nạn nhân. Là một trong những người đã trợ giúp pháp lý cho chị L., luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (chi hội trưởng chi hội luật sư Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) đã có những chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin về quá trình đi tìm kiếm công lý cho chị L..

Cây gỗ quý giáng hương 100 năm tuổi bị bứng trộm, người thu mua có bị xử lý?

Chủ nhật, 30/09/2018 | 15:44
Nói về vụ việc, luật sư Đặng Đình Thịnh cho biết: "Nếu người thu mua cây gỗ quý giáng hương100 năm tuổi với giá 60 triệu đồng biết cây là tài sản trộm cắp nhưng vẫn đồng ý thu mua thì sẽ bị xử theo tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".

Truy tố nhóm mua thuốc trôi nổi về “hô biến” thành tân dược chữa bệnh

Chủ nhật, 23/09/2018 | 15:11
Thấy lợi nhuận từ việc sản xuất tân dược giả quá lớn, vợ chồng Trần Thị Minh Hằng và Trần Hữu Đông đã bất chấp tính mạng bệnh nhân cấu kết cùng một số đối tượng khác mua thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc về “hô biến” thành tân dược ngoại cao cấp. Để không bị phát hiện, các đối tượng còn đặt in bao bì, nhãn mác và tem chống giả lừa đảo người dân.

Điều tra vụ chồng đâm vợ tử vong vì đi với người đàn ông lạ

Thứ 3, 18/09/2018 | 10:59
Thấy vợ đi với một người đàn ông lạ, Điền nghi ngờ vợ ngoại tình. Trong lúc ghen tuông, đối tượng đã dùng dao đâm vợ tử vong.

Bắt băng nhóm nhí giết người vì bị gặng hỏi

Thứ 5, 13/09/2018 | 21:26
Mâu thuẫn nhau khi chơi game, nhóm của Ninh mang gậy, rựa đi tìm nhóm Đặng Đức Anh trả thù. Không gặp được nhóm Đức Anh, nhóm Ninh bèn lao vào người đi đường đánh tử vong.