Syria có khả năng tự tái thiết và duy trì hòa bình sau 8 năm chìm trong xung đột?

Syria có khả năng tự tái thiết và duy trì hòa bình sau 8 năm chìm trong xung đột?

Thứ 6, 01/03/2019 | 18:00
0
Sau 8 năm chìm trong xung đột, chiến sự Syria sắp kết thúc và quốc gia này bắt đầu đối diện với thử thách tái thiết cũng như duy trì nền hoà bình cho tương lai.
Thế giới - Syria có khả năng tự tái thiết và duy trì hòa bình sau 8 năm chìm trong xung đột?

Một khu vực bị phá hủy tại Syria - Ảnh: AP.

Di họa của chiến tranh

Những người Syria rời khỏi đất nước đang quay trở lại quê hương. Mặc dù vẫn còn sớm để nói rằng cuộc xung đột ở Syria cuối cùng đã kết thúc vì tỉnh Idlib phía Bắc đất nước vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn nhưng rõ ràng, quỹ đạo các sự kiện đang chỉ theo hướng tái thiết và những thách thức liên quan đến việc xây dựng lại đất nước, ngăn chặn chiến tranh trong tương lai.

Để thực hiện được điều này, hòa giải và cải cách phải được đề cao trong chương trình nghị sự của chính phủ và lãnh đạo Syria. Những cải cách đó phải tính đến thực tế là vào năm 2011, khi các cuộc biểu tình đầu tiên ở Syria nổ ra, một bộ phận đáng kể người dân Syria đã có những bất bình chính đáng với chính phủ, phần lớn là về mặt kinh tế xã hội. Đây cũng là sự bất bình của hàng triệu người trong khu vực trong cùng thời kỳ, chịu trách nhiệm thúc đẩy cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập.

Mùa Xuân Ả Rập là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập: Tunisia, Algérie, Ai Cập, Yemen và Jordan, Mauritanie, Ả Rập Saudi, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Maroc. Các cuộc biểu tình phản đối có chung một cách sử dụng rộng rãi kỹ thuật chống đối dân sự trong các chiến dịch bao gồm đình công, biểu tình và các cách thức khác.

Mùa Xuân Ả Rập lan sang Syria vào tháng 3/2011. Trước khi đưa ra các cải cách mới về thị trường tự do, hàng triệu người Syria, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn, đã phụ thuộc vào các khoản trợ cấp của nhà nước cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm và nhiên liệu. Những trợ cấp đó là một di sản của đất nước bản sắc xã hội chủ nghĩa Ả Rập, gắn liền với hệ tư tưởng của Đảng Baath - vốn vay mượn rất nhiều từ mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô.

Sự sụp đổ của Liên Xô đánh dấu sự kết thúc của một đối trọng kinh tế, tư tưởng và quân sự quý giá đối với các ý tưởng và ý định bá quyền của phương Tây, khiến nhiều quốc gia, trong đó có Syria dễ bị ảnh hưởng và buộc phải thay đổi. Libya, Syria, thậm chí Cuba ở một mức độ nào đó, giờ đây đã ít nhiều phải chấp nhận tương thích với hiện đại hóa và phát triển.

Tổng hợp tác động sâu rộng của các cải cách mới ở Syria là hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến đất nước từ năm 2006 đến 2010. Một lần nữa, ở các vùng nông thôn nơi mùa màng bị tàn phá thì hậu quả lại càng nghiêm trọng. Việc cắt giảm trợ cấp của nhà nước cũng gây ra tình trạng đói kém.

Thế giới - Syria có khả năng tự tái thiết và duy trì hòa bình sau 8 năm chìm trong xung đột? (Hình 2).

Sự phục hồi của toàn xã hội Syria còn là nhiệm vụ khó khăn và quan trọng.

Con đường gian nan

Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng đã thừa nhận sau đó rằng, trong quá trình đối phó với phong trào biểu tình năm 2011, các thành phần của lực lượng an ninh quốc gia đã phạm sai lầm, sử dụng vũ lực quá mức. Mặc dù có một lập luận được đưa ra rằng với sự biến động đang diễn ra trên toàn khu vực vào thời điểm đó, và đặc biệt là với sự can thiệp của NATO ở Libya, việc sử dụng vũ lực quá mức được triển khai chống lại người biểu tình ở Syria có thể là điều dễ hiểu nhưng rõ ràng đó cũng là hành động được ví như “giọt nước tràn ly”.

Từ phong trào biểu tình lấy cảm hứng từ Mùa Xuân Ả Rập đã nhanh chóng phát triển thành một cuộc xung đột tàn khốc nhấn chìm xã hội Syria, biến nó thành một cuộc đấu tranh cho sự sống còn thực sự của đất nước. Sự can thiệp của quân đội nước ngoài cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực nhưng một điểm đáng chú ý là nhiều người tham gia vào phong trào phản kháng đầu năm 2011 và cuộc nổi loạn vũ trang sau đó cuối cùng lại đổi phe phái và đứng về phía chính phủ.

Đến nay, với số lượng lớn những người tị nạn trở lại và khả năng kết thúc cuộc chiến trong tương lai gần, chính phủ Syria sắp phải đối mặt với thách thức tái thiết. Không chỉ khôi phục cơ sở hạ tầng, sự phục hồi của toàn xã hội Syria còn là nhiệm vụ khó khăn và quan trọng hơn. Hồi sinh sau đống tro tàn là ước mơ của người Syria và những người yêu chuộng hoà bình trên khắp thế giới. Một Syria cũ có thể sẽ được thay thế bằng đất nước Syria mới, mạnh mẽ, phát triển bền vững hơn. Hướng đến tương lai là con đường cứu rỗi của Syria.

GIA BẢO (Theo RT)

Gặp mặt ông Putin, Thủ tướng Israel gửi thông điệp "sắt đá" quyết ngăn chặn Iran ở Syria

Thứ 6, 01/03/2019 | 14:03
Trong cuộc gặp chính thức đầu tiên sau sự cố máy bay Nga bị bắn hạ ở Syria năm ngoái, Thủ tướng Netanyahu tiếp tục nhấn mạnh các hoạt động tấn công ở Syria dù cho S-300 đã triển khai tại đây.

Hé lộ bất ngờ về mục tiêu của Nga với Iran ở Syria và nước cờ TT Putin đang đi

Thứ 5, 28/02/2019 | 14:30
Đẩy Iran và tất cả các tay súng người nước ngoài ra khỏi Syria là một trong những mục tiêu của Nga.Và ông Putin đã không đặt giới hạn trong hành động của Israel ở Syria.

TT Putin đã cứu TT Assad và đưa đến thắng lợi to lớn cho chính quyền Syria

Thứ 4, 27/02/2019 | 19:00
Quyết định can thiệp vào Syria của Tổng thống Nga Putin đã giúp bảo vệ quyền lực Tổng thống Syria Assad và đánh bại các nhóm khủng bố bí mật đang nổi lên trong cuộc chiến Syria, ông Baldwin nhận định.

Syria 24 giờ qua: Thực hư thông tin tình báo Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận với khủng bố ở Idlib

Thứ 3, 26/02/2019 | 19:05
Giới chức tình báo Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ huy của lực lượng khủng bố Tahrir al-Sham al-Hay'at (HTS) được cho là đã họp bàn về việc bảo vệ và duy trì nhóm khủng bố này tại tỉnh Idlib, truyền thông cho biết hôm 26/2.
Cùng chuyên mục

Cận cảnh tháp turbine điện gió khổng lồ bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:15
Tháp được làm từ gỗ vân sam Scandinavia, được phủ một lớp sơn dày chống thấm nước, có tuổi thọ 25-30 năm.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Ông Zelensky nói đã “chốt” thỏa thuận với Mỹ về tên lửa tầm xa ATACMS

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Mỹ lần đầu tiên giao tên lửa ATACMS có tầm bắn 165 km cho Ukraine vào tháng 10 năm ngoái, sau nhiều tháng cân nhắc.

Hỏa lực Nga tấn công cơ sở hạ tầng chiến lược Ukraine ở gần Odessa

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:55
Đêm 22 tháng 4, cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraine ở gần Odessa đã bị quân đội Nga tấn công.
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.