Tác hại khôn lường từ trạm điện hạt nhân Trung Quốc đưa ra Biển Đông

Tác hại khôn lường từ trạm điện hạt nhân Trung Quốc đưa ra Biển Đông

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:44
0
Trạm điện mini mà Trung Quốc dự định sẽ triển khai trên các đảo ở Biển Đông đang vấp phải những cảnh báo về tác hại phóng xạ có thể xảy đến trong tương lai.

Một viện nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc đang phát triển một trạm điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới với kích cỡ vừa đủ để đặt vào trong một tàu container. Hệ thống này có thể được lắp đặt trên các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng trái phép trên Biển Đông trong vòng 5 năm tới.

Tiêu điểm - Tác hại khôn lường từ trạm điện hạt nhân Trung Quốc đưa ra Biển Đông

Mô hình trạm điện hạt nhân từng được công bố hồi tháng 4.

Các nhà nghiên cứu đang thực hiện dự án gọi đơn vị này là "hedianbao", hay "trạm điện hạt nhân xách tay".

Mặc dù kích cỡ của trạm điện tương đối nhỏ, nhưng nó được thiết kế để đặt trọn vào trong khoang của một tàu container với chiều dài khoảng 6,1m và cao khoảng 2,6m.

Nó có thể sản xuất được 10 megawatt nhiệt, và nếu được chuyển tải thành điện, nó sẽ có thể cung cấp đủ điện năng cho khoảng 50.000 hộ gia đình.

Hệ thống này cũng có khả năng vận hành trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ mà không cần tiếp nhiên liệu.

Các nhà khoa học cho biết, "hedianbao" không tạo ra nhiều bụi và khói, bởi vậy trên một hòn đảo nhỏ cư dân sẽ khó nhận thấy sự tồn tại của nó.

Theo SCMP, dựa án này được đầu tư phát triển bởi Quân giải phóng Nhân dân (PLA) và được các nhà khoa học từ Viện Công nghệ an toàn năng lượng hạt nhân thuộc Viện Khoa học Trung Quốc nghiên cứu.

Tiêu điểm - Tác hại khôn lường từ trạm điện hạt nhân Trung Quốc đưa ra Biển Đông (Hình 2).

Hệ thống này có thể đặt vừa trên các tàu container.

“Một phần nguồn kinh phí phát triển dự án đến từ quân đội, nhưng mục tiêu lớn của chúng tôi là đưa công nghệ này phục vụ cho mục đích dân sự”, giáo sư Huang Qunying, nhà khoa học hạt nhân tham gia vào dự án, cho biết.

Các nhà khoa học Trung Quốc cũng thừa nhận rằng công nghệ của họ tương tự như công nghệ mà lực lượng hải quân Liên Xô từng sử dụng trên các tàu ngầm hạt nhân vào những năm 1970.

Tuy nhiên, Trung Quốc có lẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ này cho các hoạt động trên mặt đất.

Dù mang đến những lợi ích rõ rệt như tạo ra một lượng lớn điện và khử muối trong nước biển để sử dụng như nước ngọt, trạm điện này cũng đặt ra câu hỏi về vấn đề môi trường nghiêm trọng.

Các nhà khoa học cảnh báo các chất thải phóng xạ có thể gây ảnh hưởng đến không chỉ các nước lân cận, mà còn lan rộng khắp thế giới thông qua các dòng hải lưu lớn.

Một nhà nghiên cứu môi trường biển tại Đại học Hải dương Trung Quốc cho biết phóng xạ từ nhà máy hạt nhân không được xử lý tốt khi tràn ra các đại dương có thể làm thay đổi hệ sinh thái của toàn bộ khu vực xung quanh một hòn đảo.

"Nhiều loài cá và các loại sinh vật biển sẽ không thể thích ứng với những thay đổi lớn của môi trường do nước biển bị khử muối và gia tăng nhiệt", nhà nghiên cứu này cho biết. "Nếu một thảm họa hạt nhân xảy ra ở Biển Đông, nó sẽ không gây ra biến cố ngay lập tức, nhưng về lâu dài hậu quả sẽ là khó lường".

Do đó, đã có những khuyến cáo rằng, trước khi đưa bất kỳ nhà máy điện hạt nhân nào ra một hòn đảo trên Biển Đông, chính phủ Trung Quốc nên xem xét không chỉ lợi ích chính trị, quân sự hay kinh tế, mà cần phải thực hiện các đánh giá khoa học toàn diện về tác động môi trường tiềm năng có thể gây ra.

Quốc Vinh

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.