Có những người trẻ không có khả năng đối phó với các cơn cảm xúc lớn như: uất ức, giận hờn, chán nản, tuyệt vọng... cho nên đã đi tự tử. Đối với họ, tự tử là phương cách duy nhất để chấm dứt khổ đau.
Trước nhất, chúng ta có câu chuyện Bàn Đặc là bào đệ của Châu Lợi Bàn Đà rất thông lợi và quản lý tinh xá, trong khi Bàn Đặc rất khờ, nên bị đại chúng xem thường.rn
Nhưng về mặt nào đó, con và cha vốn là 2 thể không tách rời, cũng giống như con và mẹ vậy, con và các em vậy, con và vũ trụ vậy. Vốn là 1 mà cũng là 2. Vốn 2 mà thật ra là 1.
Lắng dịu, thư giản, phục hồi sự tươi mát, đó là sự thực tập thiền chỉ. Chỉ là dừng lại, là làm cho lắng dịu, cho tươi mát. Thở vào, tôi thấy tôi là một bông hoa; thở ra, tôi cảm thấy sự tươi mát của bông hoa là tôi.rn
Một người nghèo hỏi Đức Phật “Tại sao con nghèo như thế?”. Phật nói “Vì con chưa học được cách bố thí cho người khác”. Người kia thưa “Con không có thứ gì cả, thì lấy gì con bố thí”.
Trong thế giới vật chất, mỗi khi chúng ta cho đi càng nhiều thì những giá trị tài sản sở hữu của chúng ta sẽ càng giảm thấp. Vì thế, chúng ta luôn phải cân nhắc, đắn đo trước khi cho ai đó một món gì. Và sự cân nhắc, đắn đo ấy làm cho ý nghĩa của từ cho đã dần dần bị sai lệch.
Trong cuộc sống, thái độ ứng xử của chúng ta đối với người khác không chỉ hoàn toàn do ta tự quyết, mà luôn phụ thuộc một phần vào thái độ của đối phương. Ngược lại, thái độ của đối phương đối với chúng ta cũng phụ thuộc một phần vào cách ứng xử của bản thân ta. Mối tương quan này tuy có phần tế nhị nhưng có thể dễ dàng nhận ra được nếu ta quan sát một cách khách quan những trường hợp giao tiếp của những người khác.
Cho dù đã “tạm gác lại” không bàn đến một địa ngục sau khi chết, nhưng chúng ta cũng không thể không nhận ra một sự tương đồng giữa những gì đã được mô tả về cảnh địa ngục ấy với những trạng thái đau đớn về tinh thần mà ta đang cảm nhận. Hay nói khác đi, một cảnh giới địa ngục sau khi chết, nếu có, chẳng qua cũng chỉ là một sự kéo dài của những gì mà hiện tại chúng ta đang cảm nhận.
Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ai muốn hiểu rõ được về hết thảy các đức Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai, thì nên quán xét tánh thật của các pháp trên thế gian này tất cả đều là do tâm tạo thành.” (Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo.)