Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, quốc tịch Hán, sinh tại Từ Châu (nay là huyện Nghi Nam), Trung Quốc. Ông là tể tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc, đồng thời cũng là chiến lược gia lừng danh khắp nơi với những lời tiên tri chính xác vào khi đó. Nhắc đến Gia Cát Lượng, ai ai cũng dùng 1 câu để hình dung về ông, đó chính là: “Trên thông tinh văn, dưới tường địa lý”. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều người cho rằng, nhà chiến lược gia vĩ đại này còn có trình độ võ nghệ kiệt xuất.
Đầu tiên, ở thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng không thể không biết đến lợi ích của võ công, thứ nhất là để giữ cho bản thân sức khỏe ổn định, hai là có thể tự vệ. Sử sách có ghi chép lại rằng Gia Cát Lượng thông thạo binh thư, binh pháp Tề Môn. Nếu như Gia Cát Lượng thực sự không có võ công căn bản thì không thể tiếp thu được toàn bộ kiến thức về binh pháp. Thậm chí, nếu Gia Cát Lượng chỉ biết “lý thuyết” về binh pháp thì không thể ứng dụng một cách triệt để mọi thứ vào thực tế chuẩn xác đến như vậy.
Bên cạnh đó, sau khi Lưu - Quan - Trương qua đời, Gia Cát Lượng đã phò tá con trai Lưu Bị, Lưu A Đẩu. Tuy nhiên, vì khi đó tuổi cao, nhân tài bên cạnh cũng không nhiều nên Khổng Minh đã quyết định bồi dưỡng Khương Duy trở thành “thế hệ tiếp theo”.
Gia Cát Lượng từ trước đến nay luôn dành sự ưu ái và tin tưởng cho Khương Duy nên một lòng muốn truyền thụ toàn bộ kiến thức và kỹ năng của bản thân cho học trò. Khi Khương Duy xin hàng, Gia Cát Lượng đã vô cùng vui mừng và đích thân dạy học trò một số môn võ công. Nói đến đây, Gia Cát Lượng nếu như thực sự chỉ biết mỗi về kiến thức lý thuyết võ công thì sao có thể dạy được Khương Duy?
Cuối cùng, trong sử sách có từng đề cập đến chi tiết: “Gia Cát Lượng đi qua Thanh Sơn miếu, liền rút kiếm chém núi sau đó phất áo bỏ đi khiến những người xung quanh hoảng hốt, thán phục”. Từ đoạn này, tác giả dường như đang ngầm ý thông báo cho chúng ta biết, Gia Cát Lượng có thể chơi đùa với kiếm, không những vậy kiếm pháp còn vô cùng lợi hại. Có lẽ vì không phải là một con người thích sử dụng đến võ công cũng như vũ khí giết người nên Gia Cát Lượng đã quyết định trở thành chiến lược gia, người đứng phía sau những cuộc chiến trên chiến trường.
Có thể nói, từ những chi tiết được đưa ra, Gia Cát Lượng thực sự là một vị tướng văn võ song toàn, mang trong người không chỉ khả năng tiên tri mà còn có trình độ võ công khiến người khác phải nể phục.
Quốc Tiệp (dịch)