Tâm sự cay đắng của thầy giáo 18 năm làm giáo viên hợp đồng

Tâm sự cay đắng của thầy giáo 18 năm làm giáo viên hợp đồng

Hà Công Luân
Thứ 5, 30/08/2018 | 19:00
0
Trải qua 18 năm trong nghề, với bao nỗi khổ cực nhưng thầy Hoàng Anh Thái - giáo viên trường tiểu học Nghĩa Phúc 1 (Nghĩa Phúc, Tân Kỳ, Nghệ An) vẫn không thể vào được biên chế.

Đúng một năm về trước, tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nêu ý tưởng “bỏ biên chế đối với giáo viên”. Ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ chính những giáo viên cũng như dư luận xã hội. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định chưa có chủ trương bỏ biên chế giáo viên. Tuy nhiên, ngày 24/5, bên lề hội thảo góp ý dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi), ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội lại đề nghị cần có lộ trình bỏ biên chế vĩnh viễn đối với cán bộ quản lý giáo viên trường công lập.

Những người đã vào biên chế còn gặp phải muôn vàn khó khăn, thì những gian nan, vất vả của giáo viên hợp đồng còn lớn hơn. Suốt bao năm nay, nỗi khổ của họ ai cũng thấu, vậy mà cuộc sống của giáo viên hợp đồng vẫn bấp bênh. Mặc dù, không ít giáo viên hợp đồng chuyên môn tốt, có cống hiến không nhỏ cho việc nâng cao và đổi mới giáo dục.

Giáo dục - Tâm sự cay đắng của thầy giáo 18 năm làm giáo viên hợp đồng

Thầy Hoàng Anh Thái - giáo viên trường tiểu học Nghĩa Phúc 1 (Nghĩa Phúc, Tân Kỳ, Nghệ An).

Đó là những câu chuyện có thật và cũng chẳng hề hiếm hoi. Chia sẻ về quãng thời gian đầy vất vả, cực nhọc trong 18 năm liên tiếp làm giáo viên hợp đồng. Thầy Hoàng Anh Thái - giáo viên trường tiểu học Nghĩa Phúc 1 (Nghĩa Phúc, Tân Kỳ, Nghệ An) cho hay: “Tôi ra trường năm 2002, cũng chạy vạy đủ đường, nhờ vả đủ mối quan hệ thì bắt đầu được ký hợp đồng với huyện Tân Kỳ sau quãng thời gian 4 năm huyện không triển khai hợp đồng. Ngày đó, với cơ chế của một giáo viên hợp đồng, số tiền lương tôi nhận được là 250 nghìn đồng/tháng. Cho đến những năm sau thì tăng dần lên 350 nghìn/tháng, 500 nghìn đồng và đến những năm gần đây thì được 1,5 triệu đồng.

Vợ tôi là một nông dân chính gốc. Với vai trò trụ cột gia đình hưởng mức lương giáo viên hợp đồng tôi không thể nào mà lo cho vợ con được. Vì thế, ngoài giờ lên lớp, tôi đi làm thêm như trồng rừng, làm ruộng và xin đi làm thợ xây. Cứ công việc gì chân chính mà kiếm được tiền là làm”.

Chia sẻ thêm về những đắng cay của giáo viên hợp đồng, thầy Hoàng Anh Thái ngậm ngùi: “Cũng kể từ đó, năm nào tôi cũng thấp thỏm chờ được gia hạn hợp đồng mỗi khi hợp đồng sắp hết hạn. Đến năm 2005, sau thời gian cống hiến và “chạy vạy” tôi bắt đầu được đóng bảo hiểm nhưng sau chưa đầy 2 năm thì bị chấm dứt việc đóng bảo hiểm”.

Khốn khổ hơn nữa, tới năm 2008, UBND huyện Tân Kỳ chấm dứt hợp đồng với tất cả giáo viên trong huyện. Từ đây mỗi giáo viên phải tự tìm trường để xin ký hợp đồng cho bản thân mình. Cứ thế năm này qua năm khác hai từ "hợp đồng” là nỗi ám ảnh của giáo viên chứ đừng nói đến hai từ cao sang là “biên chế”.

“Bản thân tôi, luôn luôn phải tỏ ra thân thiện, được lòng các lãnh đạo để không bị gây khó khăn mỗi khi hợp đồng sắp hết hạn, mặc dù gần 20 năm công tác, chuyên môn cũng chẳng thua kém ai. Ở huyện Tân Kỳ ngoài tôi còn có những giáo viên 21 năm sống đời giáo viên hợp đồng. Cứ từ hợp đồng dài hạn cho xuống ngắn hạn và rồi “hết hạn” trong nghề luôn. Không chỉ có tôi, nhiều giáo viên có trên 20 năm hợp đồng nay cũng lại đang có nguy cơ rơi vào cảnh thất nghiệp. Giờ đây, họ chỉ mong được ký tiếp hợp đồng, một số khác không đợi được ký hợp đồng đã phải chuyển nghề”, thầy giáo Thái nói.

“Cơ cực quá nhiều khi cũng muốn chấm dứt “duyên nợ” với nghề nhưng rồi tiếc vì năm nào cũng là giáo viên giỏi của trường, 4 năm là giáo viên giỏi huyện, sáng kiến cũng bậc 3 huyện. Vả lại, tôi vẫn đam mê với việc đứng trên bục giảng, cầm phấn trắng và giảng bài. Vì thế nên lúc nào tôi cũng sống và làm việc trong cảnh đợi chờ biên chế nhưng đợi chờ mãi mà chỉ thấy... mất hút”, thầy Hoàng Anh Thái trải lòng.

Làm rõ vụ giáo viên dạy lái ô tô tông chết người sau khi ăn tối

Thứ 5, 30/08/2018 | 09:39
Sau khi ăn tối với học viên, trên đường lái xe về trường, một giáo viên dạy lái ô tô thuộc trường cao đẳng GTVT Huế đã xảy ra va chạm với một xe gắn máy khiến một người tử vong.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đường lên Điện Biên

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:03
Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ: “56 năm ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơn vắt – Máu trộn bùn non – Gan không núng - Chí không mòn…”

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.