Tận dụng lợi thế thị trường 100 triệu dân khi phát triển nông sản Tây Nguyên

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Chủ nhật, 20/11/2022 13:38

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNN, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng, là bệ đỡ giúp ổn định kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh của vùng Tây Nguyên.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, thời gian qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản vùng Tây Nguyên luôn cao hơn trung bình cả nước (năm 2021, của vùng là 4,3%, toàn quốc khoảng 2,85%).

Giai đoạn đến năm 2030, mục tiêu đặt ra là phấn đấu đưa Tây Nguyên trở thành trung tâm sản xuất và chế biến sâu một số nông sản chủ lực như: Cà phê, hồ tiêu, cao su, trái cây, rau hoa, cá nước lạnh... có sức cạnh tranh cao trong nước và trên thế giới; bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch nông thôn.

Tại hội nghị Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị sáng 20/11, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng, là bệ đỡ giúp ổn định kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh của vùng Tây Nguyên. Do đó, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao năng suất, chất lượng.

“Cần quan tâm đến phát triển nông đặc sản trên cơ sở lợi thế so sánh về khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển sản xuất, chế biến nông sản gắn với thị trường, tăng cường chế biến sâu, chuyển đổi số... tạo động lực cho nông nghiệp vùng Tây Nguyên vươn lên tầm cao mới”, Thứ trưởng nói.

Kinh tế vĩ mô - Tận dụng lợi thế thị trường 100 triệu dân khi phát triển nông sản Tây Nguyên

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị (Ảnh: VGP).

Về thị trường tiêu thụ, Thứ trưởng cho biết đối với thị trường trong nước hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản, gắn với chỉ dẫn địa lý; quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tận dụng tối đa lợi thế sân nhà của thị trường rất lớn trong nước với quy mô gần 100 triệu dân.

Đối với thị trường xuất khẩu, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu; hướng tới các sản phẩm nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch với sản lượng lớn, chất lượng cao, có thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Về tổ chức sản xuất, cần tiếp tục có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm nông sản; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trồng, vùng nuôi; thúc đẩy liên kết sản xuất, hình thành các chuỗi nông sản chủ lực từ nuôi trồng đến tiêu thụ. Tiếp tục hỗ trợ các địa phương, cá nhân, đơn vị xây dựng, công nhận các sản phẩm OCOP.

Kinh tế vĩ mô - Tận dụng lợi thế thị trường 100 triệu dân khi phát triển nông sản Tây Nguyên (Hình 2).

Phát triển nông nghiệp vùng Tây Nguyên với các mặt hàng nông sản chủ đạo.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh đến nhiệm vụ nghiên cứu chọn tạo và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi chủ lực có năng suất, chất lượng cao, rải vụ thu hoạch; chống chịu sâu bệnh, dịch bệnh; thích ứng với biến đổi khí hậu...

Tăng cường ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới, đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản; thực hiện công nghệ tưới tiết kiệm nước. Nghiên cứu sản xuất, cải tiến các thiết bị, máy chế biến nông sản phục vụ sản xuất và chế biến sâu.

Về đầu tư, ngân sách Nhà nước tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tại các vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và các công trình hạ tầng thiết yếu khác; đầu tư kinh phí để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng; ưu tiên những khu vực trọng yếu, nhạy cảm về môi trường…

Cùng đó, cần tiếp tục mở rộng hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế nhằm tháo gỡ rào cản thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản vùng Tây Nguyên; tăng cường hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình thâm canh, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông sản.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và 5 tỉnh vùng Tây Nguyên triển khai hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ, nhằm thực hiện đạt mục tiêu chiến lược của ngành nông nghiệp.

Đó là “nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại - nông dân văn minh”; phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh và tuần hoàn, hiệu quả, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

Xem thêm:

Đưa vùng Tây Nguyên phát triển “xanh - hài hòa - bền vững”

Cần 156.000 tỷ đồng để đầu tư đường bộ cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.