Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm và đất rừng

Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm và đất rừng

Thứ 5, 30/11/2017 | 15:51
0
UBND Quảng Ngãi có công văn chỉ đạo các sở ngành, địa phương liên quan tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh và đất rừng.
Kết nối- Chính sách - Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm và đất rừng

Nhiều diện tích diện tích đất chưa được rà soát để giao hết cho người dân gây lãng phí rất lớn trong sử dụng đất rừng

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện khẩn tr​ương thực hiện hoàn thành các Phương án giao rừng, cho thuê rừng theo kế hoạch được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; tiếp tục rà soát thực hiện hoàn thành nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 7437/UBND-NNTN ngày 21/12/2016 và Công văn số 2849/UBND-NNTN ngày 16/5/2017; Định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Đồng thời yêu cầu các phòng, ban, đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp với các ban Quản lý rừng phòng hộ rà soát lại những diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân chồng lấn với diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ trên địa bàn quản lý, để có biện pháp xử lý phù hợp với quy định pháp luật; Tiếp tục rà soát diện tích rừng tự nhiên sau kết quả kiểm kê rừng (phòng hộ, sản xuất và ngoài quy hoạch 3 loại rừng) để xây dựng Phương án giao rừng mới (đối với các huyện chưa xây dựng phương án), trình phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định; Phối hợp với ban Quản lý rừng phòng hộ khẩn trương tổ chức bàn giao diện tích đất, rừng chuyển đổi từ phòng hộ sang sản xuất và ngoài 3 loại rừng cho UBND huyện quản lý theo Quyết định 871/QĐ-UBND ngày 23/4/2007, Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 và Quyết định số 2277/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức rà soát toàn bộ các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến việc giao rừng, cho thuê rừng trong năm 2016, năm 2017; kịp thời tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc theo thẩm quyền để thực hiện hoàn thành nội dung giao rừng, cho thuê rừng và Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn. Định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện; Chỉ đạo các ban Quản lý rừng phòng hộ thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chủ động giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong việc chồng lấn diện tích đất rừng phòng hộ với diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân, các vướng mắc trong việc lấn, chiếm, xâm hại rừng trái phép theo thẩm quyền.

Sở TN&MT tiếp tục rà soát, thực hiện hoàn thành nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 7437/UBND-NNTN ngày 21/12/2016, Công văn số 5870/UBND-NC ngày 25/9/2017 và Công văn số 5431/UBND-NNTN ngày 05/9/2017. Định kỳ hàng Quý báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Kết nối- Chính sách - Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm và đất rừng (Hình 2).

Thực trạng công tác giao đất, giao rừng ở Quảng Ngãi còn ì ạch kéo dài nhiều năm nay

Theo báo cáo của ban Dân tộc HĐND tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2006 - 2016, tỉnh đã giao và cấp sổ quyền sử dụng đất với diện tích 14.253 ha đất rừng, đất lâm nghiệp cho 104 cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trong đó: rừng tự nhiên 13.583 ha, rừng trồng 345 ha, đất chưa có rừng 324 ha.

Đối với việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình dân tộc thiểu số, tỉnh đã giao và cấp sổ quyền sử dụng đất với diện tích 83.953 ha cho 52.621 hộ. Trong đó, đất có rừng: 3.990 ha (rừng tự nhiên: 2.423 ha; rừng trồng: 1.567 ha).

Việc giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất còn chậm và chưa hoàn thành Trong đó, một số diện tích đất chưa được rà soát để giao hết cho người dân gây lãng phí rất lớn trong sử dụng đất rừng. Người dân không có đất canh tác, trong khi đất rừng sau khi thu hồi lại bỏ hoang. Nhiều diện tích đất đã giao cho các ban quản lý rừng cơ sở và UBND các xã quản lý, nhưng chưa được quản lý chặt chẽ. Doanh nghiệp được giao rừng và đất rừng với diện tích lớn trên địa bàn tỉnh sử dụng không hiệu quả.

Về phía người dân, do cuộc sống còn nhiều khó khăn, kiến thức kinh tế và kỹ thuật sản xuất còn hạn chế nên hiệu quả sử dụng đất của nhiều người dân chưa cao… Tình trạng người dân lấn chiếm, xâm chiếm đất đã giao cho các tổ chức và chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, lấy đất sản xuất diễn ra khá phổ biến, nhưng chính quyền và cơ quan chức năng chưa có những biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, hiệu quả.

Theo Lan Anh (Báo Tài nguyên & Môi trường)

Cần quản lý chặt đất nông lâm trường quốc doanh

Thứ 2, 23/10/2017 | 06:56
Đã hơn 10 năm kể từ khi bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 28/NQ-TW nhằm đổi mới nông lâm trường quốc doanh song việc quản lý sử dụng đất và tài nguyên rừng còn bất cập.

Nghệ An: Phối hợp tăng hiệu quả thu hồi đất nông lâm trường

Thứ 3, 26/09/2017 | 06:00
Để tăng hiệu quả thu hồi đất nông lâm trường, sở TN&MT Nghệ An thực hiện việc rà soát, thẩm định để thu hồi đất.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.