Tăng đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh bùng phát mùa mưa lũ

Tăng đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh bùng phát mùa mưa lũ

Thứ 2, 13/08/2018 | 11:26
0
Hiện nay với tình trạng lũ lụt ngày càng nghiêm trọng, công việc khắc phục hậu quả lũ lụt ngày càng nan giải đối với nhân dân và chính phủ đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh thường gặp. Sau mưa lũ vô số vi sinh vật từ đất, bụi, chất thải… hòa vào dòng nước là nguy cơ mầm mống tạo ra dịch bệnh với con người đặc biệt trẻ nhỏ có sức đề kháng kém.
Cần biết - Tăng đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh bùng phát mùa mưa lũ

Rác thải hòa vào dòng nước tạo ra nhiều dịch bệnh nghiêm trọng

Các dich bệnh thường gặp sau mưa lũ

1. Bệnh đường ruột

Bệnh đường ruột hay gặp nhất là tiêu chảy, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do vi khuẩn tả. Ở những vùng, miền xảy ra lũ lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bên cạnh đó là bệnh tiêu chảy gây ra do virus, thường gặp nhất trong mùa mưa, lũ lụt là Rotavirus.

Ở trẻ em, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus là rất lớn và khả năng lây lan cũng mạnh, nhất là dùng nước để ăn, uống không hợp vệ sinh sau mưa, lũ lụt.

Khi bị nhiễm Rotavirus sẽ bị sốt, buồn nôn và ói mửa dữ dội. Sau 24 đến 48 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy phân lỏng toàn nước, không có máu. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến hơn 20 lần/ngày. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần. Vì vậy khi bị tiêu chảy do Rotavirus cần chú ý dùng các dung dịch bù nước bằng đường uống càng sớm càng tốt để ngừa mất nước.

2. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mùa mưa. 

Cần biết - Tăng đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh bùng phát mùa mưa lũ (Hình 2).

Sau mưa lũ hãy dùng nước muối sinh lý để rửa mắt thường xuyên cho trẻ

3. Bệnh sốt vàng da

Bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) sau mưa, lũ, lụt do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước.

Trong và sau mưa, lũ, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể và gây bệnh.

4. Nấm chân

Nấm thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt. Nấm chân là loại bệnh dễ mắc phải vào mùa mưa đặc biệt khi đi giày tất thường xuyên. Thêm vào đó, việc giữ bàn chân khô thoáng trong mùa mưa bão không phải là dễ. Khi gặp mưa, giày dép ẩm ướt, tất bẩn và ẩm là điều kiện cho vi khuẩn gây nấm xâm nhập cơ thể.

5. Bệnh sốt xuất huyết

Sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh sau bão lũ. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người.

Giải pháp giúp phòng dịch bệnh cho trẻ mùa mưa bão

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để phòng bệnh dịch hiệu quả cho trẻ nhỏ, việc cần làm trước tiên của các bậc cha mẹ là tăng đề kháng cho con.

Hệ miễn dịch hay sức đề kháng là rào chắn bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Do đó, để đối phó với dịch bệnh hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các dịch bệnh nguy hiểm như uốn ván, lao, viêm não Nhật Bản, sởi… theo chương trình tiêm chủng quốc gia, các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cho con bằng cách thực hiện 3 sạch - ăn uống sạch, ở sạch, đồ chơi sạch…

Bên cạnh đó, phụ huynh cần hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh; diệt muỗi và tránh để trẻ bị muỗi đốt; nên cho trẻ ngủ đúng và đủ giờ; nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu sinh tố như cam, xoài, lê , đu đủ, cà rốt, bí đỏ, súp lơ, cà chua, các loại đậu… Kết hợp với thịt, cá, trứng… sẽ bổ sung thêm các vitamin A, E, B9, B6, B12, kẽm, selen… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, ngoài các biện pháp trên, biện pháp hữu hiệu, an toàn và kinh tế hơn cả để hạn chế việc trẻ ốm, đặc biệt là đối với trẻ trong vùng có dịch phải nhập viện thì các bậc cha mẹ nên chủ động bổ sung các vi chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ.

Hiện nay, việc bổ sung các vi chất tăng cường miễn dịch cho trẻ thông qua các loại cốm vi sinh như NutriBaby plus đang được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt khuyên dùng. Đây được đánh giá là giải pháp hữu hiệu để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.

Với dây chuyền công nghệ hiện đại cùng nguồn nguyên liệu chuẩn hóa Châu Âu NutriBaby plus không chỉ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch mà NutriBaby plus còn bổ sung thêm lysine, Thymomodulin… giúp phục hồi khả năng miễn dịch của cơ thể giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và phục hồi nhah sau ốm. 

Cần biết - Tăng đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh bùng phát mùa mưa lũ (Hình 3).

Cốm NutriBaby plus nâng cao hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả và phục hồi nhanh sau ốm

Hiện nay các loại dịch bệnh nêu trên lại đang có xu hướng xảy trong cùng một thời điểm nên với những trẻ có sức đề kháng kém hoặc trẻ không được chăm sóc đúng cách và đủ chất dinh dưỡng sẽ có nguy cơ cùng lúc bị lây nhiễm chéo hoặc mắc hết bệnh này đến bệnh kia. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên mẹ tự tin phòng dịch bệnh cho con mùa lũ giúp trẻ chủ động phòng chống tác nhân gây dịch bệnh.

Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn,trẻ kém hấp thu haysức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

 Bố mẹ có thể tham khảođiểm bán tại đây: 

https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

https://www.facebook.com/nutribabyplus/

Thu Loan

Mẹ thông thái với bí kíp tăng cường sức đề kháng cho trẻ mỗi ngày

Thứ 6, 06/07/2018 | 12:00
Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn non yếu cộng với thời tiết biến đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy các mẹ hãy học cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ mỗi ngày của mẹ thông thái để chăm sóc con thật tốt, giúp con khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Thymomodulin có giúp điều hòa miễn dịch, tăng cường sức đề kháng ở trẻ nhỏ và người lớn?

Thứ 2, 18/06/2018 | 14:45
Thymomodulin có bản chất là các protein có hoạt tính sinh học cao được tinh chế từ hormon tuyến ức (Thymus extract) của con bê non bằng kỹ thuật sinh học hiện đại.
     
Nổi bật trong ngày

Rau dại mọc từ cây đầy gai nhọn, giá 30 triệu/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:25
Việc thu hoạch loại rau dại này gặp không ít khó khăn vì nếu hái không cẩn thận có thể dễ dàng bị gai đâm chảy máu.

Võ sĩ MMA dùng tay không để bắt cá sấu hung dữ trên đường phố

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:57
Một võ sĩ MMA ở Florida, Mỹ đã dùng tay không để khuất phục một con cá sấu dài khoảng 2,5m đang bò dọc đường phố ở Northside, vào ngày 21/4 vừa qua.

Tin tức Đời sống 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi là kho "thuốc bổ" nhưng nhiều người bỏ qua

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi, là kho DHA nhưng nhiều người bỏ qua; Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng....

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Vừa ăn thịt xiên vừa chơi đùa, bé gái 3 tuổi gặp tai nạn nguy hiểm

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:00
Cháu bé 3 tuổi ở Thái Nguyên bị ngã, không may bị một que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi, liền được gia đình đưa gấp đến bệnh viện cấp cứu.