Tăng giá điện: Vì sao thông báo hôm trước, hôm sau tăng ngay?

Tăng giá điện: Vì sao thông báo hôm trước, hôm sau tăng ngay?

Nguyễn Hoàng Yến
Chủ nhật, 03/12/2017 | 18:40
4
"Tăng giá điện có phải là biện pháp không thể đừng? Cơ sở thực tế nào buộc phải tăng giá điện? Nếu buộc phải tăng thì tăng thời điểm nào là hợp lý?", TS. Ngô Trí Long đặt câu hỏi.

Hôm nay là ngày thứ 3 áp dụng biểu giá bán lẻ điện mới với mức 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh). Dư luận vẫn chưa hết ngỡ ngàng bởi vì thông báo của nhà đèn phát ra hôm 30/11 thì thời điểm áp dụng là ngay hôm sau: 01/12.

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu thị trường giá cả (bộ Tài chính) nêu quan điểm: Ngành điện là ngành quan trọng, nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng cao nên khi ngành này gặp khó khăn thì Nhà nước và nhân dân cần phải chia sẻ. Tuy nhiên, việc tăng giá điện có hợp lý hay không phải xét trên nhiều góc độ.

Tiêu dùng & Dư luận - Tăng giá điện: Vì sao thông báo hôm trước, hôm sau tăng ngay?

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng còn nhiều vấn đề cần bàn xung quanh việc tăng giá điện.

Đây là ngành độc quyền, Nhà nước căn cứ vào thị trường để định giá bán, do đó cần làm rõ hoạt động kinh doanh thế nào, lỗ hay lãi, nếu lỗ thì lý do vì sao? Nếu tăng giá điện vì lý do thị trường như yếu tố đầu vào tăng giá, biến động tỷ giá,... thì người dân chấp nhận, còn lý do là quản lý kém, hoạt động không hiệu quả thì không được.  

Lý lẽ mà ngành điện đưa ra là do giá thành hiện nay cao hơn giá bán, theo ông Long là còn nhiều vấn đề phải bàn. Cụ thể giá thành 1.665 đồng/kW/h, trong khi giá bán là 1.622 đồng, như vậy so sánh giá bán và giá thành là lỗ. Nhưng ngành điện phải xem xét giá thành đã hợp lý hay chưa? Năng suất lao động đã hợp lý chưa?

“Sản lượng điện thương phẩm bán ra là 29.000 MW, nhưng lực lượng lao động lên tới 110.000 người thì quá lớn, năng suất lao động quá thấp, khiến chi phí tăng lên. Đây là vấn đề ngành điện cần xem xét” - ông Long phân tích.

Vấn đề thứ 2 theo ông Long, hiện nay tỷ lệ tổn thất điện năng ở các nước 4 đến 5% đã là nhiều trong khi ở ta là 7,57%, vậy tại sao không có giải pháp để giảm tổn thất điện năng xuống nhằm tiết giảm chi phí?

Cơ cấu ngành điện hiện nay khá phong phú, gồm nhiệt điện, thủy điện, điện dầu, điện tái tạo, trong đó thủy điện chiếm tỉ trọng tương đối lớn. Năm nay thủy văn rất tốt, thủy điện lại có giá thành thấp, vậy tại sao vẫn lỗ?

Ngành điện cần tự xem xét lại vấn đề quản lý, kinh doanh của chính mình. Tất cả những điều trên chính là bản chất của vấn đề.

Tiêu dùng & Dư luận - Tăng giá điện: Vì sao thông báo hôm trước, hôm sau tăng ngay? (Hình 2).

Giá điện tăng dần đều từ năm 2009 đến nay

Ngành điện cũng đưa ra lý do giá điện mình bán ra thấp hơn khu vực nên phải tăng là cũng không có lý, vì giá bán của ta EVN chỉ mới so đầu ra nhưng chưa so đầu vào. Hay nói lý do ba năm rồi không tăng cũng là không xác đáng. Nếu kinh doanh ổn định thì 5 năm cũng không cần tăng.

Nói về thời điểm tăng giá điện, theo TS Ngô Trí Long có mấy vấn đề phải bàn: Các đợt trước mỗi lần tăng ngành điện đều có thông báo và đưa ra các phương án xin ý kiến công luận và ý kiến của các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội đặc biệt là của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam. Đây là 1 vấn đề nhạy cảm. Tại sao lần này lại tăng 1 cách bất ngờ: Thông báo hôm 30/11 thì 1/12 tăng ngay.

" Lẽ nào một ngành độc quyền lại không cần các ý kiến đóng góp? Trong khi điện năng là ngành có ảnh hưởng đến toàn bộ người dân và các ngành sản xuất dịch vụ", ông Long đặt câu hỏi.

Theo tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong năm 2016 tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện là 266.104 tỷ đồng, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2016 là 1.665,29 đồng/kWh. Tuy nhiên, doanh thu bán điện năm 2016 là 265.510 tỷ đồng, tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.661,57 đồng/kWh. Như vậy, riêng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 lỗ gần 600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do có thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác liên quan đến điện là 3.251 tỷ đồng, giúp cho EVN lãi 2.658 tỷ đồng. Đặc biệt, khoản chênh lệch tỉ giá chưa được phân bổ tính đến cuối năm 2016 vẫn lên tới trên 9.500 tỷ đồng.

Lãnh đạo EVN cho biết khoản lỗ tỉ giá sẽ được phân bổ dần dần nhằm giảm bớt áp lực tăng giá điện.

Theo tính toán của EVN, việc tăng giá điện lần này sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng là 0,1% và tăng trưởng GDP là 0,166% trong năm 2018. Giá điện tăng 6,08% sẽ tác động làm cho nhóm kinh doanh dịch vụ tăng 5,4%, nhóm khách hàng hành chính sự nghiệp bị tăng 4,97%. Với khách hàng sinh hoạt, mức tăng giá điện ảnh hưởng không đáng kể.

Tăng giá điện theo thang bậc cũ liệu có hợp lý?

Thứ 7, 02/12/2017 | 14:30
Đó là câu hỏi được dư luận đặc biệt quan tâm sau khi giá điện sinh hoạt được điều chỉnh từ ngày 1/12 mà biểu giá 6 bậc cũ vẫn được áp dụng.

Bán điện lãi 2.600 tỷ một năm, tại sao EVN vẫn tăng giá điện?

Thứ 6, 01/12/2017 | 21:02
Thứ trưởng bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, từ tháng 3/2015 đến nay, nghĩa là 2 năm 9 tháng, giá điện không có sự điều chỉnh, trong khi đầu vào của những thứ làm ra điện tăng rất nhiều, đặc biệt là than và nhiều yếu tố khác.

Từ ngày mai (1/12) giá điện chính thức tăng lên 1.720,65 đồng/kWh

Thứ 5, 30/11/2017 | 19:56
Theo tin từ bộ Công Thương, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh với mức mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh). Thời điểm điểu chỉnh là từ 1/12/2017.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Xác minh nhiều trang sức nghi giả thương hiệu nổi tiếng

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:19
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng.

Tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, nỗ lực “hạ nhiệt” giá vé máy bay

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:15
Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay, trong đó có nhiều chuyến bay đêm giá thành thấp hơn để phục vụ người dân.

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng mạnh

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:08
Tính riêng 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến.

Giá xăng tăng, RON 95 chính thức vượt 25.000 đồng/lít

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:28
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (17/4).

Hội nghị tăng cường kết nối, giao thương khu vực Tây Nguyên và Ấn Độ

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:18
Sáng 17/4, tại tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Hội nghị doanh nghiệp và đầu tư Ấn Độ và các tỉnh Tây Nguyên nhằm tăng cường kết nối hợp tác, giao thương trên các lĩnh vực.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Thanh Hóa: Xác minh nhiều trang sức nghi giả thương hiệu nổi tiếng

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:19
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.