Tăng tính chủ động trong hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tăng tính chủ động trong hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 4, 16/02/2022 20:00

Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Chiều 16/2, tiếp tục Phiên họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc xem xét dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi).

Tiêu điểm - Tăng tính chủ động trong hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp (Ảnh: Quochoi.vn).

Trình bày dự thảo Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, việc sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2015 nhằm hoàn thiện quy định về quy trình, thủ tục thực hiện thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cải tiến quy trình, cách thức tổ chức phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; kịp thời xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trên cơ sở nghiên cứu, rà soát và đề xuất, kiến nghị của các cơ quan hữu quan, Văn phòng Quốc hội nhận thấy cần sửa đổi, bổ sung khoảng 49/74 điều trong Quy chế năm 2015. Nội dung phần lớn là cập nhật, sửa đổi, bổ sung một số vấn đề, quy trình, thủ tục để bảo đảm khắc phục việc thiếu quy định xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra; phù hợp với tình hình triển khai các hoạt động trong thực tế và thống nhất với các quy định tại một số luật mới ban hành.

Tiêu điểm - Tăng tính chủ động trong hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Hình 2).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường (Ảnh: Quochoi.vn)

Trình bày ý kiến thẩm tra tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo tinh thần trong các văn kiện của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, góp phần tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát huy dân chủ, tăng tính chủ động, chuyên nghiệp trong hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định mới của các luật, nghị quyết có liên quan; khắc phục những bất cập phát sinh trong thực tiễn.

Tán thành với 3 nhóm quan điểm chỉ đạo việc sửa đổi Quy chế như đã được nêu trong Tờ trình của Văn phòng Quốc hội; đồng thời đề nghị nhấn mạnh việc sửa đổi Quy chế lần này cần tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong bối cảnh đổi mới chung của hệ thống chính trị, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Quốc hội điện tử, thích ứng linh hoạt, hiệu quả trong những hoàn cảnh đặc biệt, trước các diễn biến phức tạp chưa có tiền lệ như đại dịch Covid-19…

Ủy ban Pháp luật nhận thấy, Ban soạn thảo đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, rà soát và đã dự kiến sửa đổi, cập nhật, bổ sung nhiều quy trình, thủ tục, phương thức xử lý công việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Pháp luật đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bám sát các quan điểm chỉ đạo sửa đổi Quy chế, rà soát kỹ các văn kiện, nghị quyết của Đảng, quy định có liên quan trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổng kết, đánh giá toàn diện phương thức tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Trên cơ sở đó, đối chiếu với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tình hình mới để xác định rõ những những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, bảo đảm bao quát đầy đủ, toàn diện các thẩm quyền, nhiệm vụ, nội dung hoạt động, gắn với từng hình thức làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và khả thi; đồng thời khắc phục những bất cập, vướng mắc trong thực tế.

Bên cạnh đó, để vừa bảo đảm tính khái quát nhưng vẫn thể hiện được tính cụ thể, rõ ràng, không bỏ sót nội dung hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời tránh trùng lặp về quy trình, thủ tục tương tự, Ủy ban Pháp luật đề nghị Văn phòng Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, thể hiện các quy định của Quy chế theo hướng quy định cho từng nhóm nhiệm vụ có nội dung, quy trình, thủ tục tương tự nhau, điều chỉnh cả trường hợp xem xét tại phiên họp cũng như thực hiện theo các hình thức hoạt động khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời bảo đảm nguyên tắc đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề làm cơ sở, định hướng cho việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Quy chế.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.